Bình Dương: Nuôi đàn con tai dài cho ăn lá thuốc, thiên hạ bán 100.000 đồng/ký, anh trai làng bán tới 150.000 đồng/ký
Mô hình “Nuôi dê thịt bằng cây dược liệu” của Nguyễn Viết Dũng, sinh viên năm 4 trường Đại học Thủ Dầu Một ( Bình Dương) đã cho hiệu quả kinh tế cao gấp rưỡi so với cách nuôi thông thường.
Bằng niềm tin, khát vọng của tuổi trẻ, Nguyễn Viết Dũng, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) đã khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi dê bằng cây dược liệu.
Nguyễn Viết Dũng (huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi dê cho ăn các loại lá thuốc.
Sinh ra và lớn lên tại huyện Bàu Bàng trong gia đình làm nông nghiệp, Dũng có sở thích trồng trọt và chăn nuôi từ bé.
Năm 2014, giá mủ cao su xuống thấp, với nhiệt huyết, khát vọng của tuổi trẻ, Dũng đã tìm hiểu nhiều mô hình nông nghiệp khác để thay thế, cải thiện cuộc sống.
Video đang HOT
Sinh viên Nguyễn Viết Dũng chia sẻ: “Sau quá trình tìm hiểu phát hiện nuôi dê là mô hình đem lại lợi nhuận kinh tế cao, phù hợp với điều kiện gia đình và thổ nhưỡng địa phương. Bên cạnh đó, địa phương có nhiều mô hình trồng cây dược liệu, sau khi thu hoạch người ta vứt bỏ đi các phụ phẩm như cành, lá, mình có thể xin hoặc mua lại với giá rất rẻ để làm thức ăn cho dê…”.
Mặt khác, theo Nguyễn Việt Dũng, việc cho dê ăn bằng cây dược liệu sẽ tạo ra sản phẩm dê thịt sạch, nhiều vitamin, khoáng chất hơn. Hơn nữa, dê ăn các loại cây dược liệu sẽ có sức đề kháng tốt, ít bệnh. Điều này giúp giảm chi phí trong quá trình nuôi dê….
Những loại cây dược liệu Dũng dùng cho dê ăn là các loại cỏ ngọt, cỏ xước, đinh lăng, khổ sâm, kim ngân, ngưu tất, hồng ngọc, bồ công anh, các loại củ quả như khoai lang, bí đỏ, chuối…
Hiện nay dê hơi nuôi theo kiểu thông thường giá bán trên thị trường khoảng 100.000 đồng/kg. Trong khi đó, dê nuôi bằng cây dược liệu có giá bán gần 150.000 đồng/ kg nhưng thương lái rất ưa chuộng loại này, cung đang không đủ cầu.
Theo Nguyễn Viết Dũng, mặc dù vốn đầu tư cho con dê giống và chuồng trại nuôi dê khá cao, từ 8 – 10 triệu đồng/cặp giống bố mẹ, nhưng so với nuôi heo, bò, gà thì nuôi dê sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn hơn.
Tuy nhiên người nuôi dê cũng cần phải lưu ý, dê khá nhạy cảm, dễ bị bệnh nên người nuôi cần phải thường xuyên quét dọn chuồng trại. Nếu phát hiện dê bỏ ăn, phải cách ly và chữa trị kịp thời để tránh nguy cơ lây nhiễm, gây thiệt hại cho cả đàn.
Tối 1/8: 4.246 ca mắc mới Covid-19, riêng TPHCM hơn 2.000 trường hợp
Bộ Y tế cho biết tối 1/8, cả nước thêm 4.246 ca Covid-19. Tính chung trong ngày, Việt Nam ghi nhận 8.620 ca Covid-19, với 2.007 ca trong cộng đồng.
Ngoài ra, có 4.423 bệnh nhân Covid-19 được ra viện.
Tính từ 6h đến 18h30 ngày 1/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.246 ca mắc mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 4.225 ca ghi nhận trong nước, với 1.123 ca cộng đồng.
Cụ thể số ca mắc tại TPHCM (2.025), Bình Dương (764), Khánh Hòa (298), Long An (251), Đồng Nai (163), Bà Rịa - Vũng Tàu (138), Tây Ninh (102), Cần Thơ (100), Đồng Tháp (70), Sóc Trăng (53), Bến Tre (50), Bình Thuận (32), Phú Yên (27), Bình Phước (20), Bình Định (16), Đắk Lắk (15), Thừa Thiên Huế (14), Hà Nội (14), Quảng Nam (11), Trà Vinh (9), Gia Lai (6), Kon Tum (6), Quảng Ngãi (5), Hải Dương (5), Lâm Đồng (4), Hà Giang (4), Quảng Bình (4), Hậu Giang (4), Ninh Thuận (3), Hà Tĩnh (3), Nghệ An (3), Đắk Nông (2), Thanh Hóa (2), Thái Nguyên (1), Bạc Liêu (1).
Trong ngày 1/8, cả nước ghi nhận 8.620 ca mắc mới, trong đó 23 ca nhập cảnh và 8.597 ca ghi nhận trong nước tại TPHCM (4.052), Bình Dương (2.179), Long An (569), Đồng Nai (425), Khánh Hòa (298), Bà Rịa - Vũng Tàu (184), Tây Ninh (102), Cần Thơ (100), Đồng Tháp (86), Bến Tre (82), Hà Nội (81), Sóc Trăng (53), Vĩnh Long (50), Phú Yên (49), Hậu Giang (41), Bình Thuận (32), Trà Vinh (31), Kiên Giang (24), An Giang (21), Bình Phước (20), Bình Định (16), Đắk Lắk (15), Thừa Thiên Huế (14), Quảng Nam (11), Thanh Hóa (8 ), Hải Dương (7), Kon Tum (7), Gia Lai (6), Quảng Ngãi (5), Lâm Đồng (4), Hà Giang (4), Quảng Bình (4), Quảng Trị (3), Ninh Thuận (3), Hà Tĩnh (3), Nghệ An (3), Đắk Nông (2), Hưng Yên (1), Thái Nguyên (1), Bạc Liêu (1) trong đó có 2.007 ca trong cộng đồng.
Tính đến chiều ngày 1/8, Việt Nam có 154.306 ca mắc trong đó có 2.262 ca nhập cảnh và 152.044 ca mắc trong nước.
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 150.474, trong đó có 40.383 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Đến nay có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn; Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.
Về tình hình điều trị, trong ngày có 4.423 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 43.157 ca.
Hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 432 ca; Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.
Đến nay, Việt Nam cũng đã tiêm 6.203.866 liều vắc xin, trong đó tiêm một mũi là 5.583.255 liều, tiêm mũi 2 là 620.611 liều.
Phú Yên muốn đón lao động từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương Lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho biết sẽ phối hợp với các tỉnh, thành phố phía Nam kiến nghị Chính phủ cho phép tổ chức đưa người lao động về quê tránh dịch một cách bài bản, an toàn. Tối 31/7, Thủ tướng yêu cầu người dân tại khu vực áp dụng Chỉ thị 16 tuyệt đối không di chuyển khỏi tỉnh, thành...