Bình rượu sâm Ngọc Linh 200 triệu đồng
Các củ sâm hơn 10 năm tuổi kết với nhau dài gần một mét, ngâm trong bình rượu được ra giá 200 triệu đồng.
Nằm trong lễ hội sâm núi Ngọc Linh lần 1 năm 2017, hội chợ sâm Ngọc Linh quy tụ hàng chục gian hàng bán sản phẩm dược liệu tại sân vận động huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Nhiều du khách đến tham quan, mua sắm.
Nhiều người chú ý đến bình rượu sâm Ngọc Linh cao gần một mét, được phát giá 200 triệu đồng.
Theo chủ nhân, sản phẩm này được kết gần 10 củ sâm Ngọc Linh, trọng lượng khoảng 2 kg. Mỗi củ sâm có tuổi đời trên chục năm, thuộc hàng quý hiếm. “Mỗi lần di chuyển bình cần 3 người bê”, người này nói.
Video đang HOT
Mỗi hũ rượu sâm có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Giá trị của bình rượu được tính theo năm tuổi và trọng lượng của củ sâm.
Sâm Ngọc Linh trồng mọc trên đỉnh núi cùng tên thuộc tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Loại một củ nặng 1,6 lạng đang rao bán hơn 19 triệu đồng.
Hiện sâm tự nhiên đã cạn kiệt, người dân Xê Đăng gieo trồng dưới tán rừng cổ thụ. Sau 4 năm trồng bắt đầu khai thác, giá rẻ nhất 40 triệu đồng một kg.
Củ sâm hơn 4 lạng có 6 nhánh, trên 10 năm tuổi được mua với giá 120 triệu đồng.
Sâm Ngọc Linh không chỉ đắt đỏ phần củ mà lá cũng có giá trị cao. “Mỗi năm đến kỳ cây &’ngủ đông’, người dân cắt lá bán giá 4,5 triệu đồng một kg, còn lá khô trên 20 triệu đồng một kg”, anh Hồ Văn Thiết, một hộ trồng sâm cho biết.
Dược sĩ Đào Kim Long, người tìm ra sâm Ngọc Linh có mặt tại hội chợ. Năm 1973, ông được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đi tìm và nghiên cứu các loại thuốc quý để chữa bệnh cho bộ đội. Sau hàng năm trời cuốc bộ dọc dãy Trường Sơn, dược sĩ Long tìm ra loài cây mà người dân Xê Đăng dùng để trị bách bệnh. Ông đặt tên cho loài cây là sâm Ngọc Linh, từ đó cây dược liệu quý này được biết đến rộng rãi.
Đắc Thành
Theo VNE
Sâm Ngọc Linh được công nhận là sản phẩm quốc gia
Sâm Ngọc Linh sống trên ngọn núi cao nhất miền Trung Việt Nam, thuộc Kon Tum và Quảng Nam, đã trở thành sản phẩm quốc gia.
Thủ tướng vừa phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 2017, thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Tôm nước lợ, cà phê Việt Nam chất lượng cao và sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) là các sản phẩm được bổ sung.
Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng một số cơ chế ưu đãi đặc thù cho từng sản phẩm.
Sâm Ngọc Linh trồng trên đỉnh núi cao nhất miền Trung. Ảnh: Đắc Thành
Sâm Ngọc Linh được người dân Xê Đăng sống dưới ngọn núi cao nhất miền Trung dùng để chữa bệnh, gọi đó là "thuốc giấu". Những năm chiến tranh, người dân thường dùng "thuốc giấu" trị vết thương, sốt rét... cho bộ đội.
Loài cây được biết đến rộng rãi vào năm 1973, khi dược sĩ Đào Kim Long được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đi tìm và nghiên cứu các loại thuốc quý để chữa bệnh cho bộ đội. Sau hàng năm trời cuốc bộ dọc dãy Trường Sơn, dược sĩ Long tìm ra loài cây mà người dân Xê Đăng vẫn dùng trị nhiều bệnh. Ông Long đặt tên cây là sâm Ngọc Linh.
Tháng 9/2015, Chính phủ phê duyệt đề án quốc gia về phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030 với mục tiêu mở rộng vùng trồng sâm ra 7 xã của huyện Nam Trà My (Quảng Nam) với tổng diện tích 30.000 hecta, mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách khoảng 1.500 tỷ, còn lại huy động vốn xã hội hóa.
Nằm trong chuỗi hoạt động của Festival di sản Quảng Nam lần thứ 6 năm 2017, lễ hội sâm núi Ngọc Linh với chủ đề "Huyền thoại Ngọc Linh" sẽ diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13/6 tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My.
Đắc Thành
Theo VNE
Cường quốc nông sản mà chỉ có lèo tèo vài thương hiệu? "Xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia không chỉ dừng lại ở quyền lợi của doanh nghiệp hay nông dân, mà đây còn là quyền lợi và cạnh tranh riêng cho nông sản Việt và là vấn đề chiến lược không chỉ phải giải quyết trong thời gian ngắn hạn mà mang tính dài hạn" - ông Trần Văn Khởi - quyền...