Bình Định: Nông nghiệp, nông thôn chiếm 88% tổng dư nợ
Ông Nguyễn Xuân Hùng – Giám đốc Agribank Bình Định cho biết, tính đến ngày 30.9.2018, tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 7.647.142 triệu đồng, với 48.912 khách hàng được vay vốn, chiếm tỷ trọng 88% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.
Đến nay, Agribank Bình Định cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 88% tổng dư nợ. Ảnh: D.T
Trong đó, dư nợ cho vay nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm đến 56,5%; cho vay thương mại, dịch vụ trên địa bàn nông thôn chiếm 12,7%; cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn chiếm 5,8%, cho vay khác chiếm 25%.
Phần lớn dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là của hộ gia đình và cá nhân, chiếm đến 78,5%; dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm 21,5%. Cơ cấu này phù hợp với tính đặc thù trong hoạt động của Agribank là phục vụ nông nghiệp, nông thôn với khách hàng truyền thống chủ yếu là hộ nông dân, bảo đảm cho việc kinh doanh mang tính ổn định, vững vàng và đúng định hướng của Agribank.
Video đang HOT
Theo Danviet
Kết nối giao thông để dân tiện làm ăn
Bước sang giai đoạn 2016-2020, giai đoạn nâng chất các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), các huyện ngoại thành TP.HCM đã tập trung hoàn thiện tiêu chí giao thông nhằm phục vụ sản xuất, sinh hoạt và giao thương.
Theo Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện Cần Giờ, ngay từ đầu, Ban chỉ đạo đã tập trung xây dựng quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông nhằm phục vụ sản xuất đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Hoàn thiện các công trình phục vụ sản xuất
Vùng sản xuất muối ở Cần Giờ chưa được giao thương tốt do đường giao thông kết nối còn hạn chế. Ảnh: T.Đ
Vừa qua, TP.HCM công bố kết quả điều tra giai đoạn 2017 cho thấy, thu nhập của người dân vùng nông thôn thành phố ngày càng tăng lên: Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người tại các xã xây dựng NTM là 39,72 triệu đồng, hiện đạt 49,18 triệu đồng.
Thời gian qua, huyện Cần Giờ đặc biệt chú trọng việc nhựa hóa hoặc bêtông hóa các tuyến đường huyện, đảm bảo các phương tiện giao thông có thể kết nối tới trung tâm hành chính các xã. Hiện toàn huyện chỉ còn 6,8km đường huyện từ trung tâm xã vào khu sản xuất tập trung chưa được nhựa hóa hoặc bêtông hóa.
Nhằm đảm bảo nuôi trồng thủy hải sản cho nông dân trên địa bàn, huyện Cần Giờ đã triển khai các công trình thủy lợi, như: Dự án xây dựng hệ thống đê dọc sông Hà Thanh (từ mũi Đồng Hòa đến mũi Cần Thạnh) đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp, đang vận động nhân dân bàn giao mặt bằng để khởi công; Đề án quy hoạch mạng lưới thủy lợi phục vụ phát triển thủy sản và diêm nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2016-2020.
Cần Giờ hiện có 34 tuyến đường thủy nội địa địa phương, 8 tuyến đường thủy nội địa quốc gia, 6 tuyến hàng hải và các tuyến sông, rạch do địa phương quản lý; trong 38 bến thủy nội địa có 14 bến vận chuyển hành khách, 5 bến ngang sông, 2 bến hàng hóa và 17 bến bốc dỡ vật liệu xây dựng. Các tuyến đường thủy được lắp đặt hệ thống báo hiệu đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông.
Trong khi đó, để phục vụ sản xuất, giao thương hàng hóa đến vùng sâu, vùng xa, UBND huyện Bình Chánh đã tập trung phát triển hạ tầng giao thông. Toàn huyện hiện còn 42 tuyến đường do huyện quản lý chưa đạt tiêu chuẩn về kết cấu, với chiều dài 71,3km. Dự kiến từ nay đến năm 2020, huyện tiếp tục đầu tư các tuyến đường này bằng cách thực hiện lồng ghép với danh mục đầu tư 16 xã, thị trấn và danh mục đầu tư trung hạn bằng nguồn vốn tập trung.
Các tuyến đường liên xã, ấp cũng đang được tập trung nâng cấp. UBND huyện giao UBND 7 xã: Tân Nhựt, Tân Quý Tây, An Phú Tây, Quy Đức, Tân Kiên, Lê Minh Xuân và Bình Chánh hoàn thiện các đường trục xã, liên xã phải đạt bêtông hóa với 14 công trình. Với đường trục ấp, liên ấp, trục tổ được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng trước ở 4 xã Bình Lợi, An Phú Tây, Quy Đức, Vĩnh Lộc B đạt chuẩn; còn lại 12 xã với 61 công trình tiếp tục đầu tư, nâng chất.
Vẫn còn gặp khó
Theo Ban chỉ đạo NTM huyện Cần Giờ, toàn huyện có 130 cầu giao thông. Tuy nhiên, cầu Bà Đua với chiều dài 50m đã xuống cấp, chưa đảm bảo tải trọng khai thác phù hợp. Ngoài ra, huyện chưa có tuyến đường giao thông nối từ đường Hà Quang Vóc ra sông Lòng Tàu, gây khó khăn trong việc vận chuyển vật tư phục vụ vùng nuôi tôm với diện tích được quy hoạch là 246ha và khu vực nuôi trồng thủy sản lân cận.
Lý giải một số tiêu chí về giao thông chưa đạt, ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cho biết, do gặp khó khăn việc tất toán, quyết toán các công trình; tiến độ triển khai lập báo cáo kinh tế kỹ thuật để trình các cơ quan, đơn vị thẩm định phê duyệt còn chậm; chất lượng báo cáo của các đơn vị chưa đảm bảo thời gian quy định và theo biểu mẫu yêu cầu; đặc biệt phải thực hiện đúng Luật Đầu tư công. Ngoài ra, một số hộ chưa đồng thuận hiến đất để thi công hoàn thành công trình giao thông.
Theo Danviet
Gia Lai: Sẽ kỷ luật hàng loạt cán bộ tiếp tay phân lô đất nông nghiệp để bán Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa giao Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh kỷ luật hàng loạt cán bộ lãnh đạo Sở TN&MT và UBND TP. Pleiku vì đã tiếp tay cho các cá nhân mở đường, phân lô đất nông nghiệp thành hàng nghìn thửa để bán, trục lợi. Theo kết luận số 2405/KL-UBND của UBND tỉnh Gia...