Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine ch.ỉ tríc.h Thủ tướng Đức
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Mark Rutte đã lên tiếng về việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ch.ỉ tríc.h Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và ông Mark Rutte tại cuộc họp báo chung ở Kiev, Ukraine, ngày 11/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng tin DPA (Đức) ngày 23/12 dẫn lời ông Mark Rutte cho rằng những ch.ỉ tríc.h đó là phi lý. Tổng thư ký NATO chia sẻ: “Tôi thường nhắc nhở Tổng thống Zelensky nên ngừng ch.ỉ tríc.h Thủ tướng Olaf Scholz. Tôi cho rằng việc này không công bằng”.
Trong cuộc họp báo chung với nhà lãnh đạo Đức tại Kiev vào đầu tháng 12, Tổng thống Zelensky bày tỏ lo ngại về cuộc điện đàm trước đó của ông Scholz với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin.
Ông Zelensky nêu rõ: “Tôi cho rằng sau cuộc trò chuyện đầu tiên, sẽ có cuộc thứ hai, thứ ba, thứ năm bởi mọi nguyên thủ quốc gia đều muốn dẫn đầu. Theo tôi, điều này sẽ không giúp củng cố Ukraine”. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky cũng nhấn mạnh rằng Kiev có nhiều điểm chung với Berlin hơn những khác biệt có thể chia rẽ họ.
Video đang HOT
Vào ngày 15/11, Thủ tướng Scholz đã điện đàm với nhà lãnh đạo Nga Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz trông gần 2 năm qua. Trong cuộc điện đàm kéo dài 1 tiếng, ông Putin khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán để giải quyết xung đột ở Ukraine, dựa trên các đề xuất đã được Bộ Ngoại giao Nga công bố vào tháng 6.
Điện Kremlin say đó cũng hé lộ về nội dung cuộc điện đàm này: “Liên quan đến triển vọng giải quyết xung đột bằng chính trị và ngoại giao, Tổng thống Nga lưu ý rằng Moskva chưa bao giờ từ chối và vẫn sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán đã bị chính quyền Kiev làm gián đoạn”.
Vào đầu tháng 12, khi bình luận về cuộc điện đàm này, Thủ tướng Scholz cho biết mặc dù việc Tổng thống Putin từ chối thay đổi lập trường về xung đột Ukraine là “gây thất vọng”, nhưng bản thân ông vẫn sẵn sàng nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga một lần nữa.
Mặc dù Berlin là đồng minh quan trọng của Kiev kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát, nhưng Đức vẫn chần chừ chưa cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine. Điều này khiến Kiev thất vọng.
Trong một diễn biến khác, ngày 22/12, Tổng thống Zelensky khẳng định việc Ukraine gia nhập NATO là “khả thi”, nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực. Về phần mình, NATO cho biết Ukraine sẽ gia nhập một ngày nào đó, nhưng chưa ấn định thời gian hay đưa ra lời mời.
Thuỵ Điển tuyên bố không có kế hoạch đào tạo binh sĩ cho Kiev trên lãnh thổ Ukraine
Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố Stockholm không có kế hoạch đào tạo binh sĩ Ukraine "trên đất Ukraine", các cuộc thảo luận về việc điều quân NATO tới hỗ trợ Kiev là không đúng thời điểm.
Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom phát biểu tại cuộc họp báo ở Stockholm, Thụy Điển, vào ngày 24/1/ 2023. Ảnh: Văn phòng Chính phủ Thụy Điển/Tân Hoa xã
"Về bình luận đào tạo binh sĩ Ukraine trên đất Ukraine của Pháp, Thụy Điển không thảo luận về đề xuất này", nhà ngoại giao hàng đầu nước này nói với hãng tin Euractiv. Ông Billstrom cũng chỉ ra rằng ông coi các cuộc tranh luận đang diễn ra về khả năng điều quân NATO tới Ukraine là "không đúng thời điểm và gây mất tập trung".
Khả năng triển khai lực lượng bộ binh của phương Tây tới Ukraine đã được thảo luận tại một hội nghị ở Paris ngày 26/2. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tham dự cuộc họp chưa thống nhất về vấn đề này. Trong cuộc họp báo sau cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết hiện tại không có sự đồng thuận nào, nhưng "không thể loại trừ điều đó trong tương lai".
Hội nghị này có sự tham gia của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và thủ tướng của 20 nước Liên minh châu Âu (EU). Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu và Á - Âu James O'Brien đại diện Mỹ tham dự hội nghị này. Ngoại trưởng Anh David Cameron cũng tham có mặt tại sự kiện.
Ngày 27/2, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố liên minh này không có ý định điều quân tới Ukraine. Lãnh đạo các nước CH Séc, Ba Lan, Đức, Thụy Điển cũng có quan điểm tương tự.
Về phần mình, khi được hỏi liệu những tuyên bố như vậy của Tổng thống Pháp có đang đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh hạt nhân hay không, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga Sergey Naryshkin khẳng định: "Có".
Ông Naryshkin cho biết tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc đưa quân đội NATO đến Ukraine cho thấy "sự vô trách nhiệm" của các nhà lãnh đạo châu Âu.
"Thật buồn khi chứng kiến điều này, thật buồn khi hiểu rằng các nhà lãnh đạo châu Âu và Bắc Đại Tây Dương hiện nay thiếu khả năng đàm phán. Đó là lý do những tuyên bố như vậy rất nguy hiểm", ông nhấn mạnh.
Trong Thông điệp Liên bang phát biểu trước Quốc hội hôm 29/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo kịch bản phương Tây đưa quân vào Ukraine có thể châm ngòi cho một cuộc chiến hạt nhân.
Phản ứng của Mỹ về ý tưởng đưa lực lượng NATO tới Ukraine Dẫn nguồn tin trong Chính phủ Mỹ, trang tin Bloomberg cho biết giới chức Washington đã bất bình với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sau khi ông cho rằng để ngăn Nga chiến thắng, có thể cần đến lực lượng quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) trò chuyện với...