Bình luận của giới chính trị gia, chuyên gia về đề xuất ngừng bắn tạm thời của Nga
Lệnh ngừng bắn tạm thời tại Ukraine do Điện Kremlin đề xuất nhân dịp lễ Giáng sinh của Chính thống giáo hầu như không nhận được sự hưởng ứng.
Xe tăng của Ukraine bị sa lầy tại một địa điểm ở Donetsk. Ảnh: New York Times
Nhận định về lời đề xuất tạm thời đình chiến của Nga, Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho rằng lệnh ngừng bắn trong 36 giờ ở Ukraine sẽ không mang ý nghĩa thúc đẩy triển vọng hòa bình.
“Nga phải rút quân vĩnh viễn, từ bỏ quyền kiểm soát bất hợp pháp lãnh thổ Ukraine”, ông Cleverly viết trên mạng xã hội Twitter.
Về phần mình, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba khẳng định họ sẽ không xem xét nghiêm túc đề xuất đó. Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng khước từ lời đề nghị của Điện Kremlin. Ông cáo buộc Nga sẽ sử dụng khoảng thời gian ngừng bắn từ trưa 6/1 đến ngày 7/1 làm “vỏ bọc” để ngăn chặn bước tiến quân của Ukraine, đồng thời tiếp viện thêm vũ khí để tiếp tục các mục tiêu quân sự ở đây.
“Chiến tranh sẽ kết thúc khi binh lính Nga rút hoặc bị đánh bật khỏi Ukraine”, Tổng thống Zelensky nói thêm. Trước đó, Ukraine đã đưa ra lệnh ngừng bắn riêng trong khoảng thời gian Giáng sinh vào ngày 25/12, song đã bị Nga từ chối thẳng thừng.
Video đang HOT
Cùng ngày, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết ông Antonio Guterres sẽ hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine nhân dịp Giáng sinh của Chính thống giáo, mặc dù hiểu rõ điều này không thể thay thế cho một nền hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Tại Nhà Trắng, trả lời các phóng viên ngay sau khi Điện Kremlin đề xuất đình chiến trên, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng động thái của ông Vladimir Putin làm nhằm tạo khoảng trống để các binh sĩ Nga phục hồi sức lực.
Biên tập viên quốc tế của kênh truyền hình Pháp France24, bà Angela Diffley đánh giá lời đề nghị ngừng bắn trong 36 giờ ở Ukraine của ông Putin là một “chiến thắng về mặt tuyên truyền”. Bà Diffley nói: “Đó chắc chắn là một chiến thắng về mặt tuyên truyền mà ông Putin có thể làm được vào lúc này, khi mọi thứ không diễn ra theo ý định của Moksva”.
Trong những ngày gần đây, Ukraine tuyên bố đã sử dụng pháo tầm xa để gây thương vong lớn cho một số điểm tập trung quân của Nga ở phía sau chiến tuyến và phía Moskva đã lên tiếng xác nhận thương vong. Bà Tatiana Stanovaya, nhà phân tích chính trị người Nga, cho rằng ông Putin có thể đang cố gắng tránh một thảm họa khác lặp lại trong kỳ nghỉ này.
Lời đề nghị tạm thời đình chiến của Nga được đưa ra vài giờ sau khi người đứng đầu Nhà thờ Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill kêu gọi ngừng bắn để cho phép các tín đồ ở cả hai bên chiến tuyến được dự lễ nhà thờ. Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã điện đàm với người đồng cấp Vladimir Putin và đưa ra lời kêu gọi tương tự.
Ukraine hoài nghi lệnh ngừng bắn của Nga, NATO kêu gọi hỗ trợ Kiev
Tổng thống Zelensky cho rằng lệnh ngừng bắn của Nga chỉ là "vỏ bọc" nhằm chặn đà phản công của Ukraine.
NATO kêu gọi tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Theo CNN, trong ngày 5/1 (giờ địa phương), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng lệnh ngừng bắn 36 giờ dịp Giáng sinh Chính thống giáo chỉ là "vỏ bọc" của Nga, nhằm ngăn cản bước tiến của Ukraine tại Donbass.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: pravda
"Họ đang dùng lễ Giáng sinh như một vỏ bọc để làm chậm đà phản công của chúng ta. Trong thời gian này, Moscow sẽ điều động rất nhiều khí tài và binh lính tới Donbass. Chỉ có một lệnh ngừng bắn đúng nghĩa khi đối phương rút khỏi lãnh thổ Ukraine, hoặc chúng ta đẩy họ ra ngoài", ông Zelensky nói.
Cùng quan điểm với Tổng thống Zelensky, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã bày tỏ sự hoài nghi trước động thái của Nga. "Họ làm ngơ trước đề xuất hòa bình của Ukraine, thực hiện các cuộc tập kích vào Giáng sinh và đêm giao thừa. Mọi người không cần quá coi trọng lệnh ngừng bắn đơn phương này", ông Kuleba nhận xét.
NATO kêu gọi tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine
Theo Guardian, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi các nước phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đây là cách để Kiev có được lợi thế trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters
"Các cuộc xung đột cuối cùng đều kết thúc trên bàn đàm phán, vấn đề Ukraine không phải là ngoại lệ. Tuy vậy, những gì Kiev đạt được trên bàn đàm phán sẽ phụ thuộc vào màn thể hiện của họ trên tiền tuyến. Do đó, cách nhanh nhất để giúp Ukraine kết thúc xung đột là viện trợ thêm vũ khí cho họ", ông Stoltenberg nói.
Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng, tình hình an ninh của châu Âu sẽ thay đổi bất chấp kết cục của cuộc xung đột Ukraine. Để chuẩn bị cho tương lai, các thành viên NATO cần chi tiêu nhiều hơn cho lĩnh vực quốc phòng và năng lượng, tránh phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.
Nga cập nhật tình hình ở tiền tuyến
Theo TASS, trong ngày 5/1, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ một cường kích Su-25 của Ukraine tại khu vực Pobeda, vùng Donetsk. Bên cạnh đó, 21 UAV của Ukraine cũng bị bắn rơi tại Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia trong vòng 24h qua.
Cũng theo thông báo này, các đơn vị của Nga đã thành công đánh chặn 5 quả tên lửa được phóng từ các tổ hợp HIMARS và 4 tên lửa chống bức xạ HARM tại Kherson.
Quan chức Nga: Bất cứ hội nghị thượng đỉnh hòa bình về Ukraine thiếu Nga đều bất khả thi Theo Phó Đại diện Thường trực Nga tại Liên hợp quốc (LHQ), việc tổ chức "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" như Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đề xuất gần đây mà không có sự tham gia của Nga là việc bất khả thi. Phó Đại diện Thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy phát biểu tại một phiên họp...