Bình Dương đạt tăng trưởng GRDP thuộc nhóm cao nhất cả nước
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, GRDP ước tăng 6,91% (kế hoạch tăng từ 8,6-8,8%) so với cùng kỳ năm ngoái; là mức tăng trưởng cao và thuộc nhóm tỉnh có mức tăng trưởng bình quân cao nhất cả nước.
Ông Nguyễn Hoàng Thao, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN)
Báo cáo về kinh tế- xã hội tỉnh Bình Dương năm 2020 tại Kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương lần thứ 14 Khóa IX diễn ra trong hai ngày 8 và 9/12, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Hoàng Thao cho biết mặc dù là năm có nhiều thách thức và biến động do dịch bệnh COVID-19, nhưng Tổng sản phẩm trên địa bàn ( GRDP ) ước tăng 6,91% (kế hoạch tăng từ 8,6-8,8%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là mức tăng thấp so với kế hoạch đề ra, nhưng là mức tăng trưởng cao và thuộc nhóm tỉnh có mức tăng trưởng bình quân cao nhất cả nước.
Cụ thể, chỉ số phát triển công nghiệp của tỉnh năm 2020 ước tăng 8,02% (năm 2019 tăng 9,86%, kế hoạch năm 2020 tăng 9,6%). Hoạt động thương mại-dịch vụ trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng đã nhanh chóng được khôi phục, đạt mức tăng trưởng khá nhờ việc phòng, chống dịch bệnh thành công. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 252.889 tỷ đồng, tăng 12,3%.
Kết quả thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 59.700 tỷ đồng, đạt 96% dự toán Hội đồng Nhân dân tỉnh, tăng 1% so với cùng kỳ. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 26.063 tỷ đồng, đạt 98% dự toán.
Trong năm, tỉnh đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế cho 3.096 đối tượng, với tổng số tiền 2.184 tỷ đồng; cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên còn lại của năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính (dự kiến giảm chi 241 tỷ đồng).
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 133.568 tỷ đồng, tăng 11,6%. Đến ngày 15/11/2020, giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 5.131 tỷ đồng, đạt 34,4% kế hoạch điều chỉnh năm 2020 và đạt 47,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Video đang HOT
Những kết quả đạt được trong năm 2020 được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao đánh giá là những kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2015-2020. Đây là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực chung của toàn Đảng bộ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh.
Trong năm 2021, tỉnh phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng từ 8,5 đến 8,7% so với năm 2020. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,2% so với năm 2020. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16%, kim ngạch xuất khẩu tăng 12% so với năm 2020. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 58.700 tỷ đồng; tổng chi cân đối ngân sách địa phương 22.530 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, chú trọng phát huy hiệu quả các nguồn vốn trong nước, thu hút có chọn lọc các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài, nhất là dòng chuyển dịch vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; quan tâm chỉ đạo, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 150.000 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2020…/.
Chứng khoán ngày 20/11: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 20/11.
Ngưỡng hỗ trợ VRE nằm quanh 27.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): VRE đang ở trong trạng thái tích lũy trung hạn trong khu vực 25.000-29.000 đồng/cp trong nửa năm trở lại đây sau khi có sự hồi phục vào tháng 4 và tháng 5. Thanh khoản cổ phiếu những ngày giao dịch gần đây đang duy trì giá trị tốt và ổn định.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Phiên 19/11, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo RSI cũng chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VRE nằm tại khu vực xung quanh giá 27.500 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 31.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 27.000 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua cho TLG với giá 49.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua dành cho CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) trong khi nâng giá mục tiêu thêm 8% lên 49.000 đồng/cp chủ yếu do 1) cập nhật mô hình định giá chiết khấu dòng tiền, 2) áp dụng mức EPS dự phóng 2021 cao hơn trong định giá P/E và 3) nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS trung bình 2020-2024 thêm 2%.
VCSC nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020 thêm 16% lên 206 tỷ đồng (-41% YoY) do biên LN phục hồi nhanh hơn dự kiến trong quý 3. Như kỳ vọng trong báo cáo cập nhật gần nhất, TLG báo cáo đà phục hồi doanh số mạnh mẽ trong quý 3/2020 được dẫn dắt bởi nhu cầu gia tăng cho văn phòng phẩm do năm học mới bắt đầu trong tháng 9 và gián đoạn kinh doanh thấp hơn so với 6 tháng 2020.
Chọn cổ phiếu nào phiên 20/11?
VCSC dự báo mức LN phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 từ mức cơ sở thấp 2020 với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 355 tỷ đồng ( 73% YoY), chủ yếu được dẫn dắt bởi tăng trưởng doanh số.
VCSC giữ quan điểm rằng tác động của dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn nhất đến TLG trong 6 tháng 2020; do đó, công ty sẽ dần phục hồi về cuối năm 2020. Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh của công ty (như danh mục sản phẩm đa dạng, hệ thống phân phối rộng khắp và tiếp tục thực hiện R&D - Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm) sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng dài hạn của TLG.
VCSC cho rằng TLG đã bị quá bán và định giá của công ty hấp dẫn với P/E 2020 đạt 8,1 lần và P/E trượt trung vị 15,0 lần trong bối cảnh tăng trưởng EPS 2021 đạt 73% so với dự báo năm 2020.
Rủi ro: biên LN thấp hơn dự kiến từ mức tăng của giá dầu thô và chi phí nhựa đầu vào.
Khuyến nghị mua PHR với giá 70.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị của CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) từ khả quan lên mua và nâng giá mục tiêu thêm 9,4% lên 70.800 đồng/cp, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 22,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,5%.
Mức giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu đến từ các tác động tích cực từ cập nhật mô hình định giá đến cuối 2021 và tỷ lệ WACC thấp hơn 1 điểm % còn 11,4% từ 12,4% trước đây. Ngoài ra, VCSC nâng dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS 2020/2021/2022 lên lần lượt 7,2%/9,2%/3,4%, chủ yếu được dẫn dắt bởi kết quả lợi nhuận tích cực của mảng cao su tự nhiên và công ty liên kết của PHR là CTCP KCN Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC).
VCSC dự phóng doanh thu 2020 của PHR sẽ đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (-16% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1 nghìn tỷ đồng ( 126% YoY), được dẫn dắt bởi thu nhập từ đền bù 864 tỷ đồng từ chuyển đổi đất trồng cao su sang đất KCN cho NTC.
VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,1 nghìn tỷ đồng ( 11% YoY), chủ yếu đến từ đóng góp bởi thu nhập đền bù 898 tỷ đồng từ chuyển đổi đất cho KCN VSIP III. Trong khi đó, kỳ vọng mức giảm so với cùng kỳ trong LNST sau lợi ích CĐTS 2022 còn 815 tỷ đồng (-28% YoY) do không có khoản thu nhập lớn từ đền bù chuyển đổi đất trồng cao su.
VCSC cho PHR sẽ là công ty được hưởng lợi chính từ nhu cầu đất KCN tăng nhanh tại tỉnh Bình Dương nhờ quỹ đất cao su của công ty, vốn được kết nối tốt với hệ thống giao thông hiện tại.
Dựa theo dự phóng thận trọng so với kế hoạch chuyển đổi đất của PHR, VCSC cho rằng định giá của PHR là hấp dẫn khi định giá theo phương pháp Tổng của từng phần (SoTP) cho PHR đạt 70.800 đồng/cp.
Rủi ro: Trì hoãn phê duyệt đất KCN mới; tỷ lệ hấp thụ đất KCN thấp hơn dự kiến; giá cao su tự nhiên giảm.
Chứng khoán ngày 10/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 10/12. Mở vị thế BVH nằm tại mốc 58.000 đồng/cp CTCK BIDV (BSC): BVH đang nằm trong xu hướng tăng giá dài hạn. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu. Chỉ báo MACD đang và chỉ...