Bình Dương: Tăng cường giải pháp hỗ trợ DN bị ảnh hưởng do dịch
Đến đầu tháng 5/2020, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 571 khách hàng với dư nợ 2.262 tỷ đồng; miễn, giảm lãi suất cho 2.316 khách hàng với dư nợ trên 753 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đạt gần 25.000 tỷ đồng cho 4.470 khách hàng.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ DN – Ảnh: VGP/Lê Anh
Ngày 21/5, tại Bình Dương, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội, đời sống của người dân. Dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngay sau khi bắt đầu có dịch, ngành ngân hang đã chủ động nắm bắt, dự báo tình hình, triển khai các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Theo đó, NHNN đã kịp thời xây dựng khuôn khổ pháp lý bằng việc ban hành ngay Thông tư 01/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) và Chỉ thị 02/CT-NHNN (Chỉ thị 02) vào đầu tháng 3/2020 để các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai việc gia hạn các khoản nợ gốc và lãi đến hạn, miễn giảm lãi, phí và tiếp tục cho vay mới đối với những dự án, doanh nghiệp cần vốn để duy trì và phục hồi trong thời điểm cao trào chống dịch.
Video đang HOT
Về kết quả triển khai thực hiện Thông tư 01 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, thống kê đến đầu tháng 5/2020, các TCTD đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 571 khách hàng với dư nợ 2.262 tỷ đồng; miễn, giảm lãi suất cho 2.316 khách hàng với dư nợ trên 753 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đạt gần 25.000 tỷ đồng cho 4.470 khách hàng.
Đại diện cho các doanh nghiệp (DN), ông Võ Sơn Điền, Chủ tịch Hiệp hội DN trẻ Bình Dương cho biết, 3 tháng đầu năm 2020, nhiều DN trên địa bàn có doanh thu sụt giảm ít nhất 30%, có đơn vị 3 tháng không có doanh thu.
Theo ông Điền, lãi suất không quan trọng bằng giãn nợ vì dòng tiền của DN đang nằm ở các công trình, các cảng, ở đối tác nước ngoài chưa về nhưng sẽ về.
Chia sẻ với những khó khăn cùng DN, ông Đào Minh Tú nhấn mạnh: Bình Dương nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước, kinh tế phát triển năng động, có quy mô tín dụng đạt trên 204.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Bộ (chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai), tuy nhiên, trước tác động của dịch bệnh, hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, tín dụng ngân hàng đến cuối tháng 5 đạt mức tăng trưởng thấp 1,36%.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, đối với NHNN chi nhánh thành phố Bình Dương, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động năm 2020 là tổ chức triển khai Thông tư 01 ngày 12/3/2020, Chỉ thị 02 ngày 31/3/2020 của Thống đốc NHNN trên địa bàn; tiếp nhận và kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, kiến nghị liên quan đến Thông tư 01 của NHNN thông qua đường dây nóng của chi nhánh; thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các cấp trên địa bàn để chia sẻ, thông tin, tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng nhằm tạo sự đồng thuận trong triển khai, thực hiện; tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các chi nhánh TCTD trên địa bàn không chấp hành, chậm xử lý, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm trong triển khai theo đúng chủ trương của ngành, quy định và chỉ đạo của NHNN.
Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Hiện nay, tỉnh An Giang đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khôi phục sản xuất - kinh doanh (SXKD), nhất là hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động SXKD bị đình trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn và làm đảo lộn mọi hoạt động đời sống xã hội và sinh hoạt của người dân.
Tuy nhiên, dù dịch bệnh Covid-19 đã tác động xấu đến nhiều lĩnh vực, nhưng tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh trong quý I-2020 vẫn cơ bản giữ ổn định. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 4,75%; sản xuất nông nghiệp thắng lợi, năng suất lúa vụ đông xuân đạt 72,7 tạ/ha (tăng 2,28 tạ/ha so cùng kỳ); kim ngạch xuất khẩu đạt 217 triệu USD, tăng 2,6% so cùng kỳ; thu ngân sách từ kinh tế địa bàn đạt 2.487 tỷ đồng. Có 171 DN được thành lập mới và 130 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký 1.038 tỷ đồng.
Đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Duy Toàn cho biết, trong mức tăng trưởng GRDP 4,75%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%, cao hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trước; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,80%, dịch vụ tăng 5,30%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,29%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trước. Tỉnh đã dự thảo 3 kịch bản tăng trưởng năm 2020.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh An Giang Nguyễn Tuấn Dũng cho biết: "Trong tháng 4-2020, có 25.351 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 ở các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi vay, cho vay mới.
Tổng dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi vay, cho vay mới là 13.655 tỷ đồng, chiếm 19,18% tổng dư nợ toàn tỉnh, trong đó có 1.553 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 690 tỷ đồng, 8.090 khách hàng được miễn, giảm lãi vay 3.227 tỷ đồng, tiền lãi khách hàng được giảm 2,44 tỷ đồng, 15.708 khách hàng vay mới số tiền 9.738 tỷ đồng".
Nhiều ngân hàng làm tốt công tác hỗ trợ DN, như: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang đã hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với 28 khách hàng bị ảnh hưởng dịch ệnh Covid-19 với tổng dư nợ 530 tỷ đồng, mức giảm lãi suất từ 0,5-2%, cơ cấu lại thời hạn trả nợ 2 khách hàng gần 12 tỷ đồng, gần 1.200 khách hàng được đưa vô chương trình tín dụng giảm lãi vay. Tổng dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh An Giang và Chi nhánh Châu Đốc 2.511 tỷ đồng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang và Bắc An Giang 504 tỷ đồng...
Để góp phần chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch, các ngân hàng đã dồn sức để hỗ trợ khách hàng với hàng loạt biện pháp mạnh (miễn, giảm lãi vay, cơ cấu thời hạn trả nợ, giảm phí thanh toán). Đồng thời, chủ động tự cân đối nguồn vốn, tiết giảm các chi phí hoạt động, giảm lương, thưởng, giảm lợi nhuận kinh doanh và đăng ký nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, giảm sâu so với lãi suất cho vay thông thường, hiện hữu từ 0,5%-2,5%/năm, với quy mô trên toàn quốc lên đến 600.000 tỷ đồng. Đây là sự chia sẻ hết sức to lớn của ngành ngân hàng cùng với các chính sách khác của nhà nước, Chính phủ hỗ trợ người dân và DN đang gặp khó khăn do dịch bệnh.
Đối với gói tín dụng này, theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, ngoài việc ưu đãi lãi suất giảm từ 0,5%-2,5%/năm, tập trung cho vay các đối tượng, ngành nghề bị ảnh hưởng, các điều kiện cho vay đều phải thực hiện đúng quy định, không được nới lỏng điều kiện tín dụng, nhằm đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng. Bên cạnh cùng với các ngành hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với người dân, DN giúp ổn định hoạt động SXKD, thì ngân hàng cũng phải duy trì tính lành mạnh, an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình, bởi ngân hàng là một mạch máu chính của nền kinh tế.
Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Phạm Văn Dũng cho biết: "Toàn tỉnh có 5.800 DN đang hoạt động và có nộp thuế. Để kịp thời hỗ trợ DN, tổ chức vượt qua khó khăn, nhanh chóng ổn định hoạt động SXKD, Cục Thuế tỉnh đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người nộp thuế bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, đồng thời nắm sát tình hình, diễn biến ảnh hưởng của dịch bệnh đến nguồn thu ngân sách, đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.
Từ khi có Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, ngày 8-4-2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, tạo thuận lợi cho DN đến nay, Cục Thuế tỉnh đã nhận được đề nghị của 871 DN đề nghị gia hạn với tổng số tiền hơn 109 tỷ đồng, trong đó DN đề nghị gia hạn thuế giá trị gia tăng hơn 32,1 tỷ đồng, thuế thu nhập DN hơn 67,3 tỷ đồng, tiền thuê đất hơn 9,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm dừng kinh doanh từ ngày 1-4-2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng, tùy theo diễn biến của dịch bệnh, nhưng không quá 3 tháng.
Theo thống kê, đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có hơn 12.300 hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm. Hiện Cục Thuế tỉnh phối hợp UBND các địa phương rà soát lại, thẩm định, đảm bảo đúng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ".
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đề nghị các ngành, đơn vị, địa phương thường xuyên theo dõi, rà soát, đánh giá tác động, ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do dịch bệnh gây ra để kịp thời triển khai các giải pháp; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy SXKD. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án SXKD khi hết dịch bệnh. Để vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ngành liên quan khẩn trương hoàn thành kế hoạch điều hành an sinh xã hội trong tình hình dịch bệnh. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kích cầu du lịch, tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền điện tử...
Ngân hàng ưu tiên dành mọi nguồn lực hỗ trợ giảm lãi suất Lãi suất là yếu tố đang được cân nhắc nhiều nhất khi nhiều hướng dẫn của NHNN đều hướng tới việc ưu tiên dành mọi nguồn lực để các ngân hàng có thể miễn giảm lãi suất cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Để hỗ trợ cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong...