Binh sĩ Việt Nam sẽ được huấn luyện tại Mỹ?
Không chỉ tập huấn và giúp gỡ bom mìn tại Nha Trang, rất có thể trong tương lai, binh sĩ Việt Nam sẽ được mời sang Mỹ huấn luyện chung.
Theo thông tin từ Hải quân Mỹ, từ ngày 3/6, binh sĩ Mỹ đã phối hợp với phía Việt Nam thực hiện khóa huấn luyện gỡ bom mìn tại Nha Trang. Khóa đào tạo thợ lặn Hải quân Việt Nam nằm trong chương trình tập huấn khắc phục bom mìn dưới nước giữa Việt Nam và Mỹ.
Để thực hiện chương trình này, Đơn vị tháo gỡ vật liệu nổ lưu động số 5 của Hải quân Mỹ đã đến và phối hợp với Việt Nam. Nói về ý nghĩa của chương trình này, một đại diện của Hải quân Mỹ cho biết, qua chương trình này, phía Mỹ giúp nâng cao kỹ năng lặn rà phá, tháo gỡ bom mìn dưới nước của các thợ lặn của Hải quân Việt Nam.
Binh sĩ Việt Nam có thể sẽ được huấn luyện chung tại Mỹ.
Ngoài ra, thông qua chương trình này, các sĩ quan Việt Nam được phía Mỹ huấn luyện sử dụng các thiết bị hiện đại như robot thăm dò hình ảnh dưới nước, buồng giảm áp cho thợ lặn, sơ cứu y tế, kiểm tra tâm lý, lắp ráp xuồng cao su, cùng các kỹ năng lặn dưới nước tại Nha Trang.
Không chỉ huấn luyện giúp những thợ lặn Việt Nam tăng kỹ năng gỡ bom mìn, theo Trung tướng lục quân Mỹ Stephen Lanza, việc Tổng thống Obama thúc đẩy quan hệ hợp tác quân sự với Việt Nam có thể dẫn tới các cuộc diễn tập, huấn luyện chung trên bộ giữa 2 nước.
Ông Lanza cho hay, khả năng Mỹ huấn luyện chung với Việt Nam “còn tùy vào các lãnh đạo cấp cao” nhưng “tôi cho rằng lực lượng của chúng tôi sẵn sàng, về cả chiến dịch và chiến thuật, để huấn luyện với bất cứ lực lượng nào có cơ hội cộng tác với quân đội Mỹ”.
Video đang HOT
Ông Lanza nói về công tác mở rộng đang được tiến hành đối với chương trình Sáng kiến “Các tuyến đường Thái Bình Dương” (Pacific Pathways) của Lục quân Mỹ, trong đó họ điều động các đơn vị đến khu vực này để huấn luyện cùng với lục quân các nước đối tác.
Sắp tới, Mỹ sẽ có một chương trình mới “reverse Pacific Pathways” (tạm dịch là “Ngược dòng Thái Bình Dương”). Theo đó, từ tháng 7 – tháng 9/2016, binh sĩ từ các nước Singapore, Nhật Bản và Canada sẽ đến Mỹ để huấn luyện cùng với lực lượng nước sở tại ở Hawaii, bang Washington và Alaska.
Khi được hỏi liệu có vai trò tương tự nào dành cho Việt Nam trong tương lai hay không, ông Lanza trả lời: “Xin nói rõ là những gì tôi phát biểu không thể hiện quan điểm của Quân đội. Chúng tôi sẵn sàng tham gia huấn luyện theo yêu cầu với các nước muốn huấn luyện cùng quân đội Mỹ. Do đó, nếu có cơ hội, chúng tôi sẽ tham gia huấn luyện tùy theo công việc và nhiệm vụ đã được giao”.
Tờ Dod Buzz đánh giá, khả năng liên kết huấn luyện với Việt Nam phù hợp với hướng đi của Tổng thống Obama trong chuyến thăm tới Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước. Đây là một phần trong chiến lược tái cân bằng của lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ngọc Hòa (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Binh sĩ Quân đội Trung Quốc thiệt mạng ở Mali
Dù không tham gia vào bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào nhưng Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc vẫn luôn đối mặt với tử thần mỗi ngày.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin cho hay, thi thể của Shen Liangliang một binh sĩ Trung Quốc thuộc Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc (UN) bị giết tại Mali đã được chuyển về Bamako thủ đô của quốc gia Tây Phi này sau hơn 10 ngày kể từ khi vụ tấn công xảy ra.
Dựa trên thông tin ban đầu có được thì một nhóm binh sĩ Trung Quốc thuộc UN bị các tay súng cực đoan Mali tấn công tại vùng Gao phía đông bắc Mali vào cuối tháng trước khiến 1 người chết, 1 người bị thương nặng và 2 người bị chấn thương nhẹ.
Thi thể của Shen Liangliang được đại diện UN tại Mali bàn giao cho Quân đội Trung Quốc vào hôm 7/6 tại một sân bay Bamako.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên các binh sĩ của UN bị tấn công tại Mali trong năm nay, trước đó cũng đã có một binh sĩ Pháp và hai lính Mali cũng đã thiệt trong các đợt tấn công của các tay súng cực đoạn.
Hiện tại Trung Quốc đóng góp cho UN khoảng hơn 3.000 binh sĩ và hoạt động chủ yếu tại các quốc gia Châu Phi nơi xung đột luôn xảy ra giữa quân chính phủ và các tay súng cực đoan.
Trong khi đó nhiệm vụ của UN chỉ là giám sát lệnh ngừng bắn và hỗ trợ nhân đạo cho dân thường, bên cạnh đó các binh sĩ UN cũng không được phép nổ súng trước.
Với quân số 90.900 binh sĩ cùng ngân sách 8.6 tỷ USD mỗi năm nhưng chừng đó chưa bao giờ là đủ để UN có thể hoàn thành tốt vai trò gìn giữ hòa bình thế giới của mình. Thậm chí các thủ tục hành chính rắc rối khiến hoạt động của lực lượng này ngày càng trở nên mờ nhạt hơn.
Trong ảnh là một binh sĩ Trung Quốc tham gia UN được Liên Hợp Quốc trao tặng huân chương cho những đóng góp của mình cho nền hòa bình tại Châu Phi.
Theo_Kiến Thức
Khốc liệt cuộc chiến giành lại thành phố Sirte từ tay IS Binh sĩ chính phủ thống nhất Libya và các lực lượng khác đang giao tranh ác liệt với nhóm phiến quân IS tại thành phố Sirte. Binh sĩ chính phủ thống nhất Libya cùng các lực lượng khác đang giao tranh ác liệt với phiến quân IS tại Sirte nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố này từ tay nhóm khủng bố....