Bình Dương mở rộng nguồn lực tiêm chủng
Hệ thống Tiêm chủng VNVC, Tập đoàn Thái Bình Shoes hưởng ứng lời kêu gọi của Bình Dương huy động lực lượng y tế tư nhân, doanh nghiệp tham gia tiêm vaccine Covid-19.
Sở Y tế Bình Dương vừa ra công văn kêu gọi các đơn vị y tế tư nhân trong và ngoài tỉnh chung tay, khẩn cấp hỗ trợ ngành y tế trong triển khai chiến dịch tiêm chủng phòng Covid-19 trên địa bàn. Đối tượng được kêu gọi là các đơn vị đủ điều kiện, có chứng chỉ tiêm chủng.
Lời kêu gọi diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch tại Bình Dương đang diễn biến phức tạp. Hiện tại, Bình Dương đang có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ hai cả nước, với hơn 24.400 ca tính đến sáng 7/8. Dịch đã lan vào các khu nhà trọ, lây lan vào các nhà máy, công ty có lượng công nhân đông. Dự báo trong thời gian tới, số bệnh nhân có thể tăng rất nhanh nếu không có phương án kiểm soát kịp thời.
Hưởng ứng lời kêu gọi của tỉnh, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã vào cuộc, đóng góp nguồn lực tiêm chủng.
Tập đoàn Thái Bình Shoes ( TBS Group) – một doanh nghiệp có nhà máy trên địa bàn đứng ra tài trợ chi phí tiêm cho 50.000 người tại 2 thành phố Dĩ An và Thuận An, gồm công nhân ở các khu công nghiệp và các khu dân cư lân cận. Chi phí 150.000 đồng/người được tiêm, bao gồm toàn bộ vật tư y tế, vật tư tiêu hao, công khám sàng lọc, công tiêm, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, tài liệu hướng dẫn chăm sóc sau tiêm chủng…
VNVC, đơn vị tiêm chủng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vaccine và tiêm chủng, đồng hành cùng TBS Group trong chiến dịch lần này. VNVC huy động 300 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên từ nhiều trung tâm tiêm chủng, đều là lực lượng y bác sĩ tinh nhuệ đã tham gia chiến dịch tiêm chủng thần tốc tại TP HCM hồi tháng 6.
Chia thành 60 đội tiêm, mỗi đội 5 người, đoàn y bác sĩ với đầy đủ vật tư y tế đã đến Bình Dương từ chiều 4/8 và bắt đầu tiêm từ sáng 5/8. Trong hai ngày 5-6/8, tại 4 điểm tiêm chủng của thành phố Thuận An và 8 điểm tiêm chủng của thành phố Dĩ An, tổng cộng VNVC đã hoàn thành tiêm cho 34.144 người, gồm công nhân và người dân trên địa bàn.
Công nhân, người dân được tiêm chủng tại Nhà văn hóa thể thao Bình Hòa (thành phố Thuận An, Bình Dương) sáng 5/8. Ảnh: VNVC.
Đảm bảo an toàn tiêm chủng
Vaccine được CDC Bình Dương bàn giao, VNVC mang về 2 kho lạnh đạt chuẩn GSP đặt ở các trung tâm tiêm chủng của đơn vị tại địa bàn để bảo quản, cấp phát mỗi ngày cho những điểm tiêm do CDC Bình Dương chỉ định.
Video đang HOT
Để đảm bảo cho việc tiêm chủng đúng tiến độ và an toàn, VNVC cho biết, 100% nhân lực của VNVC tham gia chiến dịch tiêm chủng cho doanh nghiệp lần này đều đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19, xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, được trang bị đồ bảo hộ, nón chống giọt bắn, găng tay y tế, tuân thủ 5K… Tất cả đều có chứng chỉ An toàn tiêm chủng, trình độ chuyên môn theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Người dân khu dân cư Thái Bình (thành phố Thuận An, Bình Dương) được tiêm chủng vào ngày 5/8. Ảnh: VNVC.
Người đến tiêm chủng được bác sĩ khám sàng lọc, khi đủ điều kiện sẽ được tiêm chủng; sau tiêm ở lại 30 phút để theo dõi các phản ứng. Nhân viên y tế của VNVC hướng dẫn theo dõi sau tiêm tại nhà, có tổng đài hỗ trợ khi cần tư vấn các thông tin liên quan.
Ông Bùi Kim Khánh, Giám đốc toàn quốc Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC, cho biết, VNVC có quy trình an toàn tiêm chủng đảm bảo tiêm lưu động số lượng lớn, với 60 trung tâm trên toàn quốc nên dễ dàng điều động, tăng cường nhân sự cho các địa phương khi cần. Đây không phải lần đầu tiên VNVC triển khai tiêm chủng cho các đơn vị, địa phương có nhu cầu.
Một người đàn ông được tiêm chủng tại khu dân cư Thái Bình (thành phố Thuận An, Bình Dương) ngày 5/8. Ảnh: VNVC.
Theo ông Kim Khánh, VNVC cũng đang nỗ lực tiếp cận nhiều nguồn vaccine Covid-19 chất lượng cao và sớm đưa về Việt Nam, sẵn sàng chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 cho tiêm chủng dịch vụ trong thời gian tới.
Bình Dương có khoảng 2,5 triệu dân, là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất phía Nam với gần 50.000 doanh nghiệp, hơn 1,2 triệu lao động. Những ngày qua, Bình Dương đã lấy mẫu test nhanh có trọng tâm và nhanh chóng khoanh vùng dập dịch tại các “vùng đỏ” (thành phố Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, thị xã Tân Uyên), “vùng vàng” (thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng).
Lãnh đạo Bình Dương cho biết, giải pháp lâu dài khống chế Covid-19 là vaccine, nhưng hiện việc tiêm vaccine tại tỉnh còn rất hạn chế. Tính đến ngày 1/8, có 78.599 người đã tiêm, trong số đó 72.472 người mũi 1, 6.127 người tiêm mũi 2.
Bình Dương: Dự kiến trong hai tuần tiêm hết 307.000 liều vắc xin Covid-19
Theo lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương hiện đã có 307.000 liều vắc xin Covid-19 được cấp cho Bình Dương nhưng mới tiêm được trên 67.000 liều.
Dự kiến trong khoảng 2 tuần sẽ tiêm hết số vắc xin này.
Điểm tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.Thuận An (Bình Dương). ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Chiều 27.7, trả lời PV Thanh Niên , ông Nguyễn Hồng Chương, giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết hiện ngành y tế đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 cho công nhân, người dân trên địa bàn.
Người dân khai báo y tế để tiêm vắc xin Covid-19.. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Theo ông Chương, Bình Dương đã được Bộ Y tế cấp 307.000 liều vắc xin gồm: AstraZeneca, Pfizer và Moderna. Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bình Dương dự kiến trong năm 2021-2022 sẽ tiêm vắc xin Covid-19 cho trên 1,45 triệu người để đạt miễn dịch cộng đồng.
Nhân viên y tế tư vấn cho người được tiêm vắc xin. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Trước đó, ngày 24.7, Bình Dương đã phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 và ra quân khử khuẩn trên điện rộng, phạm vi toàn tỉnh. Theo đó, chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 được Bình Dương bố trí ở 91 xã, phường, thị trấn trong tỉnh và tại các điểm tiêm lưu động trong các khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp có đủ điều kiện để thành lập điểm tiêm lưu động.
Người dân ở TP.Thuận An (Bình Dương) được tiêm vắc xin Covid-19. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Bình Dương dự kiến chi nguồn kinh phí khoảng 50 tỉ đồng cho việc triển khai tiêm vắc xin với tiến độ khoảng 30.000 người/ ngày.
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về việc Bộ Y tế đã cấp 307.000 liều vắc xin nhưng đến nay Bình Dương mới triển khai tiêm được trên 67.000 liều, như vậy có chậm quá không? Và có thiếu nhân lực để tiến hành tiêm vắc xin cho người dân hay không? Ông Nguyễn Hồng Chương cho biết: "Về công tác phòng chống dịch thì cái gì cũng thiếu. Nhân sự để tiêm vắc xin cũng thiếu, nhưng chúng tôi cố gắng gói gọn, gồng gánh được và chỉ trong khoảng 2 tuần là chúng tôi tiêm hết số 307.000 liều vắc xin" - ông Chương nói.
Sau khi tiêm vắc xin, người dân ngồi tại chỗ để theo dõi sức khoẻ trong 30 phút. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Theo thống kê của cơ quan chức năng Bình Dương, đến nay có 10 tỉnh thành trong cả nước chi viện nhân lực cho Bình Dương chống dịch. Hiện nhân lực trực tiếp phục vụ điều trị cho các bệnh nhân tổng 581 người, trong đó có 120 bác sĩ, 295 điều dưỡng, cùng nhân viên y tế hỗ trợ 166 người...
Dự kiến trong hai tuần, Bình Dương sẽ tiêm hết 307.000 liều vắc xin. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Ngoài ra, Bình Dương còn có 109 y, bác sĩ của các đơn vị ngoài công lập thuộc tỉnh với tổng số người tham gia phòng, chống dịch là 1.034 người.
Ghi nhận của PV Thanh Niên, tại điểm tiêm vắc xin Covid-19 TP.Thuận An (Bình Dương) ở siêu thị Aeon mall dự kiến tiêm cho khoảng 1.000 công nhân, lao động trên địa bàn cho thấy việc tổ chức khá chặt chẽ và đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. Người đến tiêm vắc xin phải có giấy xét nghiệm âm tính, được khám sàng lọc bệnh nền, tư vấn trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19.
Sản xuất đồ chay khó kiểm soát vì quy mô nhỏ lẻ Liên quan tới những người bị ngộ độc tại Bình Dương sau khi ăn món bún riêu chay, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, cơ quan chức năng của Bình Dương đã lấy 16 mẫu chả và pate chay để kiểm nghiệm. Theo đó, 16 mẫu lấy để kiểm nghiệm gồm:...