Bình Định tưởng niệm vụ thảm sát Gò Dài
Trong 1.004 người thiệt mạng thì có đến hơn 380 người ở Gò Dài bị thảm sát chỉ trong vòng 1 giờ. Mang trên mình vết thương chiến tranh, song người dân luôn mở lòng đón nhận sự sẻ chia của những người Hàn Quốc.
Chiều 26/2, tại Gò Dài, thôn An Vinh, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, UBND tỉnh Bình Định cùng hàng trăm người dân cùng tổ chức dâng hương hoa tưởng nhớ những đồng bào ngã xuống trong vụ thảm sát Gò Dài cách đây 48 năm.
Ông Nguyễn Tấn Lân – nguyên Bí thư đảng ủy xã Tây Vinh có mẹ và em gái thiệt mạng trong vụ thảm sát. Ảnh: Minh Thuỳ
Hơn 1.004 dân vô tội tại xã Bình An cũ (nay là các xã Tây Vinh, Tây Bình, Tây An, huyện Tây Sơn và xã Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ, Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn) đã bị lính đánh thuê Nam Triều Tiên giết hại từ 23 đến 26/2/1966. Trong đó, chỉ trong 1 giờ ngày 26/2/1966, hơn 380 dân thường tại Gò Dài bị giết; 1.925 ngôi nhà bị phá hủy. Những nạn nhân được chôn chung trong một hố và người dân lấy ngày này là ngày giỗ chung của làng.
Hàng năm, UBND tỉnh Bình Định và người dân tại các xã trên tập trung về Đài tưởng niệm Gò Dài (Di tích lich sử Gò Dài) thắp hương tưởng nhớ đến đồng bào ngã xuống trong chiến tranh.
Video đang HOT
“Vết thương ngày cũ vẫn hiện hữu nơi mảnh này, chúng tôi đang cố gắng từng ngày xây dựng quê mình giàu mạnh. Hàng năm ngày lễ tưởng niệm là ngày chúng tôi ôn lại truyền thống lịch sử cho con cháu, dạy thế hệ trẻ hôm nay ghi nhớ lịch sử chứ không ghi nhớ hận thù, khép lại quá khứ chứ không lãng quên”, ông Nguyễn Tấn Lân, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Tây Vinh, một trong những nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát Gò Dài năm xưa nói. “Chúng tôi cũng cảm ơn trước sự sẻ chia của những người trẻ Hàn Quốc về những việc mà cha ông họ đã là với đồng bào nơi đây”.
Theo VNE
Con ruồng bỏ mẹ già trong giá rét vì... sợ trách nhiệm
Thời gian gần đây, tại các thôn Bình Đức (xã Cát Tân, huyện Phù Cát), Tân Nghi (xã Nhơn Mỹ, Thị xã An Nhơn), Đại Chí (xã Tây An, huyện Tây Sơn), thôn An Dõng (xã Bình Thành, huyện Tây Sơn) của tỉnh Bình Định, dư luận xôn xao trước thông tin người con đang tâm bỏ rơi mẹ già giữa trời lạnh lúc tờ mờ sáng vì...sợ trách nhiệm.
Từ nguồn tin trên, chúng tôi tìm đến thôn Đại Chí, xã Tây An để tìm hiểu thực hư sự việc. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Cụ Nguyễn Thị Phiếu (77 tuổi, nạn nhân của sự việc trên) sinh được 3 người con, đó là ông Nguyễn Ngọc Thống (56 tuổi, hiện ở thôn An Dõng), ông Nguyễn Ngọc Sáu (48 tuổi, hiện ở thôn Tân Nghi), ông Nguyễn Ngọc Bộ (45 tuổi, hiện ở thôn Bình Đức).
Trước đây, cụ Phiếu thuộc diện hộ nghèo và sinh sống tại đội 9, thôn Tân Nghi, xã Nhơn Mỹ. Tuy nghèo nhưng cả đời mình, cụ Phiếu lo làm ăn cật lực nuôi nấng con cái khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho con rồi chia mỗi người một mảnh đất mà cụ dành dụm để các con an cư. Thương con nên cụ vẫn sống một mình với thửa đất còn lại vì không muốn phiền hà đến con cháu. Nếu sự việc chỉ dừng lại tại đó, chắc cụ sẽ hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Tuy nhiên, vào năm 2011, khi người con trai cả của cụ (ông Thống - PV) đề nghị nuôi dưỡng và giao lại phần đất đai của cụ cho ông thì một số người con không đồng ý. Nhưng cuối cùng, cụ Phiếu đành chấp thuận và làm thủ tục chuyển nhượng QSDĐ cho con.
Từ ngày về ở chung, vợ chồng ông Thống thường gửi cụ cho họ hàng, anh em thân thích chăm nom giúp với lý do "làm ăn xa". Cho đến hôm mùng 7 Tết âm lịch (ngày 6-2-2014), ông Bộ - người con trai út của cụ - lên nhà và bảo cụ tìm giúp sổ hộ khẩu thì giữa chị dâu em chồng đã nảy sinh mâu thuẫn, cãi vã. Bất ngờ, người con dâu nhờ người chở mẹ xuống nhà người con út
Không đồng ý với lý do trách nhiệm nuôi mẹ già là của vợ chồng anh cả, ông Bộ cùng vợ đã chở cụ Phiếu về nhà ông Thống dưới cái lạnh như cắt vào da thịt lúc tờ mờ sáng vào mùng 8 Tết và để mẹ trước ngõ.
Nhờ có sự giúp đỡ của người dân địa phương, cụ Phiếu được sưởi ấm và đưa về nhà ông Thống. Song sáng hôm sau, gia đình ông Thống lại chở mẹ về nhà chị gái của cụ Phiếu, là cụ Nguyễn Thị Tâm (ở thôn Đại Chí, xã Tây An, huyện Tây Sơn) để tá túc.
Chị Nguyễn Thị Lệ, một người dân ở thôn Đại Chí, bức xúc: "Tài sản, đất đai bà Phiếu đã chia đều cho các con, người thì xây nhà, người thì bán đất để mưu sinh mà giờ lại đùn đẩy trách nhiệm nuôi mẹ già - người đã cất công nuôi dạy khôn lớn - đang ở tuổi già thì thật là đáng trách".
Để xác thực thông tin trên, chúng tôi tìm đến bà Phan Thị Ảnh (64 tuổi, ở thôn An Dõng, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn), người được cho là đưa cụ Phiếu vào nhà và sưởi ấm. Bà Ảnh khẳng định: Đúng là có sự việc người con trai út đang tâm bỏ rơi mẹ già ngoài trời lạnh vào gần 4 giờ sáng mùng 8 Tết âm lịch. Lúc vợ chồng tôi đang ngủ thì nghe tiếng rồ ga trước nhà, tưởng có ai mua đồ sớm nên tính mở cửa thì nghe tiếng thì thào: "Bảy ơi Bảy, mở cửa cho bà vào với con, bà lạnh lắm". Nghe vậy, tôi liền mở cửa thì thấy cụ Phiếu người co ro, ướt sũng trong đêm sương lạnh. Hoảng hốt, vợ chồng tôi đưa cụ vào nhà rồi đắp mền, đốt lửa sưởi ấm. Sau đó, tôi đi gọi con dâu cụ đón về.
Hiện cụ Phiếu đang ở cùng với chị gái và anh rể đã hơn 80 tuổi.
Trình bày lại sự việc với chúng tôi, cụ Phiếu giàn giụa nước mắt: "Từ ngày tôi về ở với chị gái, chẳng đứa con nào hỏi thăm mẹ được một câu. Vợ chồng đứa lớn thì dắt nhau vào Sài Gòn, vợ chồng hai đứa còn lại thì không ngó ngàng. May còn chị gái, các cháu thương tình đón nhận về nuôi..."
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Bá Sơn, Trưởng thôn Tân Nghi, xã Nhơn Mỹ (Thị xã An Nhơn), xác nhận: Trước đây, cụ Phiếu sinh sống tại địa phương nhưng cách đây 3 năm, ông Thống có cam kết với chính quyền địa phương sẽ nuôi dưỡng mẹ già đến suốt đời khi được chuyển QSDĐ. Từ đó cho đến nay, cụ Phiếu đã cắt khẩu tại địa phương và nhập khẩu theo gia đình ông Thống. Sự việc trên chúng tôi chỉ nghe qua nhưng vì cụ không còn sống tại địa phương nên chưa rõ sự tình.
Còn ông Nguyễn Đình Ngưu, Chủ tịch UBND xã Bình Thành, thì cho rằng: Đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa nghe qua sự việc các con trai đùn đẩy trách nhiệm nuôi mẹ già, bỏ rơi bà cụ giữa đêm lạnh.
Được biết, đến chiều 22-2, bà Phiếu vẫn chưa được người con nào dẫn cụ về chăm nom, phụng dưỡng tuổi già. Trước những thông tin khiến dư luận địa phương xôn xao, mong rằng cơ quan chức năng và các Hội, đoàn thể địa phương cần sớm vào cuộc, xác minh làm rõ hành vi vô trách nhiệm của những người con đối với mẹ già, để có hưởng giải quyết hợp lý.
Theo Báo Bình Định
Mẹ già bị ba con trai bỏ rơi: "Xem như tôi bạc phước!" "Chẳng hay ho gì, chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng. Bây giờ ra nông nỗi này, xem như phận tôi bạc phước. Giờ mong muốn duy nhất của tôi là được vào viện dưỡng lão sống nốt phần đời còn lại", người mẹ già bị con ruồng rẫy nói trong nước mắt. Ngày 25/2, liên quan đến sự việc cụ...