Bình gas phát nổ khi đang nấu ăn, nam thanh niên bị thương nặng
Ngày 3/1 các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức liên tiếp cấp cứu 2 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do bình gas phát nổ.
Đó là trường hợp của nam bệnh nhân T.V.C, 18 tuổi, ở thành phố Sông Công, Thái Nguyên, bị đa chấn thương do nổ bình gas 12 kg khi đang nấu ăn. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng lơ mơ, glasgow 12 điểm, đồng tử đều 2mm có phản xạ, đa vết thương phần mềm phức tạp:
Vết thương nông vùng cổ kích thước 10×10cm, vết thương nông ngực bụng thành bụng kích thước 3×4 cm, vết thương đuôi mắt phải 3×3 cm, vết thương tai phải, vết thương cằm, vết thương bàn tay phải cánh tay phải thấm máu, vết thương bàn tay dập nát ô mô cái 2 bên, trật hở khớp bàn – thang, khuyết da đùi kích thước 20×10cm, khuyết da cẳng chân kích thước 10×10cm, nhiều dị vật bẩn.
Các bác sỹ đã tiến hành cắt lọc, bơm rửa nhiều lần; lấy dị vật bẩn, tổ chức da, cơ đụng dập; cố định khớp bàn thang 2 bên; đặt dẫn lưu, theo dõi đụng dập phổi do chấn thương áp lực.
Bác sỹ Nguyễn Thị Thúy Ngân -Trưởng khoa Gây mê 1, Trung tâm Gây mê và hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Hiện tại bệnh nhân T.V.C vẫn cần theo dõi tiếp về tổn thương phổi và nhiễm trùng.
Chị N.T.V, mẹ của bệnh nhân T.V.C cho biết: khi đang nấu ăn ở nhà thì tự nhiên bình gas phát nổ, khiến T.V.C ngất xỉu. Nghe thấy tiếng nổ lớn, hàng xóm nhanh chóng đưa C đi bệnh viện cấp cứu. Ngoài ra, em họ của C cũng bị thương, được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.
Bệnh nhân đang được các y bác sĩ BV Việt Đức cấp cứu.
Trường hợp thứ hai là nam bệnh nhân H.C.L, 21 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội, vào viện ngày 3/1 trong tình trạng dập nát bàn tay trái, búp ngón xẹp băng thấm máu. Bệnh nhân L cho biết: Khi đang ăn lẩu cùng mọi người thì bất ngờ bình gas mini phát nổ. Lúc đó có rất nhiều người nên mọi người vô cùng hoảng loạn. L nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Các bác sỹ đã chỉ định mổ cấp cứu, cắt cụt cẳng tay trái, thay băng, truyền dịch, dùng kháng sinh. Bác sỹ Phan Bá Hải – Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Hiện tại, sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo, huyết động ổn, bệnh nhân được hồi sức truyền máu, dùng kháng sinh, thay băng và xử lý vết thương. Dự kiến có thể ra viện sau 3-5 ngày phẫu thuật.
Theo các bác sỹ, bình gas phát nổ dễ gây thương tích. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong sử dụng gas, người dân nên tự bảo vệ an toàn của mình và gia đình bằng cách mua bình gas và phụ kiện bình gas (van điều áp, ống dẫn gas, kẹp) của các hãng kinh doanh gas có uy tín, thường xuyên kiểm tra bình gas ở nhà.
Video đang HOT
Đối với bình gas mini, cẩn trọng sử dụng bình gas mini có nhãn mác, chỉ sử dụng một lần, sau đó được vứt bỏ vì tái sử dụng không an toàn. Nếu bếp gas đã bị tróc sơn, han gỉ, chốt bình gas lỏng hay bếp rất khó đánh lửa, phải tốn sức “mồi” nhiều lần mới được thì tốt nhất không nên sử dụng bởi những bếp gas như thế rất dễ bị rò rỉ gas ra bên ngoài, gây cháy nổ.
Chất gây ung thư trong bếp hại ngang hút 2 bao thuốc lá, nhiều người tiếp xúc mà không biết
Nấu ăn trong điều kiện thông gió kém, khói bốc ra từ quá trình chế biến thức ăn sẽ gây hại sức khỏe tương đương với việc hút 2 bao thuốc lá một ngày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tần Hoan, 25 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Điều này khiến cả gia đình rất sốc bởi trong suy nghĩ của họ ung thư phổi thường sẽ phát sau 45 tuổi, trong khi Tần Hoan mới có 25 tuổi.
Sau khi nói chuyện và tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt của Tần Hoàn, cuối cùng các bác sĩ phát hiện nguyên nhân dẫn đến Tần Hoàn bị ung thư phổi có liên quan rất lớn đền việc thường xuyên tiếp xúc với khói dầu trong nhà bếp.
Từ năm 15 tuổi Tần Hoan đã nghỉ học đến tiệm cơm nhỏ của gia đình giúp mẹ làm việc. Ban đầu cô cũng chỉ làm việc lặt vặt nhưng sau đó dần chuyển sang đứng bếp nấu nướng. Công việc kinh doanh của quán cơm càng ngày càng tốt, do vậy Tần Hoan ở trong nhà bếp cả ngày lẫn đêm, từ đó đến nay đã 10 năm.
Thường xuyên hít phải khói dầu tương đương với việc hút 2 bao thuốc lá
Khói dầu ăn sinh ra trong quá trình nấu nướng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp như: viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi... hay đục thủy tinh thể.
Đối với những người mắc bệnh đường hô hấp, khói dầu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, hoặc gây ra bệnh hen suyễn và các chứng viêm khác. Điều đáng sợ hơn là nó có thể gây ung thư phổi.
Năm 2015, một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy nấu ăn trong điều kiện thông gió kém, khói bốc ra từ quá trình chế biến thức ăn sẽ gây hại sức khỏe tương đương với việc hút 2 bao thuốc lá một ngày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Khói bốc ra từ quá trình chế biến thức ăn sẽ gây hại sức khỏe tương đương với việc hút 2 bao thuốc lá một ngày. (Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu khác của Đại học quốc gia Singapore do nhà nghiên cứu Koh Woon-Puay cùng với nhóm nghiên cứu từ Mỹ đã thực hiện thu thập và so sánh số liệu từ 328 phụ nữ Singapore gốc Hoa không hút thuốc lá nhưng thường xuyên vào bếp nội trợ.
Kết quả nghiên cứu mẫu nước tiểu và những câu trả lời về thói quen nấu ăn và các yếu tố khác của 328 phụ nữ cho thấy việc thường xuyên xào rán làm tăng đáng kể nồng độ các chất có thể tấn công ADN của họ. Theo đó các chất acrolein và crotonaldehyde do lượng lớn khói dầu ăn tạo ra trong quá trình xào rán thức ăn trên chảo chính là nhân tố ảnh hưởng đến ADN và sức khỏe con người.
Giáo sư Châu Thái Tồn, Giám đốc Phòng nghiên cứu miễn dịch ung thư của bệnh viện Phổi Thượng Hải và là chuyên viên nghiên cứu ung thư của Đại học Đồng Tế Thượng Hải, đã công bố công trình nghiên cứu vào tháng 9/2009.
Trong đó có một cuộc điều tra theo dõi nguyên nhân phát bệnh ung thư phổi kéo dài 5 năm cho thấy, 70% bệnh nhân ung thư phổi nam chết do hút thuốc lá. Trong khi ở phụ nữ không hút thuốc vẫn mắc ung thư phổi, cuộc điều tra chỉ ra có 60% phụ nữ là do tiếp xúc với khói dầu trong nhà bếp một thời gian dài, trong đó có 32% phụ nữ thích chiên xào thức ăn ở nhiệt độ cao, đồng thời đóng cửa sổ nhà bếp, khiến không gian nhà bếp nhỏ nhiễm khói dầu nghiêm trọng.
Tiếp xúc với khói dầu thường xuyên có thể tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Ân Vĩ Cường, trưởng khoa Lồng ngực của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học y khoa Quảng Châu đã tiến hành một thí nghiệm và phát hiện, dầu hạt cải và dầu đậu nành đun nóng ở 270 độ đến 280 độ thì sẽ sản sinh chất ngưng tụ, có thể dẫn đến tổn hại nhiễm sắc thể tế bào, điều này được coi là có liên quan đến ung thư.
Làm thế nào để giảm bớt khói dầu?
Vì sức khỏe của gia đình, chúng ta cần chú ý 4 điểm sau:
1. Đảm bảo bật máy hút mùi để nấu ăn
Kể từ khi máy hút mùi bếp ra đời, môi trường nhà bếp của chúng ta đã được cải thiện rất nhiều, thậm chí còn giảm thiểu tác hại của khói dầu đối với sức khỏe con người. Sau nhiều năm lặp đi lặp lại kỹ thuật, các dòng máy hút mùi hiện đại có thể giải quyết hiệu quả vấn đề khói nấu ăn trong nhà bếp.
2. Khi nấu ăn phải mở cửa sổ để thông gió
Mở cửa sổ để thông gió có thể đảm bảo lưu thông không khí trong bếp, giảm nồng độ khói dầu và ngăn chặn nhiều khói dầu xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường hô hấp, gây hại.
3. Bạn phải sử dụng đúng loại dầu để nấu ăn
Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ phụ thuộc vào những gì bạn ăn, mà còn là cách bạn ăn. Hầu hết các loại thực phẩm, chúng ta có thể nấu những món ăn lành mạnh với một lượng nhỏ dầu, và chất béo có trong dầu là yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Nên hạn chế chế biến thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ để tránh tạo ra nhiều khói dầu.
Đồng thời, chú ý đến việc kiểm soát lượng dầu khi nấu các món chiên xào.
4. Bạn phải dùng nồi có đáy dày để nấu ăn
Khói dầu xuất hiện khi nấu ở lửa lớn, thứ nhất là do nồi đã được đun trong một thời gian dài, và thứ hai là do nồi nóng lên nhanh chóng. Trong hầu hết các gia đình, chúng ta dễ dàng bỏ qua tốc độ làm nóng của nồi khi đun nấu. Nên thay nồi gang thành mỏng tại nhà bằng nồi có đáy dày. Hoặc khi nấu ăn, đừng đợi chảo bốc khói rồi mới nấu.
Để bảo vệ sức khoẻ, TS Đặng Ngọc Phúc - Viện hóa học khuyên, với dầu ăn, nên hạn chế tối đa việc chế biến các món ăn ở nhiệt độ cao như chiên rán, đặc biệt tránh việc rán cháy đến mức dầu bốc khói mù mịt. Nếu không may để đồ ăn cháy như thế thì tốt nhất là nên bỏ đi, mở tất cả các cửa, bật quạt hút mùi để xua đi khí độc ở trong nhà. Nhất thiết phải có quạt thông gió nếu bếp ăn ở trong nhà, không gian trong nhà kín, ít gió lưu thông. Sau khi nấu nướng xong nên mở cửa sổ cho thông gió ít nhất là 15 phút. Nếu khi đứng nấu ăn mà thấy cổ họng đau rát, khó thở kéo dài... thì phải đi khám để kiểm tra, khẳng định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Các chuyên gia cho rằng, những người mà công việc buộc phải tiếp xúc nhiều với việc nấu nướng, nên trang bị khẩu trang chuyên dụng để bảo vệ sức khoẻ. Sau khi nấu các món ăn thời gian kéo dài, các món liên quan đến dầu mỡ, nên dùng nước muối loãng xịt làm sạch mũi, họng để loại bỏ các chất có hại nếu hít phải.
Cách chế biến món ăn từ táo đỏ Sử dụng táo đỏ trong nấu ăn có lợi cho sức khỏe con người, sử dụng thường xuyên sẽ giúp bổ sung khí huyết, lợi tim phổi, cải thiện giấc ngủ và làm đẹp da. Canh táo đỏ với cỏ nhọ nồi Công dụng của táo tàu phơi khô (táo đỏ) kết hợp với cỏ nhọ nồi là gì? Đây là thức uống...