Bình Định từ chối đề xuất của DN lấn biển phân lô xây biệt thự
Doanh nghiệp muốn xây dựng biệt thự tại khu lấn biển Mũi Tấn, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) nhưng lãnh đạo tỉnh kiên quyết không đồng ý và yêu cầu chủ đầu tư chỉ làm dịch vụ tại đây.
Doanh nghiệp muốn lấn biển xây biệt thự
Ngày 21/4, UBND tỉnh Bình Định cho biết lãnh đạo tỉnh đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu lấn biển Mũi Tấn (TP Quy Nhơn).
Theo đó, tổng diện tích quy hoạch khoảng 6,8 ha, cơ cấu sử dụng đất được chia làm 2 khu chức năng chính. Trong đó, phân khu 1 là khu công viên cây xanh vui chơi giải trí, bãi đậu xe… rộng hơn 4,2 ha. Phân khu 2 là khu dịch vụ du lịch, thương mại, khách sạn cao tầng có diện tích gần 2,6 ha.
Khu lấn biển Mũi Tấn nhìn từ trên cao. Hiện khu này vẫn còn rào chắn nhưng bên trong đã được phát dọn sạch sẽ. Ảnh: Tr.Định
Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Định chỉ cho phép nhà đầu tư làm dịch vụ tại đây, mà không đồng ý cho xây dựng biệt thự.
“Nếu xây dựng biệt thự tại đây thì sẽ phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Trong khi tỉnh Bình Định đang có chủ trương di dời dân để làm trống bãi biển thì làm sao cho doanh nghiệp xây dựng biệt thự sát bên bờ biển được”, ông Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nói.
Được biết, năm 2013, tỉnh Bình Định đồng ý cho một doanh nghiệp thực hiện việc san lấp lấn biển tại khu vực Mũi Tấn với diện tích hơn 12 ha để làm cáp treo phục vụ du lịch.
Tuy nhiên, sau khi san lấp xong, nhà đầu tư không tiếp tục thực hiện dự án cáp treo tại đây khiến khu đất này bị bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm… Xung quanh khu đất này bị rào chắn khiến người dân vô cùng bức xúc.
Video đang HOT
Chỉ cho làm khu khách sạn dịch vụ, công viên giải trí
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, cho biết khu lấn biển Mũi Tấn tồn tại nhiều năm do giữa lãnh đạo tỉnh và nhà đầu tư không thống nhất được quy hoạch và chưa tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Cụ thể, chủ đầu tư muốn xây dựng biệt thự tại khu lấn biển nhưng lãnh đạo tỉnh Bình Định kiên quyết không đồng ý và yêu cầu chủ đầu tư chỉ làm dịch vụ tại đây.
“Trong năm 2019, chủ đầu tư sẽ thực hiện xong bờ kè biển và công viên, khu vực này sẽ không còn rào chắn nữa, trả lại không gian cho người dân. Tương lai sẽ có khu khách sạn, dịch vụ, khu vui chơi giải trí, công viên tại khu lấn biển Mũi Tấn, không có nhà ở nào ở đây cả”, ông Dũng khẳng định.
Tương lai sẽ có khu khách sạn, dịch vụ, khu âu thuyền, công viên tại khu lấn biển Mũi Tấn. Ảnh: Tr.Định
Trước khi tiến hành việc này, tỉnh cũng đã lấy ý kiến người dân, kết quả đạt được sự đồng thuận rất cao. Người dân trông chờ làm sớm khu Mũi Tấn để hưởng lợi từ dự án này”, ông Hồ Quốc Dũng cho biết thêm.
UBND tỉnh Bình Định cũng giao cho Sở Xây dựng hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện quy hoạch trình thẩm định, phê duyệt và hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện theo quy định (trong đó ưu tiên triển khai xây dựng hạng mục kè biển và công viên trong năm 2019).
Hiện khu lấn biển Mũi Tấn này vẫn còn rào chắn nhưng bên trong đã được phát dọn sạch sẽ. Các cơ quan chức năng cũng đã cắm mốc khu vực cần nạo vét và dự kiến khối lượng đất, đá được nạo vét tại Mũi Tấn sẽ dùng để san lấp mặt bằng một số công trình trên địa bàn TP Quy Nhơn. Việc xây kè ven biển, nạo vét bớt một phần khối lượng đất, đá do nhà đầu tư bỏ tiền ra thực hiện, không dùng đến tiền ngân sách.
Trương Định
Theo Tiền phong
Đất nền Hà Nội tăng giá, căn hộ đi ngang
Theo ghi nhận của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Hà Nội quý 1 năm 2019 có nhiều biến động. Theo đó, đất nền một số khu vực ven trung tâm tăng giá mạnh, trong khi giá căn hộ lại đi ngang.
Diễn biến đáng chú ý nhất của thị trường bất động sản Hà Nội quý 1 năm 2019, đó là hiện tượng sôi động, sốt đất cục bộ ở một số khu vực thuộc quận, huyện ven Thủ đô. Những khu vực này thường là nơi được triển khai mạnh về hạ tầng giao thông, cũng như là nơi đang được "ông lớn" triển khai các dự án BĐS quy mô lớn như Khu đô thị Vinhomes Ocean Park tại Gia Lâm, dự án thành phố thông minh của liên doanh Sumitomo (Nhật) và tập đoàn BRG tại Đông Anh, dự án Vinhomes Sportia tại Tây Mỗ, Đại Mỗ,...
Ngoài ra, thông tin 4 huyện ven đô là Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Trì sắp lên quận phần nào cũng đã tác động đến tâm lý giao dịch của người dân, dẫn đến giá nhà đất ở những khu vực này biến động.
Đất nền các khu dân cư khu vực lân cận các dự án này gần đây có hiện tượng sốt giá. Theo giới đầu tư, từ cuối 2018 đến nay mức giá đất được chào bán tăng khoảng 30%-50% tùy khu vực. Chẳng hạn khu xã Vĩnh Ngọc (Đông Anh) giá đất có nơi lên đến 60 triệu đồng/m2, khu vực đường nhỏ trong ngõ dao động 0- 40 triệu đồng/m2, thậm chí ở trung tâm thị trấn Đông Anh còn lên trên 100 triệu đồng/m2...
Hay một số căn nhà ở Trạm Trôi (Hoài Đức) 54-60 m2 có giá tầm 2 tỷ đồng đổ lại, nay được chào bán đều từ 2,5 tỷ đồng trở lên. Khảo sát từ nhiều văn phòng nhà đất Hoài Đức cũng ghi nhận, hiện tại, giá đất thổ cư tại nhiều khu vực thuộc An Khánh - An Thượng, Vân Canh chỉ nhích nhẹ 2 - 3 triệu đồng/m2....
Tuy nhiên, theo Hội môi giới hiện tượng này chỉ diễn ra ở các khu vực đất thổ cư trong các khu vực dân cư sinh sống lâu đời và gần như không có giao dịch, chủ yếu là việc chào bán một chiều.
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, khu vực phía Bắc Hà Nội như Đông Anh, Gia Lâm... sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn do có những dự án lớn đã và đang triển khai, cũng như dư địa đất đai khu vực này còn lớn...
Tuy vậy, nhìn chung quý 1/2019 thị trường chung chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung, nhất là phân khúc căn hộ chung cư.
Báo cáo của Hội này cho thấy, lượng cung căn hộ chung cư tại Hà Nội trong quý 1 chỉ bằng 31,5% so với quý 4/2018 và bằng 75,7% so với cùng kỳ năm 2018. Lượng giao dịch căn hộ chung cư tại Hà Nội cũng chỉ bằng 30,4% so với quý 4/2018 và bằng 61,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ hấp thụ căn hộ chung cư giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2018 (quý 1/2018 là 82,8%) và không có nhiều biến động so với quý 4/2018.
Nguồn: Hội môi giới bất động sản Việt Nam
"Giá chung cư ở phân khúc trung và cao cấp đi ngang so với cùng kỳ năm trước, phân khúc bình dân giá có sự tăng giá nhẹ, tuy nhiên giá đất nền lại tăng 5% so với quý 4/2018; tập trung ở một số khu vực như Đông Anh, Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì....", Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá.
Nguồn: hội môi giới bất động sản Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, xét về mặt giảm tốc này thì không có vấn đề gì đặc biệt bởi thông thường quý cuối các năm thường có sự tăng rất mạnh, sau đó đến đoạn nghỉ Tết là giai đoạn chiếm nhiều thời gian của quý đầu năm thì thị trường khi khởi động trở lại bao giờ cũng có độ chậm hơn khi đã có đà. Vì thế, thông thường, thị trường quý 1 của năm thường giảm.
Đồng thời, do ở quý 1, thị trường Hà Nội có nhiều dự án chưa kịp phê duyệt ra hàng, đồng thời có việc rà soát lại các dự án có năng lực đầu tư kém, dự án để lâu không triển khai... cũng ảnh hưởng đến việc nguồn cung chậm ra thị trường.
Theo ông Đính, dự kiến sang quý 2 và quý 3, nguồn dự án được phê duyệt sẽ bùng nổ mạnh nên thị trường Hà Nội sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn quý 1.
Dự báo chung về mức giá bất động sản năm 2019, ông Đính cho rằng, mức tăng giá không nhiều. Cụ thể, đối với một số khu vực huyện lên quận đất cũng sẽ có sự tăng giá, nhưng mức tăng mỗi quý chỉ ở mức 2-3% là phù hợp.
Còn phân khúc căn hộ chung cư vẫn là sản phẩm chủ đạo và phân khúc có nhiều thanh khoản, dẫn dắt thị trường Hà Nội vẫn là phân khúc bình dân, giá rẻ.
Nhật Minh
Theo Trí thức trẻ
TP.HCM: Đất nền vùng ven tăng giá gần 200% trong 5 năm Theo thống kê của Batdongsan.com.vn, chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây (từ 2014 - 2019), giá rao bán đất tại huyện Củ Chi của TP.HCM tăng đến 197%. Tại Báo cáo Thị trường bất động sản TP.HCM quý I/2019 vừa diễn ra vào sáng 12.4, trang tin Batdongsan.com.vn cho biết, trong phân khúc đất nền, những khu vực đang được quan...