Bình Định: Vào trạm tránh bão Noru nghe các cụ kể chuyện bỏ nhà ‘chạy bão’
Trạm tránh trú bão tại Trạm Y tế xã Hoài Hải (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) có 30 người dân, chủ yếu là người già và người có bệnh.
Cứ bão là “bỏ nhà mà chạy”
22h30 ngày 27/9, tại xã Hoài Hải có mưa nhẹ, nhưng gió to, sóng biển cao, biển động dữ dội. Thị xã Hoài Nhơn có tổng cộng 2.583 hộ dân phải di dời, trong đó riêng 6 xã, phường ven biển có 1.723 hộ.
Thị ủy, UBND thị xã đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, hội, đoàn thể tập trung thực hiện, đến chiều 27/9 đã cơ bản hoàn thành công tác di dời dân, huy động nhiều nguồn lực để phục vụ người dân tại các điểm di dời.
Trạm Y tế xã Hoài Hải là một trong những nơi được chọn làm chỗ tránh trú bão cho người dân. Từ chiều 27/9, hơn 30 người dân xã Hoài Hải đến tránh bão.Trong số đó đa phần là người già, phụ nữ sắp sinh và những người đang có bệnh.
20h ngày 28/9, khi gió bắt đầu gào thét ngoài song cửa, bên trong Trạm Y tế, nhiều câu chuyện vui buồn lẫn lộn được người dân chia sẻ như để “giết thời gian”, cũng để vơi đi nỗi lo trong lòng.
Cụ Phóng cùng người chồng ốm yếu, nằm đâu nằm đấy đã 2 năm qua.
Cụ Nguyễn Thị Phóng (87 tuổi) chia sẻ, gia đình cụ có 7 người, thì 3 con trai đang theo tàu ra khơi và 2 người con gái đã đi sơ tán nơi khác. Cả cuộc đời của hai cụ gắn liền với chữ “nghèo” và những lần tất tả tìm chỗ tránh trú khi bão ập tới xã biển nghèo Hoài Hải.
Ở cái tuổi gần đất xa trời, nỗi lo của cụ không những chẳng vơi đi mà còn có phần thêm khắc khoải. Nằm bên cụ ông tại nơi tránh trú, ánh mắt cụ thỉnh thoảng lại dõi ra cửa như ngóng chờ bước chân những đứa con trai trở về.
“Tôi vừa lo cho 3 đứa con trai còn lênh đênh ngoài biển lại lo căn nhà tốc mái. Ba đứa con theo tàu ra biển hơn tuần thì có tin báo bão, tụi nó có gọi điện về nói đã ra khỏi vùng nguy hiểm, nhưng vẫn thấp thỏm lắm chứ. Mấy bữa nay tui ăn không ngon ngủ không yên. Chỉ mong bão tan, con và những ngư dân khác trở về an toàn”, cụ Phóng lo lắng.
Căn nhà cấp 4 tuy đã chằng chéo cẩn thận, nhưng cụ lo gió to sẽ thổi bay mái nhà. Sáng 27/9, cán bộ xã cùng bộ đội biên phòng qua nhà, thấy ngôi nhà của cụ đã xuống cấp lại ở sát biển nên cấp tốc giúp hai cụ gói ghém đồ đạc rồi chở lên điểm Trạm Y tế để tránh trú.
“Nhà cấp 4, xây lâu lắm rồi nên mỗi khi mưa to gió lớn là rung lắc lắm. Mấy năm nay, mỗi khi có bão là tui và ông nhà phải ‘bỏ’ nhà để đi ở nhờ nhà người quen hoặc đến các trạm tập trung tránh trú”, cụ Phóng nói.
Chia sẻ về kinh nghiệm “chạy” bão, các cụ cho biết, vì có chính quyền hỗ trợ về thực phẩm, thời gian đi tránh trú bão cũng không dài nên mỗi người cũng không cần chuẩn bị đồ đạc nhiều, chỉ cần ít quần áo, đồ đạc cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân.
Video đang HOT
Cụ Nguyễn Thị Mai (71 tuổi) vừa ngồi bón sữa cho người chồng hơn 80 tuổi bị tai biến vừa kể: “Ông ấy bị tai biến, nằm đâu nằm đấy đã 4 năm nay. Nhà có 4 người con trai thì đi biển hết, chiều nay phải nhờ các anh bộ đội biên phòng cõng ông ấy đến điểm sơ tán”, cụ Mai kể.
Với cụ, mỗi lần bão vào là mỗi lần lo lắng. Trong đời, cụ đã trải qua gần chục lần đi tránh bão. Cách đây 3 năm một cơn bão lớn cũng khiến căn nhà của hai cụ bay mất nóc. Mỗi lần bão là mỗi lần cụ tất bật gói ghém đồ đạc đem qua nhà họ hàng gửi rồi lại lật đật về chuẩn bị đồ đạc để hai vợ chồng đến điểm tránh trú an toàn.
“Sợ lắm rồi, có lẽ tới chết mới hết cảnh hàng năm nơm nớp lo chạy bão”, cụ Mai thở dài.
Cụ Lanh với đôi mắt mệt mỏi vì đang bị ốm.
Cạnh vợ chồng cụ Phóng, cụ Nguyễn Thị Lanh (73 tuổi) với đôi mắt mệt mỏi vì đang bị ốm.
Năm 2018 trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với cụ. Trận bão khi đó ập xuống khiến nhà cụ bị cuốn đi một phần, kinh khủng hơn là hai vợ chồng cụ khi đó đều đang ốm “thập tử nhất sinh”, phải nhờ hàng xóm dùng cáng đưa tới điểm tránh trú.
Rút kinh nghiệm năm đó, giờ cứ nghe thông tin có mưa bão là cụ Lanh lại nhắc nhở các con tới nhà người thân xin ở nhờ, còn cụ ra trạm y tế, trường học ở tạm. Vài năm trở lại đây, cụ luôn “sống trong sợ hãi”, cứ thấy mưa lớn là… “lệnh” cho con cháu đưa hai vợ chồng đi tránh bão.
“Mẹ ỏng” sắp tới ngày sinh đang tránh trú tại Trạm Y tế
Còn chị Nguyễn Thị Hà cho biết: “Gia đình tôi ở ngay sát biển nên từ mấy hôm trước các cán bộ xã đã đến vận động sơ tán đến điểm tránh trú. Còn vài ngày nữa là tới ngày dự sinh nên tôi chọn Trạm Y tế để tá túc. Nhà không có gì giá trị, trước khi đi đã lấy bao cát đè mái nhà, đồ đạc thì bỏ bao tải treo lên cao. Sợ bão lắm rồi, tôi đã 4 lần đi trú bão liên tiếp rồi”.
Sơ tán 14.729 người khỏi khu vực nguy hiểm
Ông Trần Minh Lâm – Chủ tịch xã Hoài Hải – tới kiểm tra các điểm tránh trú của bà con trong xã.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự, toàn tỉnh Bình Định có 164 hồ chứa có dung tích từ 50 ngàn m3 trở lên; đến 17 giờ ngày 27/9, dung tích đạt 32,16% dung tích thiết kế, các hồ lớn đang được điều tiết đưa về mực nước thấp nhất để đón lũ. Đến 14 giờ ngày 27/9, có 161 tàu/1.199 lao động nằm trong vùng nguy hiểm.
Trong đó, 3 tàu với 21 lao động nằm trong vùng di chuyển của bão đã nhận thông tin về diễn biến của cơn bão số 4, đã đang di chuyển xuống phía Nam ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão; 158 tàu với 1.175 lao động đã nhận thông tin về diễn biến của cơn bão và tiếp tục di chuyển xuống phía Nam ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão.
Các khu neo đậu tàu cá (Cảng Tam Quan, cảng Đề Gi và cảng Quy Nhơn đã tiếp nhận 5.600 tàu. Toàn bộ các tàu đang bốc dỡ hàng hóa ở khu vực cảng Quy Nhơn đã được hướng dẫn và di chuyển vào tránh trú tại vịnh Xuân Đài (Phú Yên) từ chiều 26/9.
Đối với tàu công trình, Cảng vụ cho di chuyển neo đậu vào vị trí an toàn ở đầm Thị Nại; đồng thời bố trí các tàu lai dắt ứng trực 24/24 giờ để thực hiện nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp.
Toàn tỉnh đã sơ tán 5.109 hộ/14.729 người; 557 khách du lịch hiện có tại các cơ sở lưu trú ven biển đã được thông tin về cơn bão số 4.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang cho biết, để đảm bảo an toàn trong công tác ứng phó với bão số 4, UBND tỉnh đã có Thông báo về việc cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng, Chính quyền và Đoàn thể trên địa bàn tỉnh nghỉ làm việc ngày 28/9 (trừ các bộ phận được phân công tham gia làm nhiệm vụ phòng, chống bão số 4 và các lực lượng khác do thủ trưởng cơ quan quyết định);
Đồng thời, yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà kể từ 21h00 ngày 27/9 cho đến khi hết bão, ngoại trừ các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão số 4 và các tình huống khẩn cấp.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đề nghị các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp, đảm bảo an toàn yêu cầu phòng, chống bão số 4.
Thanh niên xung kích mùa bão lũ ở Bình Định: Bất chấp hiểm nguy vì cộng đồng
Trong những ngày thiên tai, dịch bệnh... hoành hành ở Bình Định, các đoàn viên, thanh niên đã bất chấp hiểm nguy, gian khổ thực hiện các hoạt động tình nguyện, chung tay giúp người dân vượt qua khó khăn.
Anh Hà Duy Trung, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định, cho biết trong nhiệm kỳ 2017-2022, tuổi trẻ tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều hoạt động tình nguyện hướng về cộng đồng như: hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19, xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ đồng bào khó khăn... mang lại hiệu tích cực.
San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch
Ngay từ những ngày đầu triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19, Tỉnh đoàn Bình Định đã huy động đoàn viên, thanh niên thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn, trực tiếp vận động người dân thực hiện thông điệp 5K, cài đặt bluezone, khai báo y tế, tham gia hỗ trợ các địa điểm test nhanh, tiêm vắc xin, cung ứng nhu yếu phẩm cho nhân dân tại khu cách ly, phong tỏa...
Thanh niên tỉnh Bình Định tiếp sức người dân các tỉnh phía nam về quê tránh dịch
Nhiều mô hình chung tay đẩy lùi Covid-19 trong thanh niên được triển khai rộng rãi tại Bình Định như: Chuyến xe 0 đồng;Tạp hóa di động; Bữa ăn 0 đồng; Bếp ăn thanh niên; Áo xanh giúp dân - Nhanh chân thu hoạch; Shipper áo xanh; Đi chợ giúp dân; Mượn nhà chống dịch...
Đặc biệt, từ mô hình Tiếp sức về quê, các cơ sở Đoàn ở Bình Định đã thành lập 12 điểm tiếp sức người dân từ các tỉnh phía nam về quê, qua đó hỗ trợ hơn 2.000 suất quà gồm" bánh, sữa, nước uống và hỗ trợ sửa chữa xe, tặng xăng xe miễn phí cho người từ các tỉnh, thành phía nam về quê.
Mô hình Chuyến xe 0 đồng hỗ trợ vùng dịch Covid-19 của Thị đoàn Hoài Nhơn
Mô hình Tiếp sức em thơ do Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức đã ký kết nhận đỡ đầu 20em thiếu nhi mồ côi cha, mẹ mất vì nhiễm bệnh Covid-19 (mỗi em được hỗ trợ tối thiểu 500.000 đồng/tháng đến hết 18 tuổi), đồng thời trao tặng các góc học tập, dụng cụ học tập cho các em... Hay Chương trình Túi thuốc an sinh đã trao tặng 450 túi thuốc (tổng giá trị 90 triệu đồng) cho đoàn viên thanh niên, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Tỉnh đoàn Bình Định cũng tổ chức 12 chương trình Kết nối yêu thương - cùng em vượt khó, Chia sẻ cùng em thơ - San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch... qua đó trao tặng 3.980 suất quà trị giá 895 triệu đồng cho thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Khu vui chơi trẻ em tại xã Cát Tân, H.Phù Cát do Tỉnh đoàn Bình Định trao tặng
Góp phần giải quyết bức xúc của nhân dân
Theo anh Hà Duy Trung, trong nhiệm kỳ 2017-2022, các cấp bộ Đoàn ở tỉnh này đã chủ động tổ chức các phong trào, chương trình tình nguyện, qua đó phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của thanh niên. Các đoàn viên, thanh niên đã thực hiện nhiều hoạt động giúp đỡ người dân ở hầu hết các khu vực khó khăn của tỉnh, từ xã đảo Nhơn Châu xa xôi cho đến các thôn, làng vùng sâu, vùng xa như làng O 2 ở xã Vĩnh Kim (H.Vĩnh Thạnh), xã Đak Mang (H.Hoài Ân), xã An Toàn (H.An Lão), xã Canh Liên (H.Vân Canh)...
Cán bộ Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức lớp ôn tập hè cho thiếu nhi xã Đak Mang, H.Hoài Ân
Qua phong trào Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới, các đoàn viên, thanh niên đã đảm nhận thực hiện 2.566 công trình, phần việc thanh niên. Hàng năm, Tỉnh đoàn Bình Định đã chỉ đạo 100% Đội thanh niên xung kích mùa bão lũ (gồm 21 đội cấp huyện, mỗi đội 30 thành viên và 159 đội cấp xã, mỗi đội 20 thành viên) thường xuyên ứng trực, sẵn sàng giúp đỡ người dân khi mưa lũ xảy ra...
Phong trào tình nguyện được các cấp bộ đoàn ở Bình Định triển khai cụ thể cho từng đối tượng với các hoạt động phù hợp như: Chiến dịch Mùa hè xanh trong đoàn viên, thanh niên, sinh viên; Chiến dịch Hoa phượng đỏ trong học sinh, giáo viên, đoàn viên các trường Trung học phổ thông; Chiến dịch Kỳ nghỉ hồng trong thanh niên khối công nhân, viên chức, công chức và đô thị; Chiến dịch Hành quân xanh trong thanh niên khối lực lượng vũ trang...
Các thanh niên tình nguyện đã hỗ trợ điện mặt trời thắp sáng từng nhà và thắp sáng đường ở làng O 2, xã Vĩnh Kim
"Các hoạt động tình nguyện được Tỉnh đoàn Bình Định khảo sát cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng, tổ chức thực hiện hiệu quả, kết quả đã góp phần giải quyết những bức xúc của nhân dân về hạ tầng, ô nhiễm môi trường. Các hoạt động tình nguyện còn giúp nhiều học sinh ôn tập hè, tổ chức các sân chơi cho thanh thiếu nhi... Không chỉ góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, các hoạt động tình nguyện còn góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên", anh Hà Duy Trung nói.
Nhà báo 97 tuổi hàng ngày cần mẫn viết bài, lấy nhuận bút nuôi sinh viên nghèo Gần 40 năm viết báo, ông đã dành dụm được khoảng 2,7 tỷ đồng tiền nhuận bút. Từ đó, ông trích ra một khoảng riêng để nuôi sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cho đến khi tốt nghiệp ra trường. Nhà báo Nguyễn Xuyến (SN 1925), ông sinh ra trong một gia đình giàu có ở Bình Định. Năm 13 tuổi ông...