Bình Dương: Buộc thôi việc giáo viên vì dịch bệnh corona, chủ trường cầu xin tha thứ
Không im lặng, không lờ đi, sau khi xem xét những con số và cả những trăn trở, cô chủ trường mầm non tư thục tại Bình Dương quyết định cắt giảm 1/3 giáo viên tại trường với lời cầu xin tha thứ.
Nhiều trường chọn cách im lặng
Trao đổi với Dân trí, cô Lê Thị Bé Tuyết, chủ trường mầm mon Đô Rê Mi, thị xã Dĩ An, Bình Dương cho biết, ngày 15/2, cô ra thông báo quyết định giảm biên chế, thôi việc 1/3 giáo viên và các vị trí vòng ngoài tại trường trước tình hình nghỉ học kéo dài vì dịch bệnh Covid-19.
Trước đó, nhà trường đã làm công tác vệ sinh, thông báo chuẩn bị đón trẻ trở lại trường sau đợt nghỉ Tết và hai tuần nghỉ tránh dịch bệnh. Rồi đến phút chót nhận được quyết định hỏa tốc của Sở GD&ĐT Bình Dương nghỉ học hết tháng 2/2020.
Cả đêm cô Tuyết trăn trở, đặt ra nhiều phương án vẹn toàn nhất có thể, đến 2h sáng vẫn loay hoay với con số trước quyết định cho nghỉ việc và cả phương án dự phòng nếu mọi thứ ổn trở lại.
Cô Tuyết cũng tham khảo vài trường tư xem họ xử lý thế nào trước tình hình khủng hoảng này.
“Nhiều trường chưa thanh toán lương hoặc trả theo hình thức ứng lương. Có chủ trường chọn cách…. im lặng, không dạy thì không có nguồn thu, mặc giáo viên tự hiểu”, cô Tuyết nói. Còn cô, ngày 5/2, giữa chồng chất khó khăn, cô đã thanh toán toàn bộ lương tháng 1 cho giáo viên, nhân viên.
Những ngày qua, rất nhiều giáo viên liên tục hỏi cô lương tụi em như thế nào, luật nói thế này thế kia. Lúc này, ngoài tình cảm, đối với người lao động, cô Tuyết biết mọi việc cần được giải quyết dựa trên luật lao động.
Làm theo luật, nhưng lòng hướng về tình
Cô Tuyết công khai quỹ lương riêng gồm lương và các khoản trích theo lương hàng tháng của trường. Trả lương theo luật trong thời gian chờ việc cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Qua đó, giáo viên có thể nhìn thấy tổn thất, khả năng “trụ” của một ngôi trường mầm non tư thục khi không còn nguồn thu.
Chủ trường mầm non Đô Rê Mi, thị xã Dĩ An, Bình Dương có thông báo về việc cắt giảm 1/3 nhân sự vì ảnh hưởng nghỉ hoạt động tránh dịch bệnh
“Bỏ một cây hay để phá một vườn? Cắt vài nhánh hay để chết cả cây? Tôi trăn trở vô cùng”, cô Tuyết nói. Và cô dựa vào luật, trường hợp mất việc do bất khả kháng, người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng có báo trước 30 hoặc 45 ngày tùy hợp đồng có thời hạn hay không.
Cô buộc phải thông báo cắt giảm biên chế phòng trường hợp nghỉ dài hạn, nghỉ không có hứa hẹn thời hạn khi không thể gánh cả guồng máy. Nếu tình hình không không tiến triển tích cực, các giáo viên bị cắt giảm tại trường chính thức nghỉ việc từ ngày 15/3 hoặc 30/3 tới.
Cô Tuyết nói, đây cũng sẽ là bài học cho tất cả người lao động. Cô cân nhắc quá trình nỗ lực, đóng góp, cống hiến để giữ lại những người xứng đáng. Những người trong danh sách cắt giảm kém nỗ lực hơn một chút xíu. Khi trường gặp khó khăn ngoài ý muốn, có nhiều em quan tâm lương của em thế nào, nhưng có em biết nhìn xa, hỏi rồi sắp tới tụi em có thất nghiệp không… Các suy nghĩ, thái độ đã có sự khác biệt.
Video đang HOT
Cô Tuyết cũng nhắn nhủ, đây là động thái phòng khi nghỉ dài hạn, nếu còn tiếp tục nghỉ tháng 3, tháng 4. Còn nếu quay trở lại hoạt động bình thường, giáo viên còn muốn tiếp tục làm việc tại trường vẫn luôn được chào đón và với mức lương như thời điểm hiện tại.
Có người hỏi cô, sao cô lại làm vậy? Sao cô không im lặng như mọi người rồi kệ đến đâu thì đến. Cô Tuyết nói: “Tôi không muốn tước đi cơ hội tìm được công việc có thu nhập cao hơn của các bạn trong thời điểm này”.
Cô kể, đây là lần thứ hai trong cuộc đời mình đứng trước quyết định này. Lần đầu là khủng hoảng kinh tế 2008, chỉ khác lần cô là người làm thuê. Giờ cô mới hiểu, để đi đến quyết định này, trước đây các sếp người Nhật của mình đã đau lòng thế nào.
“Dành cho em một vé trở về nha cô”
Ngay khi cô Tuyết thông báo, nhiều giáo viên cùng khóc, chỉ biết ôm nhau động viên, an ủi mong dịch bệnh qua mau để quay trở lại làm việc.
Nhiều giáo viên nhắn tin chia sẻ với khó khăn của cô, cảm ơn cách cô giải quyết trong lúc này. Một số cô giáo trong danh sách cắt giảm hẹn, nếu khi trường hoạt động trở lại, vẫn mong muốn là một thành viên của trường.
Một cô giáo trẻ nhắn: “Trước mắt em sẽ xoay xở một công việc tạm thời. Dành cho em một vé có thể trở về nha cô”. Cô Tuyết lại bật khóc!
Cô chỉ biết cầu xin các giáo viên, đồng nghiệp của mình tha thứ.
Cô Tuyết kể thêm, trước đó cô cũng liên lạc với Phòng GD&ĐT để bày tỏ nỗi niềm của mình. Không bàn cãi về căn bệnh dễ lây lan này, chỉ xét toàn cảnh, trường đóng cửa, rất nhiều phụ huynh không có ai trông con, buộc họ phải gửi con lay lắt chỗ nọ chỗ kia.
Rất nhiều giáo viên chia sẻ với khó khăn và nỗi lòng trước khó khăn của trường
Người giữ không có chuyên môn chăm sóc, nuôi dưỡng, cũng không đảm bảo vệ sinh, an toàn phòng dịch. Có gia đình phải nhốt con trong nhà, đứa cấp 1, cấp 2 trông đứa nhỏ. Trong khi, những người có chuyên môn thì lại khắc khoải trước nguy cơ mất việc…
Ở vị trí của mình, cô chủ trường Lê Thị Bé Tuyết mong muốn mọi người có cái nhìn đa chiều hơn, cơ quan ban ngành cân nhắc thiệt hơn để đảm bảo và dung hòa quyền lợi cho toàn xã hội.
Cũng như bao người, cô mong dịch bệnh qua thật nhanh…
Hoài Nam
Theo Dân trí
"Cò" nhận bao đậu đăng kiểm ở Bình Dương, Đồng Nai
Có một thực tế nữa là tại các trung tâm đăng kiểm, có các "cò" hoạt động và "bao đậu" cho tất cả các xe, kể cả xe nâng thùng, quá trọng tải, xe không đảm bảo kỹ thuật.
Bình Dương: "Cò" làm thay nhà xe
Giữa tháng 12/2019, chúng tôi có mặt tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 61-06D (phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, Bình Dương) để đăng kiểm cho xe tải 5 tấn.
Xe đến cổng, tài xế T. bước xuống và đi đến phòng nộp hồ sơ thì một người tên Tuấn nhanh chóng tiếp cận. "Xe anh bắt đầu vô à, bảo hiểm còn không, đưa giấy tôi nộp cho, chạy xếp hàng đi" - Tuấn nói và bước vào phòng nộp hồ sơ, chủ động móc túi lấy tiền đóng phí đăng kiểm.
Tuấn còn hướng dẫn các tài xế đậu xe và người này thường xuyên ra vào phòng tiếp nhận hồ sơ đăng kiểm, khu vực xét xe, nói chuyện với các đăng kiểm viên.
Chúng tôi không làm bất cứ thủ tục nào nhưng không hiểu sao xe vẫn vô dây chuyền đăng kiểm và tài xế T. chỉ việc đi đóng phí đường bộ, ngồi chờ nhận sổ!
Đến công đoạn nhận sổ, chúng tôi cũng không phải mất công vì chẳng rõ bằng cách nào mà Tuấn đã giữ sổ đăng kiểm của ôtô chúng tôi.
Kéo tài xế T. ra ngoài sân, giao sổ có chữ ký của Phó giám đốc trung tâm Đoàn Văn Chiến và con dấu của trung tâm, Tuấn nói: "Phí đăng kiểm 330.000 đồng cộng với 500.000 đồng là 830.000 đồng".
Khi tài xế kỳ kèo "bớt đi" thì Tuấn đáp gọn lỏn "không". Tài xế thắc mắc: "Xe tôi đâu có lỗi gì đâu" thì Tuấn lảng sang chuyện khác, cho biết tem đăng kiểm đã được dán trên cabin xe và cương quyết lấy "đúng giá".
Sau khi nhận đủ 830.000 đồng, Tuấn cho biết thêm là "bao đăng kiểm" cho các loại xe ben, kể cả xe không đúng chuẩn, xe cơi nới, độ chế thùng.
"Xe bình thường là 6 xị (600.000 đồng), còn xe dư hay lên thùng thì sáu thành chín (900.000 đồng). Cứ tới đi, anh làm việc cho, khỏi lo cao hơn so với người ta, yên chí đi..." - Tuấn nói.
Trung tâm Đăng kiểm 60.04D ở Đồng Nai, nơi tài xế phải chung chi qua "cò". Ảnh: Tự Sang
"Cò" B. nhận tiền chung chi của tài xế ở Trung tâm Đăng kiểm 60.04D. Ảnh: Tự Sang
"Cò" Tuấn hoạt động ở Trung tâm 61.06D ở Bình Dương. Ảnh: Tự Sang
"Cò" Tuấn nhận tiền chung chi của tài xế. Ảnh: Tự Sang
Biểu giá bất thành văn
Ở Đồng Nai, giữa tháng 12/2019, chúng tôi theo tài xế tên H. đến đăng kiểm xe giường nằm định kỳ tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-04D, đường Điểu Xiển, phường Tân Biên, TP Biên Hòa.
Khi tài xế H. làm các thủ tục để chuẩn bị đưa ôtô vào dây chuyền kiểm định thì ông B. làm công việc xếp xe bước tới hỏi: "Có quen ai không?". Tài xế báo: "Không, mới vô lần đầu", ông H. liền chỉ tay: "Vô đăng kiểm đi". Lúc ôtô vào dây chuyền kiểm định, các đăng kiểm viên làm việc thì tài xế ra khỏi xe. H. xuống xe và ra ngoài khu vực xét xe.
Chúng tôi ra phía trước, thấy ông B. đang nhận 300.000 đồng từ một tài xế. Thấy chúng tôi, ông nói: "Xe của anh tôi gửi rồi, đừng lo. Bình thường xét mấy chỗ kia bao nhiêu thì anh gửi bấy nhiêu, gửi sáu đi nha (600.000 đồng - PV), tôi điện ở trong cho, sáu nha".
Sau đó, ông B. lấy điện thoại gọi và cho biết đang nói chuyện với nhân viên đăng kiểm trong dây chuyền. Trong lời nói, ông B. cố tình nói to "Nặng hả, xe bị nặng lắm hả" để tài xế nghe.
"Xe này bị nặng 1,7 tấn, lố xác" - ông báo lỗi cho tài xế sau khi tắt điện thoại. Tài xế khẳng định xe không cơi nới, độ chế thì làm gì có chuyện nặng hơn thiết kế, ông này liền nói: "Nó vậy đó, kỳ lắm, ông chạy xuống dưới đi". Rồi ông B. bước vào phòng làm hồ sơ.
Trong khi chờ tài xế H. đăng kiểm xe, chúng tôi chứng kiến ông B. thường xuyên nói chuyện với các đăng kiểm viên và ông B. cũng là người hướng dẫn các tài xế đậu xe, trao đổi với nhiều tài xế.
Đến gần cuối giờ chiều, xe của tài xế H. đăng kiểm xong, đăng kiểm viên thông báo xe thiếu búa thoát hiểm, yêu cầu tài xế H. đi mua, đồng thời tháo tivi để chụp ảnh.
Trong thời gian chờ tài xế mua búa thoát hiểm, ông B. cho phụ xe mượn 2 triệu đồng để đóng tiền cho quỹ bảo trì đường bộ, trực tiếp dán tem đăng kiểm lên kính ôtô...
Nhận 2 triệu đồng trả lại từ tài xế, ông B. liền nói: "Thêm tiền uống cà phê đi, 600.000 đồng", tài xế đưa tiền và kỳ kèo: "Tiền mua búa nữa, bớt đi". Ông B. đáp: "Búa ông mua ông dùng chứ ai dùng" rồi nhận 600.000 đồng từ tài xế, rời đi.
Theo Tự Sang (Pháp luật TP.HCM)
Bình Dương: Một công nhân bị tảng đá đè chết thương tâm Nạn nhân đang điều chỉnh máy ép cọc thì bất ngờ bị khối đá hàng tấn rơi trúng. Ngày 9-1, Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Công an thị xã Dĩ An đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường, làm rõ nguyên nhân tử vong của một công nhân làm việc tại dự án KDC Icon Central (phường Tân Đông Hiệp,...