Bình Phước, Bình Thuận hỗ trợ người lao động khó khăn do dịch COVID-19
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền vừa ký ban hành công văn hỏa tốc về việc hỗ trợ công dân Bình Phước gặp khó khăn do dịch COVID-19 đang ở lại TP Hồ Chí Minh, hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Tỉnh Bình Phước kéo dài thời gian cách ly xã hội Chỉ thị 16 thêm 7 ngày kể từ 0 giờ ngày 2/8 để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh minh họa: K gửi H/TTXVN
* Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, lập danh sách công dân của tỉnh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật đang bám trụ ở TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương do chấp hành việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, những người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật đang ở tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai sẽ được UBND tỉnh Bình Phước hỗ trợ 1 lần với mức 1 triệu đồng/người, thông qua dịch vụ chuyển tiền bưu điện.
Trên cơ sở số lượng tổng hợp từ cấp cơ sở và nguồn kinh phí địa phương, giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính tỉnh Bình Phước tham mưu hỗ trợ cụ thể đối với những lao động bị mất việc làm, không có thu nhập, không có nguồn tài chính dự trữ và sinh viên thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không đủ nguồn cung cấp trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian giãn cách.
Video đang HOT
Tỉnh Bình Phước là một trong 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đến sáng 6/8, trên địa bàn Bình Phước đã ghi nhận 249 ca mắc COVID-19 tại tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố.
* Sáng 6/8, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận đã gửi thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy đến Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cùng các huyện, thị, thành trong tỉnh về việc hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chi hỗ trợ cho hộ nghèo trong toàn tỉnh và người cao tuổi nghèo không có người phụng dưỡng do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý từ nguồn Quỹ Phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh quản lý. Cụ thể, địa phương sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ nghèo và 1 triệu đồng/người cao tuổi nghèo không người phụng dưỡng; khẩn trương hoàn thành việc hỗ trợ cho các đối tượng nêu trên trước ngày 15/8/2021.
Theo thống kê của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tỉnh Bình Thuận có khoảng 4.363 hộ nghèo và khoảng 310 người cao tuổi nghèo không có người phụng dưỡng do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý. Dự kiến, tổng số tiền hỗ trợ cho hộ nghèo và người cao tuổi nghèo không người phụng dưỡng là khoảng 4,6 tỷ đồng.
Trước đó trong tháng 7/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, kết quả rà soát cho thấy, tỉnh hiện có trên 72.000 người thuộc đối tượng được hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 68.
Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế, tính đến 7 giờ ngày 6/8, tỉnh có 987 trường hợp mắc COVID-19; thị xã La Gi có số ca mắc nhiều nhất với 833 ca mắc. Tỉnh Bình Thuận đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại thành phố Phan Thiết và thị xã La Gi; các huyện còn lại áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.
Bình Phước: Kiểm soát chặt các hoạt động xuất nhập cảnh trên tuyến biên giới
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 bên nước bạn Campuchia, UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành văn bản chỉ đạo khẩn tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
Bình Phước đang bố trí 62 chốt trực dọc tuyến biên giới giáp với Campuchia. Ảnh: TL
Văn bản của UBND tỉnh Bình Phước nêu rõ, yêu cầu cấp thiết hiện nay là tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh trên tuyến biên giới, xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép.
Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đơn vị, địa phương hạn chế các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết; trường hợp tổ chức, phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn; đặc biệt, phải tuân thủ đeo khẩu trang, sát khuẩn... theo đúng quy định.
UBND tỉnh Bình Phước cũng yêu cầu hạn chế tối đa tác động bất lợi đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục nâng cao cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh; thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra với phương châm "phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình.
Các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, các sự kiện có tập trung đông người và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện biện pháp phòng, chống dịch, cập nhật kết quả tự đánh giá trên hệ thống bản đồ chống dịch. Các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về phòng, chống dịch sẽ bị xử lý nghiêm.
TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Tháp hỗ trợ người nghèo, lao động khó khăn Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết vừa đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố về việc hỗ trợ lao động tự do (đợt 2) và hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động nghèo gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Liên đoàn Lao động quận Gò Vấp trao quà...