Bình Dương – đô thị nông nghiệp công nghệ cao
Mặc dù tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương giảm dần qua từng năm nhưng giá trị tuyệt đối ngày càng tăng do ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao vào sản xuất.
Theo thống kê từ Sở NNPTNT Bình Dương, hiện nay, toàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.754,7ha, tăng 78,5% so với năm 2015. Với mục tiêu tăng giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản bình quân 2,5%/năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.
Đô thị nông nghiệp công nghệ cao
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng rau an toàn. Ảnh: Quốc Hải
Ông Nguyễn Văn Bông – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện nay đã hình thành 4 khu nông nghiệp CNC với diện tích gần 1.000ha và hơn 860ha ứng dụng kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi… Nhờ các mô hình nông nghiệp mới này, diện mạo ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã khởi sắc, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, tạo nguồn thu nhập cao cho nông dân.
Ông Võ Văn Lượng – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cho hay, mặc dù trên địa bàn tỉnh, tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần qua từng năm nhưng giá trị tuyệt đối lại ngày càng tăng nhờ việc ứng dụng CNC gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị hình thành, phát triển theo quy hoạch.
Video đang HOT
“Mới đây, tỉnh Bình Dương đã phê duyệt báo cáo đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng phía Nam tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Theo đề án, từ nay đến năm 2020, nông nghiệp trên địa bàn phía Nam của tỉnh Bình Dương sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng CNC, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn và khai thác tốt các nguồn lực sẵn có ở đô thị. Mục tiêu phấn đấu tới năm 2020, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn vùng phía Nam của tỉnh Bình Dương đạt 3.783 tỷ đồng” – ông Lượng chia sẻ.
Cũng theo ông Lượng, thời gian qua, Bình Dương luôn ưu tiên chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp CNC gắn với công nghiệp chế biến. Nhờ đó, tuy trong cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay nông nghiệp chỉ chiếm 3,74% nhưng lại mang về giá trị kinh tế cao, đóng góp vào thành tựu chung của kinh tế – xã hội của địa phương.
Kết nối để xây dựng chuỗi cung ứng
Mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương thời gian qua đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng song vẫn chưa có hướng đi vững chắc trong việc liên kết chuỗi cung ứng nông sản và thị trường. Nguyên nhân được xác định, trước hết là do người sản xuất chưa thật sự chú trọng đến thị trường, bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản địa phương đang gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra ổn định.
Tại hội nghị kết nối cung – cầu mặt hàng nông sản, trái cây tỉnh Bình Dương năm 2018 mới đây, ông Hồ Văn Bình – Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, kết nối vẫn là giải pháp then chốt để quảng bá và mở rộng thị trường cho nông sản. Vì vậy, kết nối cung cầu là giải pháp và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đang thực hiện xuất khẩu nông sản có kinh nghiệm tìm kiếm và mở rộng thị trường…
Theo ông Nguyễn Văn Bông, ngành nông nghiệp Bình Dương đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất. Ví dụ như hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi theo hướng VietGAP, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng cây ăn trái có múi, chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản, phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến… Qua đó tạo điều kiện cho nông dân tích cực áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.
Theo Danviet
"Đổi mới thực sự trong công tác Hội"
Đó là khẳng định của ông Đa Cát Vinh - Chủ tịch Hội ND tỉnh Lâm Đồng khi nói về những đổi mới về hoạt động của Hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đổi mới thực sự
Trao đổi với PV Báo NTNN, ông Đa Cát Vinh cho biết, trong nhiệm kỳ vừa qua hội đã có những cách làm hay, những giải pháp để hội hoạt động ngày càng hiệu quả và khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
"Trước kia, Tỉnh hội có 6 ban, văn phòng, tuy nhiên sau khi tinh gọn thì chỉ còn 3 ban văn phòng. Vì vậy mà các nhiệm vụ của các đơn vị sẽ có sự tập trung, tránh sự chồng chéo, đảm bảo hiệu quả công việc. Từ đó để có những tham mưu kịp thời chính xác cho ban lãnh đạo để chỉ đạo công tác hội đạt hiệu quả"- ông Vinh cho biết.
Bên cạnh đó, cách làm mà ông Vinh cho rằng thật sự đổi mới đó là việc tuyên truyền hướng về cơ sở, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa có hội viên là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Sản xuất rau theo hướng công nghệ cao tại Lâm Đồng. ảnh: Long Nguyễn
Cụ thể, tại Lâm Đồng có 10 huyện, 2 thành phố thì hàng tháng, lãnh đạo tỉnh hội sẽ chọn một xã thậm chí là thôn để trực tiếp tuyên truyền. Mỗi chuyến đi như vậy, lãnh đạo hội sẽ gắn với việc hỗ trợ tư vấn pháp lý cho người dân, vì vậy sẽ tạo được sự uy tín và tin tưởng của hội viên đối với Hội ND.
Giúp nông dân tiếp cận công nghệ
Để tương xứng với tiềm năng, tiềm lực về nông nghiệp công nghệ cao (CNC) của tỉnh thì Hội ND Tỉnh cũng thường
xuyên phối hợp với các sở, ban ngành mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. "Với thời buổi như hiện nay, người dân Đà Lạt nói riêng, nông dân tỉnh Lâm Đồng nói chung không thể không hiểu biết về công nghệ thông tin, ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy việc hỗ trợ nông dân tiếp xúc với những ứng dụng này là vô cùng cần thiết"- ông Vinh nhấn mạnh.
Hiệu quả của nông nghiệp ứng dụng CNC đem lại thu nhập cho người dân tăng lên đáng kể, đưa nông sản xuất khẩu chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu.
Ngoài ra, Hội ND các cấp đã vận động nông dân liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ nông sản. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 20.000 hộ gia đình hội viên ký hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản. Tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng đạt khoảng 30%. Đồng thời, hội đã giới thiệu 4 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiêu biểu. Hàng năm, hội tổ chức cho các doanh nghiệp, HTX tham gia các hội chợ thương mại, hội chợ nông nghiệp để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Theo Danviet
Mướt mắt với "vườn rau 4.0" của học trò Cần Đước Nhằm tạo sân chơi, rèn năng sống và hướng nghiệp cho học sinh, từ năm học 2015-2016, Trường THCS Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã thưc hiện mô hình điểm "Giáo dục kêt hợp trồng trọt". Đến nay mô hình đã hoạt động hiệu quả và sẽ được nhân rộng tại nhiều trường khác. Để thực hiện dự án này,...