Bình Dương vắng lặng trong ngày đầu người dân không ra đường sau 18h
Sau khi chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương có hiệu lực, người dân thực hiện nghiêm không ra đường sau 18h đến 5h sáng ngày hôm sau, các tuyến phố trung tâm vắng lặng chưa từng thấy.
Từ 18h, các tuyến phố trung tâm tỉnh Bình Dương thưa vắng người qua lại, nhà nhà cửa đóng then cài, không ra đường khi không thực sự cần thiết. Trong ảnh, nút giao công viên Thủ Dầu Một không một bóng người và phương tiện sau 18h.
Nhiều dãy nhà gần công viên Thủ Dầu Một cửa đóng then cài. Tỉnh Bình Dương yêu cầu người dân không được ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, ngưng hoạt động từ 18h – 5h sáng hôm sau.
Nhà ông H. nằm ngay bùng binh Thủ Dầu Một, ông mở cửa, đứng trong nhà quan sát lực lượng chức năng làm việc. “Đó tới giờ chưa bao giờ thấy đường phố như thế này. Bây giờ ra đường mà nói không biết quy định thì không hợp lý, báo chí nói ầm ầm mỗi ngày”, ông H. chia sẻ.
Video đang HOT
Ngày 27/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh ra chỉ đạo sau 18h ngày đến 5h sáng hôm sau, người dân không được ra đường, tất cả hoạt động tạm dừng, trừ cấp cứu, công vụ để phòng, chống dịch… đến khi có thông báo mới.
Tại bùng binh công viên thành phố Thủ Dầu Một ghi nhận lượng phương tiện qua lại thưa vắng. Trường hợp xe tải này bị xử phạt do lấy hàng ở cửa khẩu về đến Bình Dương thì bị quá giờ hoạt động theo quy định.
Những con đường nhỏ dẫn vào các khu dân cư không một bóng người ra đường.
Anh N.V.C vi phạm một lúc nhiều lỗi: Ra đường lý do không chính đáng và quá thời gian quy định, xe không giấy đăng ký, bản thân không có bằng lái… đã bị lực lượng chức năng xử lý, tạm giữ phương tiện.
Đại lộ Bình Dương (nằm trên trục Quốc lộ 13) vắng lặng. Các trường hợp được phép ra ngoài trong khung giờ hạn chế gồm: Cấp cứu, công vụ hoặc theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch. Đội ngũ phóng viên, công nhân vệ sinh môi trường, xử lý các sự cố về điện, nước, hạ tầng giao thông, các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu…
Tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại phương tiện ra, vào Hà Nội
Ngày 28/7, UBND thành phố Hà Nội cho biết vừa ban hành văn bản số 2401/UBND-ĐT về việc tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục vụ phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia được lưu thông khi đi, đến hoặc đi qua thành phố Hà Nội.
Các xe chở hàng thiết yếu nếu đủ điều kiện sẽ được qua chốt. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Trong đó, UBND thành phố thống nhất đề xuất của Sở Giao thông vận tải thành phố về việc triển khai phương án "luồng xanh" cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa có nhu cầu đi qua địa bàn thành phố.
Đồng thời giao Sở Giao thông vận tải thành phố cùng với Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, trật tự an toản giao thông, không để xảy ra an tắc giao thông.
Trong thời gian chưa kịp cấp mã QR Code xác nhận cho các phương tiện ra, vào thành phố và lưu thông trong thành phố, UBND thành phố giao Công an thành phố phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các chốt kiểm soát tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện lưu thông, đảm bảo nguyên tắc sau:
Đối với phương tiện phục vụ hoạt động của các cơ quan Trung ương; phương tiện cá nhân của cán bộ, công chức thuộc các cơ quan Trung ương sử dụng để đi, về làm việc tại cơ quan trong ngày mà người điều khiển phương tiện có thẻ công chức hoặc giấy xác nhận của cơ quan về quản lý nhân sự, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Đối với phương tiện vận chuyển chuyên gia, công nhân của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng chuyên gia, lao động (nếu là xe đi thuê thi đơn vị vận tải và đơn vị sử dụng chuyên gia, lao động) lập danh sách phương tiện, đăng ký lộ trình đi, đến hoặc đi qua thành phố gửi Sở Giao thông vận tải để kiểm tra, cấp mã xác nhận phương tiện hoặc các chốt kiểm soát xem xét, giải quyết tạo điều kiện lưu thông thuận lợi theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, người điều khiển phương tiện, chuyên gia, công nhân cần đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch theo quy định.
UBND thành phố giao Công an thành phố chủ trì, cùng các sở, ngành, chính quyền địa phương chỉ đạo các chốt kiểm soát có phương án tổ chức phân luồng, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục vụ phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia được lưu thông khi đi, đến hoặc đi qua thành phố Hà Nội; công bố đường dây nóng của các chốt kiểm soát để tiếp nhận thông tin, kịp thời phối hợp xử lý, giải quyết cho người và phương tiện lưu thông trong thời gian nhanh nhất , không gây ùn tắc giao thông tại các chất kiểm soát ra, vảo thành phố.
UBND thành phố yêu cầu các chốt kiểm soát trong thành phố (ngoài các chốt kiểm soát ra, vào thành phố) không thực hiện kiểm tra đối với phương tiện đã thông qua chốt kiểm soát ra, vào thành phố.
Việc kiểm tra đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu chỉ được thực hiện tại các điểm giao, nhận hàng hóa đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch.
Các sở ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các chốt kiểm soát và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao nêu trên đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19, trật tự an toàn giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát ra, vào thành phố. Trong trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, báo cáo Sở chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố chỉ đạo, giải quyết kịp thời.
Phó Chủ tịch TPHCM: Sau 18h, thành phố đã cực kỳ yên ắng Phó Chủ tịch UBND TPHCM đánh giá sau 18h, người dân đã tuân thủ yêu cầu không ra đường. Tuy nhiên, từ 6h đến 18h, vẫn còn hiện tượng người ra đường chưa thật sự cần thiết. Chiều 28/7, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên...