Bình Phước: Phát hiện 3 vụ kinh doanh thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
Liên tiếp 3 vụ kinh doanh thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bình Phước phát hiện, xử lý.
Ngày 22.2, thông tin từ Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 (khu vực Đồng Xoài – Đồng Phú, Bình Phước) cho biết, đơn vị này đã hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với ông Phạm Thanh Hiếu, chủ cơ sở Hưng Thịnh (ấp 3, xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài) về hành vi kinh doanh thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Trước đó, ngày 20.2, đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 1 kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh thực phẩm Hưng Thịnh. Lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang bày bán 23 thùng đựng thực phẩm đông lạnh, gồm xương ống heo, chân giò heo, gà và chân gà với tổng trọng lượng 248 kg. Toàn bộ số hàng hóa trên có bao bì nhưng không có nhãn mác chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Video đang HOT
Lực lượng QLTT phát hiện hàng trăm kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh H.G
Trước đó, vào các ngày 13.2 và 17.2, qua kiểm tra đột xuất, Đội QLTT số 1 phát hiện 2 trường hợp kinh doanh thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, gồm Chi nhánh Công ty TNHH MTV thực phẩm Liên Vương (ấp 3, xã Tân Thành) do ông Đỗ Xuân Vương làm chủ và cơ sở Đồng Đại Phát (KP.Xuân Bình, P.Tân Bình) do ông Lê Văn Đồng làm chủ.
Lực lượng QLTT phát hiện 2 cơ sở này đang bày bán 290 kg sườn heo, chân giò heo, chân gà, cánh gà, đùi gà, chả cá, thịt ốc bươu… không rõ nguồn gốc. Khai báo với lực lượng kiểm tra, đại diện hai cơ sở kinh doanh này cho biết các loại hàng hóa trên được mua trôi nổi trên thị trường.
Toàn bộ số thực phẩm nói trên bị lực lượng QLTT tịch thu, buộc chủ cơ sở kinh doanh tiêu hủy theo quy định. Lực lượng chức năng cũng đã xử phạt chủ cơ sở vi phạm kinh doanh hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định tại Nghị định 98/2020 của Chính phủ.
Chưa nhận hàng đã vội chuyển khoản, người phụ nữ 'than trời' vì mất gần 140 triệu đồng
Mua thực phẩm đông lạnh từ một người lạ trên Zalo, người phụ nữ ở Thanh Hóa tin tưởng và chuyển khoản trước gần 140 triệu đồng, tuy nhiên, sau đó thì không nhận được hàng.
Ngày 11/2, tin từ Công an TP Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận vụ việc một người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Cụ thể, vào ngày 3/2, chị N.T.H. (26 tuổi, trú xã Hoằng Quang, TP Thanh Hoá) đã kết bạn và nhắn tin thỏa thuận mua bán hàng hóa với tài khoản Zalo có tên 'Thực phẩm đông lạnh'.
Sau khi thống nhất giá mua bán qua điện thoại, sáng ngày 4/2, chị H. đã chuyển 139,5 triệu đồng vào tài khoản BIDV số 36810000363xxx mang tên 'Dương Minh Hà' do đối phương gửi yêu cầu để đặt mua hàng.
Tuy nhiên, sau đó, chị H. không nhận được hàng như đã thoả thuận, không được trả lại tiền và cũng không liên hệ được với số Zalo trên.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
2 người phụ nữ có hàng trăm đồ chơi tình dục 2 người phụ nữ đã mua gần 200 sản phẩm "đồ chơi tình dục" không rõ nguồn gốc nhằm bán lại cho các đầu mối khác để kiếm lời Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Bắc Giang) vừa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục quản lý thị...