Bình Liêu- Điểm đến du lịch mới của Quảng Ninh
Khi nhắc đến du lịch Quảng Ninh thường du khách sẽ chỉ nhớ đến Vịnh Hạ Long,Vân Đồn nơi có những phong cảnh tuyệt đẹp, thì những năm gần đây người ta nhắc đến Bình Liêu như một điểm đến mới nếu đặt chân đến Quảng Ninh.
Nằm ở phía Đông Bắc của tình Quảng Ninh, Bình Liêu là huyện miền núi ở cực bắc của tỉnh. Là một huyện đa dân tộc khoảng trên 96% là dân tộc thiểu số với 5 dân tộc chính: Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa đã tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng, mang một bản sắc riêng cùng với địa hình khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp là điều kiện thuận lợi để huyện đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Đến Bình Liêu không thể không ghé qua những cảnh quan hùng vĩ như: Thác Khe Vằn, núi Cao Ba Lanh, núi Cao Xiêm… Bình Liêu được ví như Sa Pa của vùng Đông Bắc Tổ quốc. Ngoài ra du khách khi đến đây sẽ có dịp khám phá được phong tục tập quán của từng dân tộc: hát Then của dân tộc Tày, hội Soóng cọ của người Sán Chỉ, lễ hội đình Lục Nà, hội hát Sán cố của người Dao…Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa được ngắm cảnh lại vừa được tham gia vào các hội làng dân tộc. Tất cả đã tạo nên giá trị khác biệt của huyện Bình Liêu.
Nhằm khai thác, phát triển thế mạnh mà huyện Bình Liêu đang có, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Thời gian qua, cử tri, nhân dân huyện kiến nghị với tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triền du lịch cộng đồng trên địa bàn.
Thực tế, hiện nay việc phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện là vẫn còn hạn chế và nhỏ lẻ. Toàn huyện chỉ có 3-5 homestay cùng một số điểm cho thuê lều, trại và số lượng nhà hàng phục vụ ăn uống, bán nông sản cũng còn rất hạn chế. Vì hầu hết các homestay đều là nguồn vốn của gia đình, các hạng mục chưa được đầu tư đầy đủ và hơn thế nữa họ chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý, kiến thức về du lịch, phục vụ du khách để làm hài lòng, vui vẻ khi du khách đến với mình.
Video đang HOT
Trước thực trạng đó, tỉnh đã chỉ đạo huyện Bình Liêu chủ động xây dựng Đề án phát triển du lịch cộng đồng phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. Trong đó, tập trung phân tích, chỉ rõ điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa, phương thức tổ chức hoạt động… Trên cơ sở đề án được phê duyệt sẽ xem xét cụ thể việc hỗ trợ riêng theo đặc thù để triển khai thực hiện.
Song song với đó, huyện khuyến khích cộng đồng dân cư phát triển các sản phẩm du lịch; tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch. Công ty CP Du lịch Sen Á Đông đang nghiên cứu quy hoạch thực hiện Dự án du lịch cộng đồng ở các bản có tiềm năng. Dự án được triển khai với diện tích 1.142,5ha, tổng vốn đầu tư khoảng 202 tỷ đồng. Đây là dự án có sự đầu tư đạt chuẩn, bền vững để dẫn dắt du lịch Bình Liêu phát triển xứng tầm, góp phần tạo việc làm cho người dân, đóng góp nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương, tạo thêm điểm nhấn trên bản đồ du lịch Quảng Ninh – Việt Nam…
Theo petrotimes
Hai ngày ăn chơi ở Quan Lạn với 10 triệu đồng của gia đình trẻ
Với những người không thích phố thị ồn ào, sự yên tĩnh và trong lành của đảo Quan Lạn (Quảng Ninh) là một trải nghiệm lý tưởng dịp cuối tuần.
Gia đình anh Hưng, chị Trang, sống ở Hà Nội có chuyến du lịch tới đảo Quan Lạn (Quảng Ninh) cùng hai con, 4 tuổi và 6 tuổi vào tháng 4. Vì muốn tránh dịp nghỉ lễ 30/4 đông đúc, hai anh chị quyết định đi trước một tuần.
Ngày đầu tiên, gia đình nhỏ khởi hành từ Hà Nội lúc 7h, đi xe khách Limousine Hà Nội - Vân Đồn loại 9 chỗ, đưa đón tận nhà, giá 260.000 đồng một ghế. Trên xe có wifi, nước uống và khăn lạnh miễn phí. Với ưu điểm xe không bắt khách dọc đường, hành trình từ Hà Nội đến Vân Đồn chỉ hết khoảng hơn 3 tiếng.
Cả nhà ăn trưa sớm tại một quán bình dân ở Vân Đồn, hết 150.000 đồng rồi đi tàu cao tốc từ cảng Cái Rồng ra đảo Quan Lạn. Để đảm bảo có tàu ra đảo và không chờ đợi lâu, hai vợ chồng đã đặt vé trước từ một công ty du lịch trên mạng.
11h30, tàu khởi hành đưa cả gia đình ra đảo và mất 30 phút. Giá vé khứ hồi một người là 320.000 đồng. Ảnh: NVCC.
12h đến nơi, cả nhà lên xe điện của khách sạn đã đặt sẵn để về nhận phòng nghỉ ngơi, đến 15h tham gia tour khám phá lịch sử và văn hóa Quan Lạn. Tại đây, anh chị được ghép đoàn cùng các du khách khác. Hành trình có hướng dẫn viên thuyết minh chi tiết về lịch sử của đảo và các tích liên quan đến vị tướng nổi tiếng thời nhà Trần - Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Tuy nhiên theo chị Trang, tour này chỉ phù hợp với người lớn, hai bé không mấy hứng thú.
Giá phòng này gần một triệu đồng một đêm dịp cuối tuần. Ảnh: NVCC.
Các bé phấn khích hơn khi tham gia hoạt động chèo thuyền trên sông Mang. Cả nhà mặc áo phao, ngồi thuyền chèo ra xa bờ. Nước ở Quan Lạn trong, có thể nhìn thấy cá bơi phía dưới.
Theo chị Trang, Quan Lạn còn rất hoang sơ, trong lành, chưa có nhiều du khách đến khám phá. Giá cả các món đồ trên đảo không đắt hơn ở đất liền. Hầu hết khách sạn ở đây đều tham gia vào một hiệp hội. Do đó, giá phòng tương đương nhau, không có tình trạng chèo kéo, tranh giành khách.
Ăn tối tại khách sạn, gia đình chị Trang gọi nhiều món hải sản như tôm, cua, cá, mực... Cả nhà hào hứng thưởng thức vì đồ ăn rất tươi ngon. Sau đó, họ thuê một chiếc xe điện để đi quanh đảo hóng gió trước khi về phòng ngủ.
Ngày thứ hai, mọi người ăn sáng rồi tham gia tour "một ngày làm ngư dân", với trải nghiệm giăng lưới, đánh bắt cá trên biển. Người hướng dẫn là những ngư dân lão làng. Tuy nhiên, chỉ có anh Hưng hòa vào đoàn người đi đánh cá xa bờ. Chị Trang cho hai con nhỏ sau đó đi bộ ra bờ biển để nghịch cát, nhặt vỏ ốc và sò.
Thành quả sau nửa ngày "làm ngư dân" của nhóm anh Hưng. Ảnh: NVCC.
Bữa trưa, cả nhà được thưởng thức món lẩu cá với nguyên liệu là những thứ đánh bắt được từ buổi sáng. Ai cũng thích thú và hào hứng với trải nghiệm này.
Buổi chiều mát, cả nhà cùng tắm biển, đi dạo trên các con đường mòn hoang sơ trên đảo. Anh chị cho biết đối với những người không thích sự ồn ào của phố thị, sự yên tĩnh và trong lành của Quan Lạn là một trải nghiệm lý tưởng.
Sáng ngày thứ 3, gia đình nhỏ dậy sớm để đi chợ gần khách sạn. Đây là nơi bà con dân chài đổ bán hàng hóa đánh lưới được từ đêm trước. Đồ hải sản tươi sống sau khi mua, được anh chị đóng thùng xốp ướp đá mang về Hà Nội làm quà cho gia đình, người thân.
Sau đó cả nhà tranh thủ dạo quanh đảo, ra bãi biển chơi rồi về ăn trưa, trả phòng khách sạn. 14h30, bốn thành viên lên tàu cao tốc về Vân Đồn, rồi đi xe khách, về Hà Nội lúc 19h, kết thúc kỳ nghỉ cuối tuần. Chị Trang cho biết, hai bé thích nhất trải nghiệm đi thuyền, đánh bắt cá. Chuyến đi này khiến cả nhà hài lòng vì di chuyển từ Hà Nội - Quan Lạn thuận tiện, đồ ăn ngon và rẻ, người dân thân thiện.
Theo vnexpress
Cuối tuần thử dắt người yêu "đi trốn" ở Quan Lạn, ai mà ngờ vừa rẻ vừa vui thế này cơ chứ! Khi nào cũng đi ăn, đi cà phê, đi xem phim đến chán chê mê mỏi rồi. Nay đổi gió, dẫn người yêu đi du lịch đảo xem sao, có khi tưởng không vui mà lại vui không tưởng đấy! Dịp cuối tuần luôn là khoảng thời gian mà ai cũng mong chờ. Đó là những ngày không phải nghe tiếng chuông báo...