Bình Phước: Trồng ổi bán sang Ý, Ả Rập, nhà nông kiếm bộn tiền
Anh Trần Trung Kiên ấp Ruộng 3, xã Quang Minh, huyện Chơn Thành ( tỉnh Bình Phước) phá vườn cao su trồng ổi cung ứng cho đối tác xuất khẩu qua thị trường Ý, Ả Rập mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Từ một thanh niên đi làm thuê cho Công ty ổi Đài Loan, sau 8 năm, anh Trần Trung Kiên tích lũy vốn mua được 1,5 ha đất tại ấp Ruộng 3, xã Quang Minh, huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) đầu tư trồng cao su. Khi cây cao su cho khai thác cũng là lúc giá “vàng trắng” lao dốc không phanh.
3 năm trước, anh Kiên phải cưa hạ vườn cao su bước vào năm thứ 7 để tái đầu tư trồng ổi Đài Loan. Ngày anh cưa hạ vườn cao su, người dân xung quanh ai cũng nói anh Kiên là “thằng điên”.
Từng trái ổi của nhà nông Trần Trung Kiên được bao bọc và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nông nghiệp sạch (ảnh lớn). Sản phẩm ổi của nhà nông Trần Trung Kiên được đóng gói theo mẫu mã bao bì của đối tác để xuất khẩu (ảnh nhỏ).
Thế nhưng sau 3 năm đầu tư trồng ổi Đài Loan, 1,5 ha của anh hiện cho thu nhập ổn định bình quân 160 triệu đồng mỗi năm. “Với giá mủ cao su như hiện nay, mỗi hécta ổi có thể cho thu nhập bằng 3 ha cao su. Tuy nhiên, cứ 3 người trồng ổi thì 2 người thất bại” – nhà nông Trần Trung Kiên cho hay.
Video đang HOT
Sau khi cưa hạ cao su, nguồn thu từ việc bán thân gỗ chỉ đủ tái đầu tư cho phần khoan hố và cây giống. Để có vốn đầu tư giếng khoan và hệ thống tưới tự động cho vườn ổi, anh Kiên phải vay Ngân hàng Chính sách xã hội 62 triệu đồng.
Theo anh Kiên, mật độ tốt nhất cho mỗi hécta ổi được thiết kế hàng cách hàng, cây cách cây 5m. Với cách trồng như thế, mỗi hécta sẽ trồng được 500 cây.
Thị trường giá ổi giống Đài Loan trong những năm qua ổn định ở mức 15-18 ngàn đồng/kg. Với giá cả và năng suất của vườn ổi như thế, mỗi hécta ổi sẽ cho thu nhập thấp nhất cũng được 112,5 triệu đồng/năm. 80% sản lượng ổi của gia đình anh Kiên bán cho Công ty Kiến Vàng ở thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp xuất khẩu sang thị trường Ý và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Những thời điểm hút hàng, anh Kiên phải thu mua ổi ở các nhà vườn thuộc xã Quang Minh mới đủ lượng hàng cho đối tác.
Theo nhà nông Trần Trung Kiên, điều quan trọng nhất để trồng ổi thành công là thị trường đầu ra cho loại cây trồng này. Muốn có đầu ra ổn định và xuất khẩu không còn cách nào khác là quy trình chăm sóc phải đảm bảo sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm.
“Mỗi lô hàng của tôi trước khi nhập vào công ty phải trải qua công đoạn lấy mẫu kiểm tra dư lượng tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật rất nghiêm ngặt. Chỉ cần một lần không đạt chuẩn là sẽ mất uy tín dẫn đến mất đối tác làm ăn. Đó cũng là một trong những lý do hàng đầu để trả lời cho câu hỏi tại sao nhiều nhà vườn trồng ổi nhưng rất ít người thành công”, anh Kiên cho hay.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Minh Trần Văn Đăng cho biết: Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã hiện có gần 1.700 ha, trong đó diện tích cây cao su 1.473 ha, 227 ha còn lại là các loại cây trồng khác như hồ tiêu, điều, ổi, chôm chôm, lúa… Trồng ổi trên địa bàn xã hiện chỉ có 7 hộ với tổng diện tích chưa tới 5 ha.
“Tất cả hộ trồng ổi trên địa bàn xã Quang Minh đều là những công nhân đã trải qua thời gian chăm sóc trang trại ổi cho Công ty ổi Đài Loan trên địa bàn xã. Không chỉ tích lũy được kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, họ còn có cơ hội để giao thương tìm đầu ra cho cây ổi của mình. Nhờ sự năng động mà hầu hết các nông hộ trồng ổi trên địa bàn xã Quang Minh khá thành công…”, ồn Trần Văn Đăng.
Theo Đông Kiểm (Báo Bình Phước)
Nước ngầm nhiễm mặn, vựa rau sạch lớn Đà Nẵng chết khô
Giữa cao điểm thiếu nước sạch trên địa bàn TP Đà Nẵng, vựa rau La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ khi 80% đất sản xuất đã nhiễm mặn khiến hoa màu chết khô.
Nằm ở bãi bồi sông Cẩm Lệ với diện tích gần 13 ha, vựa rau La Hường được xem là vùng chuyên canh rau sạch theo chuẩn VietGAP lớn nhất tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, những cánh đồng rau sạch xanh ngút ngàn đã dần không còn nữa. Người dân cho biết khoảng từ tháng 3-2019, nước tưới tiêu tại đây bắt đầu nhiễm mặn và phèn dẫn đến hoa màu dần chết khô. Hiện chỉ còn vài hộ canh tác, cố gắng cầm cự bằng cách khoan thêm giếng, lắng bể để lấy nước bề mặt nhằm giảm phèn...
Nông dân vẫn cố gắng cứu 20% diện tích đất chưa bị nhiễm mặn còn lại của vườn rau sạch La Hường
Thời gian qua, thương hiệu rau sạch La Hường chiếm lĩnh thị trường Đà Nẵng và mở rộng ra các chuỗi hệ thống siêu thị ở Quảng Nam. Đa phần diện tích đất ở La Hường được nông dân canh tác, trồng mùng tơi, rau cải, bí đao, khổ qua, rau muống... Chính nguồn phù sa từ sông Cẩm Lệ mỗi khi lũ về đem lại nguồn dinh dưỡng cho cây rau phát triển.
Bình quân mỗi ngày vùng rau này cung cấp ra thị trường gần 1 tấn rau củ quả sạch, đạt chất lượng cao. Bà Hứa Thị Thùy Phương, Chủ tịch Hội Nông dân quận Cẩm Lệ, cho biết để khôi phục lại 80% diện tích hoa màu bị bỏ hoang sau khi hết đợt nhiễm mặn, Hội Nông dân quận đề xuất Hội Nông dân TP và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng hỗ trợ cung cấp cho 156 hộ trồng rau tại đây các loại giống mới.
Tin-ảnh: Q.Luật
Theo Nguoilaodong
Phục tài ông Chiến: Trồng 3ha bưởi da xanh thuần chủng lời 2 tỷ/năm Ông Lê Quang Chiến, ngụ ấp 3, xã Tân Hưng, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) là một trong những gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Bàu giai đoạn 2017-2019. Mỗi năm, vườn bưởi da xanh của ông Chiến mang về lợi nhuận gần 2 tỷ đồng. Những năm đầu trồng bưởi ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự...