Bình Dương truy quét tín dụng đen
Công an tỉnh Bình Dương triển khai kế hoạch thực hiện đợt cao điểm từ nay đến hết năm 2024, tấn công trấn áp các loại tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen.
Ngày 28.10, Công an tỉnh Bình Dương cho biết các đơn vị nghiệp vụ phối hợp công an các huyện, thành phố trực thuộc triệt phá 9 vụ tín dụng đen, đồng thời mở đợt cao điểm truy quét loại hình tội phạm này.
Theo đó, từ cuối năm 2023 đến nay, các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương trực thuộc đã bắt 22 nghi phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen, tăng 900% so với cùng kỳ.
Theo Công an tỉnh Bình Dương, hoạt động của loại tội phạm tín dụng đen rất đa dạng, từ cho vay tiền mặt với lãi suất cao đến việc đe dọa, khủng bố tinh thần để đòi nợ.
Trước đó, Công an TP.Dĩ An (Bình Dương) đã bắt giữ 2 nghi phạm là Phan Đức Hiếu (23 tuổi) và Trần Xuân Dũng (21 tuổi, cùng quê Thanh Hóa) vì liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi và hủy hoại tài sản.
Hai nghi phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen vừa bị công an bắt giữ. ẢNH: CÔNG AN CUNG CẤP
Cụ thể, Hiếu và Dũng cho một phụ nữ ở Bình Dương vay tiền với lãi suất cao. Sau đó, người này không có khả năng chi trả thì bị các nghi phạm đến nhà người thân khủng bố tinh thần, tạt chất bẩn vào nhà để gây áp lực trả nợ…
Lãnh đạo Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết hoạt động tín dụng đen tiềm ẩn các hành vi gây mất an ninh trật tự nên phải tấn công mạnh vào loại tội phạm này. Việc tấn công, trấn áp cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị công an từ cấp tỉnh đến cơ sở. Ngoài ra, người dân cũng cần nâng cao cảnh giác, phát hiện loại tội phạm này và tố giác kịp thời với cơ quan công an.
Băng nhóm cho vay lãi nặng xuyên quốc gia thu lợi bất chính hơn 4.627 tỷ đồng
Đây là nhóm tội phạm có tổ chức do người nước ngoài cấu kết với các đối tượng người Việt Nam, hoạt động "tin dụng đen" xuyên quốc gia thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn.
Chiều 24/4, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, Cơ quan CSĐT Công an quận 4 đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với các đối tượng: Đỗ Minh Hải, Trần Đình Triển, Verevkin Vladimir, Đỗ Thị Minh Hiếu và khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối Nguyễn Thị Thuý Diễm để điều tra về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Trước đó, qua công tác nghiệp vụ và tin báo tố giác tội phạm, Công an quận 4 phát hiện vụ việc"Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" hoạt động có tổ chức, quy mô rất lớn "núp bóng" dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính. Ban Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Công an quận 4 xác lập chuyên án để tập trung lực lượng, biện pháp xác minh, điều tra, xác định toàn bộ đối tượng, thủ đoạn hoạt động.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan CSĐT Công an quận 4 xác định hoạt động cho vay lãi nặng xảy ra tại Công ty TM 24H và Công ty ATM Online thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật.
Cả hai công ty trên đều hoạt động dưới sự điều hành của Đỗ Minh Hải (SN 1985; thường trú phường 22, quận Bình Thạnh); cùng hoạt động tại địa chỉ 261-263 Phan Xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận.
Các bị can: Trần Đình Triển, Nguyễn Thị Thuý Diễm và Đỗ Thị Minh Hiếu.
Để quản lý và điều hành, Đỗ Minh Hải thuê Trần Đình Triển (SN 1974; thường trú phường 1, quận Phú Nhuận) - Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty TM 24H; Verevkin Vladimir (quốc tịch Nga; SN 1990; hiện ở phường Thảo Điền, TP Thủ Đức) - Giám đốc vùng tại Việt Nam; Nguyễn Thị Thúy Diễm (SN 1982; thường trú TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) - Giám đốc khối vận hành; Đỗ Thị Minh Hiếu (SN 1993; thường trú huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) - Trưởng nhóm tư vấn, thẩm định vay.
Cơ quan điều tra tống đạt các quyết định khởi tố đối với các đối tượng.
Hoạt động "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" do Đỗ Minh Hải cầm đầu và đồng bọn thực hiện có quy mô lớn, hoạt động có tổ chức chặt chẽ, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng giám đốc, trưởng phòng, trưởng bộ phận, trưởng nhóm và nhân viên theo từng công đoạn từ tuyển dụng, đào tạo nhân sự, thu chi tài chính, makerting, chăm sóc khách hàng, nhắc nợ trước hạn, thu nợ quá hạn.
Để thực hiện và che giấu tội phạm, các đối tượng hoạt động "núp bóng" doanh nghiệp tư vấn tài chính, dịch vụ cầm đồ; sử dụng công nghệ cao để thực hiện hoạt động cho vay trực tuyến, lưu trữ hồ sơ khách hàng trên mạng internet; không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Cán bộ điều tra khám xét, thu thập tài liệu tại 2 công ty.
Các đối tượng lập các hợp đồng cho vay, tư vấn, cầm cố tài sản (với nội dung thuê lại tài sản cầm cố) không có thật nhằm chia nhỏ lãi suất thành lãi suất cơ bản nhỏ hơn 20%/năm, phí dịch vụ tư vấn, phí dịch vụ, phí nền tảng, phí cầm cố tài sản hơn 80%/năm, nhằm trốn tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng. Nhóm tội phạm hoạt động trong thời gian dài với tổng số tiền giải ngân hơn 3.958 tỷ đồng, tổng số tiền thu về hơn 4.627 tỷ đồng trên tổng 738.933 lượt vay.
Một số tài liệu, thiết bị cơ quan điều tra thu thập được.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an quận 4 đang củng cố chứng cứ, mở rộng điều tra, xác định, làm rõ vai trò của tất cả đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Công an TP.HCM trấn áp quyết liệt tội phạm ma túy, tín dụng đen Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó giám đốc Công an TP.HCM, cho biết Công an TP.HCM đã thu thập, lên danh sách hơn 3.000 số điện thoại liên quan cho vay tài chính, trong năm 2023, đã xử phạt vi phạm hành chính 55 người có hành vi cho vay, 247 người về hành vi dán quảng cáo sai quy định. Ngày 19.4, Ban...