Binh lính Mỹ vừa đánh bài vừa ôn luyện vũ khí Nga, Trung Quốc và Iran
Quân đội Mỹ đã phát hành 70.000 bộ bài Tây có in hình vũ khí Nga, Trung Quốc và Iran để giúp binh sĩ tăng khả năng nhận biết thiết bị của các nước đối thủ.
Những con Át được in hình hệ thống tên lửa đất đối không Buk (SA-17) của Nga, có thể giúp ích cho những người lính chơi Poker xác định hệ thống tên lửa đất đối không từng bị nghi ngờ liên quan đến thảm kịch MH-17, báo Stars&Stripes cho biết.
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đã phát hành bộ bài Tây có in hình các hệ thống vũ khí của Nga, Trung Quốc và Iran, những quốc gia mà Lầu Năm Góc đã xác định là mối đe dọa. Các bộ bài đã chứng minh tính hiệu quả và mức độ phổ biến của nó, khi có hơn 70.000 bộ được phân phối, kể từ đợt in đầu tiên vào mùa hè này.
Chi nhánh tình báo của Bộ tư lệnh Huấn luyện và học thuyết quân đội (TradOC), đã phát hành bộ bài nhận dạng thiết bị quân sự toàn cầu, để giúp các binh sĩ tìm hiểu về vũ khí và phương tiện của đối phương, quân đội Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Một bộ bài Tây được in hình các hệ thống vũ khí của Trung Quốc lên các lá bài. Ảnh: Quân đội Mỹ.
Bộ tư lệnh huấn luyện đã phát hành 9.800 bộ bài với các lá bài có in hình vũ khí Trung Quốc vào tháng 7, nguồn cung đã hết chỉ sau 3 tuần.
“Điều đó khiến tôi nghĩ rằng nó lây lan như virus. Bất kỳ ai cũng có thể có bộ bài. Bạn không cần phải có quyền tiếp cận thông tin mật, cũng không cần vào một đơn vị đặc biệt”, ông Fred Batch Bachelor, giám đốc bộ phận tình báo của TradOC cho biết.
Đến nay, TradOC đã phát hành 30.000 bộ bài theo chủ đề vũ khí Trung Quốc, 38.000 bộ bài về vũ khí Nga. Đợt phát hành mới nhất gồm 33.000 bộ bài về các thiết bị quân sự mới nhất của Iran, cho các đơn vị quân đội.
Video đang HOT
Các bộ bài được thiết kế bởi họa sĩ Robin Hicks, thuộc Trung tâm Hỗ trợ huấn luyện quân đội. Sắp tới quân đội Mỹ sẽ phát hành thêm các bộ bài in hình vũ khí của các nước bạn bè và đối thủ khác.
Các đơn vị và binh sĩ có thể đặt hàng bộ bài thông qua trung tâm hỗ trợ huấn luyện của họ. Đánh bài Tây là trò tiêu khiển yêu thích của quân đội Mỹ. Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, Lầu Năm Góc đã phát hành bộ bài in hình 55 lãnh đạo chủ chốt của Iraq mà quân đội Mỹ muốn truy tìm, bắt giữ hoặc thủ tiêu, trong đó, Saddam Hussein, cố tổng thống Iraq được in trên con Át chủ bài.
Theo news.zing.vn
Bắn NATO bằng đạn của NATO: Mẫu AK mới nhất của Nga có gì đặc biệt?
Trong lúc Nga kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà sáng chế vũ khí huyền thoại Mikhail Kalashnikov, phiên bản mới nhất của loại súng trường mang tên ông được công bố.
Mẫu AK-308 sử dụng các băng đạn do NATO sản xuất, giúp các nhà sản xuất vũ khí Nga có lợi thế lớn trước các đối thủ phương Tây.
Các quan chức quốc phòng Nga cầm trên tay mẫu AK mới nhất (Ảnh: RT)
Nằm giữa một tuyến đường vắng người qua lại gần biên giới Nga-Kazakhstan, thị trấn Kurya cách rất xa các khu vực có chiến sự của thế giới. Thành phố gần đó nhất, Novosibirsk, cách đó khoảng 6 giờ lái xe. Thế nhưng, một người con của vùng đất Kurya đã sáng chế ra một loại vũ khí được sử dụng rộng khắp trên thế giới và làm thay đổi diện mạo chiến tranh hiện đại.
Mikhail Kalashnikov sinh ngày 10/11/1919 trong một gia đình nông dân. Có tư chất một nhà sáng chế tài ba, Kalashnikov đã tạo nên tác phẩm để đời của mình - mẫu Avtomat Kalashnikov vào năm 1947, còn gọi là AK-47. Mẫu súng trường này được cho vào biên chế quân đội Liên Xô chỉ 2 năm sau đó, và được sản xuất hàng loạt tại thành phố Izhevsk.
Nhà máy cơ khí Izhevsk lúc bấy giờ được lên kế hoạch sản xuất khoảng 75 - 100 triệu mẫu súng trường này trong vòng 70 năm. Được sử dụng bởi cả các quân đội nhà nước, các tổ chức khủng bố, cảnh sát và những kẻ tội phạm...mẫu AK-47 cùng các biến thể của nó xuất hiện trên khắp các vùng chiến sự trên toàn thế giới. Đó là chưa kể số lượng lớn hàng giả và phiên bản nhái của nó.
Nổi tiếng với độ tin cậy cao cùng lực bắn mạnh nhờ đạn cỡ 7,62x39 mm từng giúp Iraq và Afghanistan đối phó hữu hiệu với các lực lượng Mỹ trong suốt 4 thập kỷ sau đó. Khẩu súng AK-47 thậm chí còn xuất hiện trên quốc kỳ của Mozambique và Đông Timo, hay trang phục của lực lượng vũ trang Zimbabwe.
Phiên bản mới của loại súng trường kinh điển
AK-308 sử dụng đạn tiêu chuẩn 7,62x51 mm của NATO (Ảnh: RT)
Phiên bản mới nhất của nó, AK-308, gây chú ý nhờ vào điểm độc nhất: Nó có thể bắn đạn cơ 7,62x51 mm theo tiểu chuẩn của NATO.
Nhìn bên ngoài, mẫu súng trường mới này dài hơn và nặng hơn so với mẫu trước đó là AK-12. Nó kế thừa nhiều đặc tính của AK-12, bao gồm băng đạn điều chỉnh cùng ống khí nén được thiết kế lại. Loại đạn 7,62x51 mm mà nó sử dụng ban đầu được thiết kế dành cho mẫu súng trường M14 và súng máy M60 mà Mỹ chế tạo trong khoảng cuối những năm 1950, và nay được sử dụng cho nhiều loại vũ khí hiện đại của phương Tây như mẫu IWWI Tavor của Israel hay FN SCAR của Bỉ.
Mẫu AK-308 đã chính thức được lên kế hoạch trang bị cho lực lượng quân đội của Nga, nhưng theo các nhà phát triển, mẫu này cũng được sản xuất với mục đích là xuất khẩu ra nước ngoài.
Các bên mua tiềm năng sẽ không chỉ đề nghị "mua riêng mẫu súng này, mà cả loại băng đạn xuyên giáp do Nga chế tạo" - ông Sergey Urzhumtsev, trưởng thiết kế mẫu Kalashnikov, nói với RIA Novosti - "Chúng tôi sẽ hoàn thành tất cả các cuộc thử nghiệm trong năm nay và sẽ gửi đi các đề nghị thương vụ trong năm tới".
"Chúng tôi đã cho ra mắt một mẫu súng trường tấn công có thể xuất khẩu được, ngay từ ban đầu" - ông Maxim Popenker, chuyên gia vũ khí từng làm chuyên viên marketing cho Kalashnikov, nói. Vị chuyên gia thêm rằng, loại đạn 7,62x51 mà AK-308 sử dụng sẽ giúp tăng độ xuyên thấu, một đặc tính quan trọng khi chiến đấu ở những vùng rừng núi, sa mạc hay đô thị.
Chấm dứt sự thống trị của NATO
AK-308 trong một triển lãm vũ khí (Ảnh: RT)
Việc thuyết phục những bên mua tiềm năng - đặc biệt là quân đội ở các nước khu vực Đông Nam Á hay Trung Đông vốn đang phải phụ thuộc vào vũ khí của NATO - mua vũ khí của Nga là một bước đi chính trị bạo dạn, nhưng đáng để thử.
"Đó có thể là những nước trước kia từng sử dụng hoặc tích trữ các loại vũ khí của NATO, và loại đạn 7,62x51 mm" - ông Alexey Leonkov, làm việc cho tạp chí vũ khí Arsenal Otechestva của Nga, nói - "Tôi cho rằng việc thiết kế mẫu AK-308 là một bước đi thương mại thông minh và đủ để cạnh tranh với các mẫu súng trường phương Tây sản xuất".
Tuy nhiên, nhà sản xuất có trụ sở tại Izhevsk chưa tung hết sản phẩm của mình lên kệ hàng. Giám đốc Kalashnikov, ông Dmitry Tarasov, tháng 10 vừa qua cho hay các mẫu súng trường khác của công ty ông - AK-200, 201, 202, 203 và 204, cùng với các mẫu dựa trên AK-12 và AK-15 - đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bên mua gồm chính phủ các nước Nam Mỹ, Nam Á và châu Phi.
Việc thiết kế AK-308 sử dụng đạn cỡ lớn hơn là phù hợp với xu thế toàn cầu; theo sử học gia quân sự Yuri Knutov. "Các loại giáp hộ thân ngày càng được cải thiện, chúng nhẹ hơn và sức chống chịu cao hơn. Phần lớn các loại áo chống đạn hiện nay đều chống chịu được các loại đạn cỡ nhỏ như đạn 5,45 mm của Nga hay đạn 5,56 mm của NATO" - ông Knutov lý giải.
Đạn 5,56 mm của NATO được quân đội Mỹ sử dụng như loại đạn chính kể từ những năm 1960, và NATO tiếp bước kể từ những năm 1980. Tuy nhiên, loại đạn cỡ 7,26 mm của họ sau đó được chứng minh có sức mạnh lớn gấp 2 lần. Sau nhiều thập kỷ trọng dụng loại đạn cỡ nhỏ, quân đội Mỹ đang ra sức chế tạo một loại đạn mới có cỡ nằm trong khoảng giữa 5,56 mm và 7,62 mm.
Trong thời điểm hiện tại, đạn cỡ 7,62 mm vẫn là lựa chọn duy nhất cho những lực lượng muốn tăng sức mạnh hỏa lực. Nếu Kalashnikov thành công trong việc tiếp thị mẫu AK-308 ra nước ngoài, có thể trong tương lai gần, các binh sĩ Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đang phải chống lại một địch thủ sử dụng cùng loại đạn tiêu chuẩn của NATO.
Theo viettimes.vn/RT
Nga và Israel "để ý lẫn nhau" trong việc cung cấp vũ khí cho các nước thứ ba Nga và Israel đã trao đổi về việc cung cấp vũ khí cho các nước thứ ba. Theo đó, Nga sẽ không cung cấp vũ khí cho Iran, còn Israel sẽ không xuất khẩu vũ khí sang Ukraine. Ảnh minh họa. Ông Ariel Bulstein, cố vấn của Thủ tướng Israel cho biết, theo một thỏa thuận chung trước đó, Nga và Israel đã...