Bình Phước: DN mất hơn 1 tỉ đồng/năm phí BOT cho 60km đường
Nhiều doanh nghiệp mỗi năm phải mất hơn 1 tỉ đồng để trả phí khi đi qua các trạm thu phí BOT tại Bình Phước khiến họ gặp nhiều khó khăn.
Ngày 4-4, tỉnh Bình Phước đã tổ chức buổi đối thoại giữa lãnh đạo một số sở ngành, các tổ chức, doanh nghiệp với nội dung liên quan đến thực hiện các dự án BOT trên địa bàn tỉnh này.
Nhiều doanh nghiệp phản ánh tuyến đường tỉnh lộ 741 qua tỉnh Bình Phước có quá nhiều trạm thu phí. Ảnh: M.N
Oằn mình cõng thêm nhiều khoản phí
Tại buổi đối thoại, ông Võ Quang Thuận, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ khẳng định các trạm thu phí BOT từ địa bàn tỉnh Bình Phước đi TPHCM và ngược lại tồn tại nhiều bất cập. Các phương tiện vận tải nói chung và các doanh nghiệp có nhu cầu về vận chuyển hàng hóa đang phải oằn mình cõng thêm nhiều khoản phí. Với quãng đường trên dưới 60km nhưng có đến 3 trạm thu phí. Trong khi quy định khoảng cách giữa các trạm là 70km. Không chỉ vậy, tuyến đường đặt trạm thu phí tỉnh lộ 741 còn bị hư hỏng trầm trọng, đường có nhiều ổ voi, ổ gà.
Doanh nghiệp của ông, mỗi năm phải mất hơn 1 tỉ đồng để trả phí khi đi qua các trạm thu phí khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.
Ông Thuận kiến nghị cần có giải pháp làm sao để giảm các trạm BOT, thực tế nếu giảm thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên, chỉ số cạnh tranh của tỉnh tăng lên. “Nếu tỉnh không chủ trương giảm nhẹ chi phí đầu ra cũng như đầu vào cho doanh nghiệp tới Bình Phước để đầu tư, tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong kêu gọi đầu tư”, ông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đại diện các công ty BOT cho rằng, không phải ngẫu nhiên các công ty thu phí đưa ra mức giá và thời gian thu, điều này đã được tính toán trên cơ sở kỹ càng để công ty thu hồi vốn trong quá trình đầu tư. Nếu dự án đã có lời và thu vượt dự toán ban đầu, các công ty đều có phương án mở rộng dự án.
Có 6 trạm BOT trên 1 tuyến đường là chưa đúng thực tế?
Trả lời tại buổi đối thoại, đại diện Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước cho biết, việc Hiệp hội các doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ phản ánh tuyến đường tỉnh lộ 741 có 6 trạm thu phí là chưa đúng thực tế khai thác, sử dụng.
Cũng theo đại diện Sở này, quy định trạm trên tuyến đường tỉnh dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học, đảm bảo tính khả thi, tính thực tế của dự án và UBND tỉnh cũng đã báo cáo HĐND tỉnh thông qua theo quy định. Sản phẩm dịch vụ đường bộ cũng được lãnh đạo và nhà đầu tư hết sức quan tâm, thường xuyên kiểm tra, xử lý đảm bảo êm thuận và phục vụ tốt nhu cầu vận tải, lưu thông của các phương tiện.
Đại diện Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước cũng khẳng định, hiện nay, việc triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cấp đường xá đã góp phần phát triển kinh tế- xã hội, hạn chế ô nhiễm, ùn tắc giao thông. Các dự án BOT đầu tư, xây dựng, mở rộng đường khi đưa vào khai thác đã giúp tiết kiệm chi phí vận hành khai thác, tiết kiệm thời gian đi lại.
Đại bộ phận người dân tham gia giao thông bằng phương xe mô tô và xe thô sơ được sử dụng công trình chất lương tốt mà không mất phí. Giảm thiểu tối đa tình hình mất an toàn giao thông, khắc phục hiệu quả trong công tác xử lý điểm đen mà đây cũng chính là nỗi lo, vấn đề băn khoăn của toàn xã hội.
Trước đó, đã có nhiều phản ánh từ các doanh nghiệp về hiện tượng mật độ trạm thu phí BOT dày đặc trên 2 tuyến đường huyết mạch ngang qua tỉnh Bình Phước là quốc lộ 13 và tỉnh lộ 741. Đặc biệt, trên tuyến tỉnh lộ 741 từ thị xã Phước Long về TPHCM, dài khoảng 150km, nhưng có tới… 6 trạm thu phí.
Cụ thể: Bù Nho – Đồng Xoài (48km), Đồng Xoài – Tân Lập (29km), Tân Lập – Bố Lá (30km), Bố Lá – Suối Giữa (58km) và Suối Giữa – Lái Thiêu (17,2km).
Theo TBKTSG Online
Thủ tướng chỉ đạo công khai, minh bạch trong các dự án BOT
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động rà soát các dự án BOT, có phương án xử lý phù hợp, công khai, minh bạch nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thời gian vừa qua.
Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận (GTVT) tải đã chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó có BOT. Nhờ đó, hệ thống hạ tầng giao thông đã có sự phát triển tích cực, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới.
Bộ GTVT cũng đã tích cực rà soát, có phương án xử lý một số bất cập tại các trạm thu phí (về vị trí đặt trạm, mức giá và phương án miễn giảm giá dịch vụ đối với người dân và doanh nghiệp khu vực lân cận các trạm thu phí...).
Bộ cũng chủ động dừng hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư đối với 13 dự án BOT trên đường độc đạo hoặc cải tạo nâng cấp trên tuyến đường hiện hữu không phù hợp với Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phối hợp với Bộ Công an và UBND các địa phương khắc phục cơ bản được tình trạng phức tạp ở nhiều trạm thu phí BOT, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại, bất cập cần tập trung xử lý như chưa có giải pháp tổng thể để giải quyết triệt để các bất cập tại các trạm BOT, chưa có phương án giải quyết dứt điểm các kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan đến vị trí đặt trạm; chưa có phương án quản lý chặt chẽ hoạt động thu phí, nhất là việc xác định lưu lượng xe trên đường còn mang tính cơ học, số liệu thống kê chủ yếu dựa vào báo cáo của nhà đầu tư BOT.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý tồn tại, bất cập trong các dự án BOT. (Ảnh: Zing)
Một số dự án BOT xuống cấp nhưng chưa được nhà đầu tư duy tu, bảo dưỡng nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; còn một số dự án chưa được kiểm toán, chậm thanh quyết toán, làm căn cứ để tính giá phí và thời gian thu phí phù hợp, cũng như phục vụ cho công tác kiểm toán.
Còn có một số đơn vị, địa phương chưa xử lý nghiêm những đối tượng gây rối, phá hoại tài sản tại các trạm thu phí, nhất là các trạm: Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), Tân Đệ (tỉnh Thái Bình), Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định); do đó, cần phải có phương án thuyết phục để triển khai hoạt động thu phí, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như lợi ích của người dân và nhà nước.
Chính vì vậy, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan chủ động rà soát các dự án BOT, có phương án xử lý phù hợp, công khai, minh bạch nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thời gian vừa qua, trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, nhà đầu tư.
Cụ thể, đối với các dự án đã hoàn thành xây dựng nhưng chưa được thu phí hoặc chỉ thu phí một phần (Dự án Quốc lộ 1 tuyến tránh thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; Dự án Quốc lộ 10 đoạn La Uyên - Tân Đệ, tỉnh Thái Bình; Dự án Quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới; Dự án Quốc lộ 21B Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT và các Bộ, ngành, địa phương liên quan thống nhất, có giải pháp thuyết phục để thực hiện thu phí, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội (lợi ích của nhà nước, người dân và nhà đầu tư), giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, tuyệt đối không để kẻ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến chủ trương huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của đất nước.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chỉ đạo Bộ GTVT và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc đối với các dự án nêu trên, hoàn thành trước ngày 20/11/2018; trong đó cần lưu ý các nguyên tắc trên.
Đối với các dự án có sự sụt giảm doanh thu so với phương án tài chính ban đầu, Thủ tướng yêu cầu phải đánh giá kỹ, toàn diện các nguyên nhân, từ đó nêu rõ các giải pháp phù hợp, khả thi. Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xem xét kỹ từng trường hợp, thống nhất giải pháp, báo cáo Thủ tướng.
Đối với các dự án tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự (bao gồm 6 dự án trên Quốc lộ 1: Tuyến tránh thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; tuyến tránh thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng; tuyến tránh thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai; tuyến tránh thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; tuyến tránh thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), Thủ tướng giao Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo xử lý các vướng mắc đối với các dự án này, không để xảy ra mất an toàn giao thông và an ninh trật tự.
Thủ tướng cũng yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm đối với những đối tượng quấy phá tại các trạm thu phí; đồng thời chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải yêu cầu nhà đầu tư nghiêm túc khắc phục các bất cập của mình để lấy lại niềm tin cho nhân dân cũng như không làm ảnh hưởng đến chủ trương thu hút đầu tư theo hình thức BOT.
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
Thủ tướng: Giải quyết đến nơi đến chốn tồn tại, vướng mắc ở các trạm BOT Thủ tướng nhấn mạnh cần phải lắng nghe xử lý, giải quyết đến nơi đến chốn những tồn tại, vướng mắc đối với các trạm BOT, không để xảy ra vụ việc gây bức xúc xã hội.Ngày 8/11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp, nghe báo cáo về việc rà soát các dự...