Bình ga phát nổ trên tàu cá giữa biển
2 ngư dân bị thương nặng khi bình ga phát nổ trên tàu cá đang hoạt động trên biển.
Một tàu cá bị hỏng, thả trôi trên biển
Chiều tối qua (20/8), trong lúc đang lao động trên biển, bình ga trên tàu cá QNg 96569 TS đã phát nổ, khiến 2 ngư dân bị thương nặng.
Đài Thông tin Duyên hải (TTDH) Đà Nẵng nhận được thông tin trực tiếp từ tàu cá QNg 96569 TS thông báo trong lúc đang lao động trên biển, bình ga trên tàu cá đã phát nổ, khiến 2 ngư dân bị thương nặng. Thời điểm báo nạn, tàu hoạt động ở vị trí có tọa độ 15-50N 114-12E.
Hệ thống TTDH Việt Nam đã thông báo khẩn tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương để có phương án hỗ trợ cho ngư dân. Bên cạnh đó, Hệ thống TTDH đã nối máy cho tàu thông tin trực tiếp với bác sỹ của Trung tâm Y tế 115, các bác sỹ đã tư vấn cho tàu thực hiện sơ cứu ban đầu cho hai ngư dân bị nạn.
Video đang HOT
Thông tin Cấp cứu – Khẩn cấp – An toàn cũng được phát, yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực tăng cường quan sát, trợ giúp tàu cá QNg 96569 TS cùng hai ngư dân bị nạn.
Qua nắm bắt tình hình, hai ngư dân bị thương là anh Nguyễn Văn Lượng 42 tuổi – tài công và anh Lê Văn Khuân 40 tuổi – lao động, đều bị thương nặng, mất nhiều máu, hôn mê sâu. Chủ tàu cá QNg 96569 TS là anh Nguyễn Ngữ, cư trú tại Lý Sơn, Quảng Ngãi.
6h40 sáng nay (21/8), tình hình sức khỏe của anh Nguyễn Văn Lượng rất xấu, anh Lê Văn Khuân có tiến triển tốt hơn. Hiện tàu ở vị trí 15-43N 112-28E, đang trên đường về Lý Sơn, Quảng Ngãi để đưa hai ngư dân bị nạn về bờ. Dự kiến đến trưa mai sẽ tới nơi.
Theo Thiện Anh (Báo Giao thông)
Ngư dân yên tâm bám biển nhờ bảo hiểm trợ lực
Sau gần 2 năm thực hiện chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67/2014 đến nay việc thực hiện chính sách bảo hiểm cho các tàu cá đánh bắt xa bờ theo nghị định trên đã đạt được kết quả nhất định và được ngư dân tại 28 tỉnh, thành phố ven biển hưởng ứng, với 14.977 tàu cá có công suất trên 90CV được bảo hiểm.
Nâng cao mức trách nhiệm bảo hiểm
Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2016, tổng phí bảo hiểm tàu cá là 128,3 tỷ đồng, tổng mức trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất là 12.452 tỷ đồng (gấp 97 lần tổng phí bảo hiểm), ngư dân đã khiếu nại bồi thường là 115,8 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã bồi thường bảo hiểm với số tiền 33,7 tỷ đồng, hiện đang tiếp tục giám định, xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm với số tiền 82,1 tỷ đồng.
Những mảnh vỡ của tàu QNg 98459TS, (do ông Huỳnh Hợp ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi làm chủ) bị đắm do tàu Trung Quốc đâm ngày 1.1.2016. Ảnh: I.T
Theo ông Nguyễn Quang Huyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), chính sách bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014 là chính sách bảo hiểm tự nguyện, việc tham gia bảo hiểm phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí và nhu cầu của ngư dân. Trong đó, riêng đối với bảo hiểm ngư lưới cụ, quy tắc bảo hiểm có mở rộng bảo hiểm rủi ro đặc biệt và việc mua bảo hiểm là tùy thuộc vào nguyện vọng của ngư dân. Theo thống kê, đến thời điểm này, có 3.389 tàu tham gia bảo hiểm ngư lưới cụ với tổng phí bảo hiểm là 3,6 tỷ đồng và mức trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tổn thất là 449,8 tỷ đồng (gấp 123,4 lần phí bảo hiểm ngư lưới cụ).
Trong quá trình triển khai bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014 đến nay, các DNBH đã tiếp nhận giải quyết bồi thường 1.267 vụ tàu bị tổn thất (năm 2015 là 553 tàu, 5 tháng đầu năm 2016 là 714 tàu); chưa phát hiện trường hợp trục lợi, gian lận bảo hiểm. Việc giải quyết bồi thường bảo hiểm do DNBH và ngư dân giải quyết trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận theo hợp đồng.
Kịp thời bồi thường cho ngư dân
Đến nay Bộ Tài chính mới chỉ tiếp nhận 2 trường hợp đề nghị hỗ trợ liên quan đến giải quyết bồi thường bảo hiểm. Những vụ tổn thất tàu cá lớn, Bộ Tài chính đã kịp thời chỉ đạo tất cả các DNBH tham gia triển khai khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức giám định thiệt hại, xác định phạm vi bảo hiểm và phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao tiền bồi thường bảo hiểm với những vụ bồi thường có số tiền lớn. Điển hình, Bộ đã trực tiếp trao 4 tỷ đồng bồi thường cho chủ tàu BD-97157-TS tại Bình Định; 2,7 tỷ đồng bồi thường cho chủ tàu QNg-97206TS tại Quảng Ngãi.
Trước đó ngày 6.7.2015, tàu cá QNg-97206TS do bà Phạm Thị Bê (ở xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi) làm chủ tàu, khi đang khai thác hải sản trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bị lốc xoáy nhấn chìm. Đây là vụ tổn thất lớn nhất xảy ra với ngư dân từ khi triển khai Nghị định 67/2014. Ngay khi phát sinh, DNBH đã tích cực phối hợp chặt chẽ với chủ tàu và các cơ quan có liên quan chức năng tiến hành giám định tổn thất để kịp thời bồi thường cho ngư dân bị nạn. Theo đó, chủ tàu cá QNg-97206TS đã được 4 doanh nghiệp đồng bảo hiểm gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty CP Bảo Minh, Tổng Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex, Tổng Công ty Bảo hiểm PVI chi trả khoản tiền bồi thường tổn thất 2,7 tỷ đồng.
Việc bồi thường kịp thời cho ngư dân đã khẳng định được cam kết và trách nhiệm của DNBH đối với khách hàng tham gia bảo hiểm, giúp ngư dân khắc phục khó khăn, yên tâm đánh bắt, khai thác hải sản xa bờ. Ông Nguyễn Quang Huyền cho biết: "Bộ Tài chính đánh giá cao sự tích cực, khẩn trương và trách nhiệm của các DNBH trong công tác giải quyết bồi thường; đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục giải quyết bồi thường cho các chủ tàu nhanh chóng và kịp thời khi có phát sinh tổn thất".
Sự nỗ lực, khẩn trương của DNBH trong việc chi trả bồi thường được địa phương và chủ tàu ghi nhận và số tiền bồi thường nhận được thực sự là nguồn kinh phí cần thiết hỗ trợ chủ tàu khắc phục khó khăn, có cơ hội đóng mới tàu cá để tiếp tục hoạt động khai thác hải sản xa bờ, yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo Danviet
Tàu cá ngư dân Bình Định bị tàu nước ngoài đâm chìm Đang hành nghề trên biển, tàu cá ngư dân Bình Định bị tàu nước ngoài chở hàng đâm chìm khiến 6 thuyền viên rơi xuống biển. Tin từ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) cho biết, lúc 21h30 ngày 2/8, nhận được thông tin vào lúc 21 giờ ngày 2/8, tàu Rich Better (mang cờ...