Bình Phước tiến hành chống dịch chủ động
Tính đến chiều 23/7/2021, tỉnh Bình Phước đã ghi nhận 129 ca nhiễm COVID-19. Số ca mắc COVID-19 ở địa phương này xuất hiện ở 10/11 huyện, thị, thành phố.
Trong đó, số ca nhiễm nhiều nhất là ở huyện Chơn Thành.
Không được để dịch lan rộng
BS Quách Ái Đức, Giám đốc Sở Y tế Bình Phước cho biết, trong 3 đợt dịch trước, tỉnh không ghi nhận ca mắc.
Từ ngày 30/6/2021, làn sóng COVID-19 đã “gõ cửa” Bình Phước, khi ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở huyện Chơn Thành.
Hiện nay, mỗi ngày Bình Phước ghi nhận trung bình ghi 5-6 ca nhiễm/ngày. Ngày nhiều nhất ghi nhận 17 ca nhiễm.
Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế Bình Phước
Số ca nhiễm COVID-19 của Bình Phước đều được theo dõi, điều trị tại các TTYT, chỉ có một số ca có mắc bệnh lý nền đang được điều trị ở BVĐK tỉnh.
Về năng lực xét nghiệm, hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước có 2 máy xét nghiệm COVID-19. hoạt động công suất tối đa 24/24 giờ là 2.000 mẫu đơn/ngày; 8 nhân viên làm xét nghiệm PCR. Hiện CDC đang đào tạo thêm 4 nhân viên để đáp ứng nhiệm vụ khi xin trang bị thêm 1 máy RT-PCR được đáp ứng.
Video đang HOT
Mới đây, trong buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Y tế, BS Quách Ái Đức đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ cho tỉnh công tác đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực; bổ sung thêm trang thiết bị, phương tiện, máy móc, nhất là máy X-quang, máy thở, máy lọc máu; hỗ trợ hướng dẫn công nghệ thông tin để tích hợp, theo dõi dữ liệu liên quan đến diễn biến của F1, F2.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Bình Phước. Ảnh: Xuân Hiệp
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và số ca mắc tăng nhanh tại các tỉnh, thành phía Nam, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng lưu ý ngành y tế Bình Phước cần điều chỉnh kế hoạch phòng chống dịch phù hợp.
Trong đó, chú trọng nhu cầu đào tạo, tập huấn, bổ sung phương tiện, trang thiết bị, máy móc phục vụ xét nghiệm, điều trị, cách ly. xây dựng các phương án, kịch bản thành lập bệnh viện dã chiến có quy mô tương xứng. Từ đó, làm tiền đề để công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh luôn trong tầm kiểm soát, không để bị động, bất ngờ và lan rộng.
Ngăn chặn dịch tràn vào khu công nghiệp
Tỉnh Bình Phước hiện có 5 KCN và 1 cụm công nghiệp, số công nhân hiện có 67.000. Công tác phòng chống dịch tại KCN và cụm công nghiệp đang được ngành y tế Bình Phước đặc biệt quan tâm.
Tỉnh Bình Phước tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho ít nhất 20% công nhân đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh.
BS Phạm Văn Sáu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước cho biết, xét nghiệm COVID-19 nhanh, độ bao phủ càng rộng, sẽ càng sàng lọc hiệu quả, phát hiện sớm các ca bệnh nếu mắc phải, góp phần kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu kép của tỉnh.
Nhân viên y tế đến từng công ty thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân
Ngành y tế phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh còn tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống dịch tại các KCN. Qua đánh giá cho thấy, hầu hết các KCN cơ bản đáp ứng nguyên tắc phòng chống dịch.
Theo đó, tất cả doanh nghiệp có lao động người nước ngoài trên 30 người và có lao động trong nước trên 1.000 người, đều đã được Ban quản lý Khu kinh tế rà soát, đánh giá công tác phòng chống dịch; đồng thời yêu cầu thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 ngay tại công ty.
Các doanh nghiệp cũng cam kết với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, trong quá trình hoạt động phải đảm bảo an toàn và tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch.
“Nếu có doanh nghiệp nào không tuân thủ và đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch, chúng tôi sẽ có văn bản đề nghị UBND tỉnh ra quyết định tạm dừng hoạt động đối với doanh nghiệp.” – BS Phạm Văn Sáu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Phước thông tin.
Ngành y tế Bình Phước đã phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tổ chức cho doanh nghiệp đăng ký lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân. Căn cứ vào danh sách được lập, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chia các đội đến từng doanh nghiệp lấy mẫu, tránh tập trung đông người ở các cơ sở y tế.
BS Quách Đức Ái, Giám đốc Sở Y tế Bình Phước cho biết, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước rất quan tâm và coi trọng công tác phòng chống dịch COVID-19 hiện nay. “Lãnh đạo tỉnh sát sao, là điểm tựa giúp chúng tôi yên tâm chống dịch”, BS Ái nói.
Ông Đỗ Trường Duy, Phó Cục trưởng Cục YTDP, Bộ Y tế đề nghị y tế Bình Phước chuẩn bị thêm các giường dã chiến dự phòng cho các tình huống xấu. Xét nghiệm sàng lọc phải chú ý các địa bàn giáp ranh, đặc biệt lưu ý địa bàn giáp ranh với tỉnh Bình Dương. Bình Phước có nhiều bà con dân tộc sinh sống cần phải quan tâm đến đời sống của nhân dân song song với công tác chống dịch.
Cấm xe khách đường dài dừng đón trả khách dọc đường ở Ninh Bình
Bắt đầu từ ngày 23/7, tỉnh Ninh Bình tạm dừng xe khách đi Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Tỉnh này cũng cấm xe khách đường dài dừng đón trả khách trên địa bàn.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Sở GTVT Ninh Bình đã có văn bản thông báo tạm dừng hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh từ Ninh Bình đi, đến thành phố Hà Nội, tỉnh Đắk Nông, tỉnh Gia Lai và ngược lại bắt đầu từ 0h ngày 23/7.
Sở GTVT cũng quyết định tiếp tục tạm dừng hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh, gồm xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi từ Ninh Bình đi, đến 27 tỉnh/thành phố: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Phú Yên, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Đồng Tháp, Bắc Giang, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tây Ninh và ngược lại.
Chốt kiểm soát dịch Covid-19 tỉnh Ninh Bình thực hiện kiểm tra xe khách, kiểm tra y tế các hành khách qua địa bàn.
Dừng toàn bộ hoạt động chở khách, xe hợp đồng từ Ninh Bình đi các tỉnh có ca nhiễm và ngược lại. Cấm các xe khách đường dài dừng đón, trả khách dọc đường tại Ninh Bình. Đối với lái xe đến giao hàng hóa, vận chuyển tại Ninh Bình phải xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Các trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ, xe chở bệnh nhân, người hết hạn cách ly, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, xe vận chuyển phục vụ phòng, chống dịch được phép hoạt động phải thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Sở GTVT Ninh Bình yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện nghiêm việc tạm dừng các hoạt động vận chuyển hành khách đi, đến các tỉnh, thành phố trên và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định để lây lan dịch trong cộng đồng.
Sở GTVT sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Giá tiêu hôm nay 22/7: Thế giới ổn định, thấp nhất 71.000đ/kg; dự báo giá tiêu tăng, nguồn cung khan hiếm Tính đến 0h15 ngày 22/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 42.000 Rupee/tạ, tiếp tục giữ nguyên so với phiên trước đó. Giá tiêu hôm nay 22/7: Thế giới ổn định, thấp nhất 71.000đ/kg. (Nguồn: Shuterstock) Cập nhật giá tiêu thế giới Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15...