Bình Định: Nhiều khu tái định cư tiền tỉ lưa thưa vài hộ dân vào ở
Gần 10 năm trôi qua, nhưng 3 khu tái định cư (TĐC) với hàng nghìn mét vuông được đầu tư tiền tỉ trên địa bàn huyện Phù Cát (Bình Định) mới chỉ lưa thưa vài hộ vào xây dựng nhà ở. Phần diện đất trống được người dân, doanh nghiệp tận dụng làm nơi tập kết cát, nguyên vật liệu xây dựng.
Khu TĐC Phú Hậu chỉ vài hộ dân chuyển vào ở. Ảnh: N.T
Khu TĐC thành bãi tập kết rác
Cách đây 9 năm, tỉnh Bình Định đầu tư xây dựng 2 khu TĐC trên địa bàn xã Cát Tiến (huyện Phù Cát) với tổng diện tích 24ha, tái định cư cho người dân ở xã Cát Hải (Phù Cát) bị ảnh hưởng bởi các dự án kinh tế – du lịch – thương mại. Một khu TĐC tọa lạc tại thôn Phương Phi với diện tích 10ha, một khu khác nằm tại thôn Phú Hậu có diện tích 14ha. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại 2 khu TĐC như: Điện thắp sáng, đường giao thông nội bộ, nước sạch, hệ thống thu gom nước thải, rác thải… đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, gần 10 năm mới có khoảng 10 hộ xây dựng nhà ở tại 2 khu TĐC; trong đó, nhiều hộ thuộc diện tái định cư tại chỗ. Hai khu TĐC rộng hàng chục hécta giờ trở thành những điểm tập kết cát, nguyên vật liệu xây dựng, các phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình… Khu TĐC tại thôn Phú Hậu lại bất đắc dĩ trở thành… bãi rác. Nhiều người dân sống quanh khu TĐC lén lút mang các loại rác thải sinh hoạt, xác xúc vật chết… bỏ vào, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngoài ra, hệ thống đường giao thông nội bộ tại 2 khu TĐC bị hư hỏng, xuống cấp nặng. Nhiều đoạn mặt đường bê tông chỉ còn trơ đất cát, lỗ chỗ ổ gà, ổ voi. Hệ thống điện chiếu sáng, nước sạch, đường ống nước thải… bị bỏ hoang lâu ngày cũng bắt đầu xuống cấp. Khu TĐC Hòa Hội ở xã Cát Hanh (huyện Phù Cát) được xây dựng để phục vụ nhu cầu định cư của người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án Khu công nghiệp Hòa Hội. Hiện khu đất rộng hàng nghìn mét vuông có đầy đủ cơ sở hạ tầng, mới chỉ lưa thưa vài hộ vào xây dựng nhà ở. Phần đất trống được nhiều người dân địa phương làm nơi chăn thả gia súc.
Địa phương “đau đầu”
Theo bà Nguyễn Thị Tâm – Phó Chủ tịch UBND xã Cát Tiến nói: “Không chỉ lãng phí đất, nhiều người dân lợi dụng 2 khu TĐC còn trống nên lén lút mang các loại rác thải vứt khắp nơi, khiến địa phương “đau đầu” trong việc xử lý. Địa phương mong các ngành chức năng của tỉnh sớm có phương án sử dụng hiệu quả các khu TĐC”.
Sở dĩ các khu TĐC rơi vào tình trạng “vườn không, nhà trống” do người dân không mặn mà trong việc tới ở. Hai khu TĐC tại xã Cát Tiến phục vụ định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án Khu du lịch – khách sạn nghỉ dưỡng Vĩnh Hội, nhưng chưa triển khai nên dân chưa di dời. Một số hộ dân bị ảnh hưởng bởi giai đoạn 1 của Dự án Khu công nghiệp Hòa Hội đã tới xây dựng nhà ở tại khu TĐC; số chấp nhận vào ở khu TĐC rất ít so với các trường hợp được bố trí TĐC.
Riêng giai đoạn 2 của Dự án KCN Hòa Hội chưa triển khai thực hiện nên các hộ dân chưa di dời. Đây là nguyên nhân khiến quỹ đất khu TĐC Hòa Hội còn trống rất nhiều.
Video đang HOT
Nguyễn Tri
Theo Lao động
Đất tăng giá 50%, cả huyện Vân Đồn bàn chuyện đất đai
Không ít người dân ở Vân Đồn, Quảng Ninh đang tự hào vì giá đất tăng từng ngày, hơn cả Cẩm Phả, thậm chí đắt ngang TP Hạ Long. Từ khoá ở Vân Đồn những ngày này ngay cả khi có lệnh thanh tra vẫn là "giá đất".
2 tháng, tăng 40-50%
Thị trường bất động sản (BĐS) Vân Đồn có dấu hiệu sốt trở lại sau khi UBND tỉnh cho phép mở lệnh giao dịch từ tháng 1. So với cách đây 3 tháng, giá đất nhiều khu vực tăng 40-50%.
Chẳng hạn, ở dự án Phương Đông, giá đất nền dao động ở khoảng 34-40 triệu đồng/m2. Môi giới cho hay từ tháng 1, khi thị trường được mở lệnh mua bán, giá đất nền đô thị tại đây ở 25-28 triệu đồng/m2. Sau hơn 2 tháng, giá đã tăng khoảng 50%.
Đất ở Khu đô thị Thống Thất hiện có giá 30-35 triệu đồng/m2, tăng khoảng 6-7 triệu/m2 so với tháng 1. Dự án tái định cư Đoàn Kết cũng được bán với giá 13-15 triệu đồng/m2, tăng khoảng 50%.
Ngoài đất nền, đất thổ cư ở Vân Đồn cũng tăng mạnh trong thời gian qua. Giá đất thổ cư nằm dọc đường 334 cao nhất có thể lên đến 30 triệu đồng/m2. Ở trung tâm thị trấn Cái Rồng, nhiều lô đất được định giá 50-60 triệu đồng/m2.
Giá đất Vân Đồn tăng phi mã trong 2 tháng qua. Ảnh: T. Tú.
"Tự hào" vì đất tăng đắt ngang Cẩm Phả, Hạ Long
Kể từ khi Vân Đồn lên cơn sốt đất, sau đó bị tạm hoãn giao dịch, rồi sốt trở lại, thị trường chứng kiến nhiều câu chuyện bên lề, theo giới môi giới bình luận, là "loạn, hỗn tạp nhưng thú vị".
Những người đã trót bán đất lúc giá rẻ thì tiếc. "Lỡ bán mất miếng đất hồi 2017, mất 5-6 tỷ, đợi thêm mấy tháng nữa có phải đã thành tỷ phú rồi không", "hồi trước, có người bảo mua miếng đất to hẳn mà không mua, mua có trăm mét vuông, không bõ"... là những nuối tiếc của không ít người dân Vân Đồn bây giờ.
Chứng kiến giá đất tăng, không ít người dân "tự hào" vì đất Vân Đồn tăng từng ngày, đắt hơn Cẩm Phả, thậm chí nhiều lô đất đắt ngang đất TP Hạ Long.
Chủ một nhà nghỉ ở thị trấn Vân Đồn hãnh diện: "Đất này giờ 100 triệu đồng/m2, mà có hơn thế nữa thì tôi cũng không bán, đất giờ quý hơn cả vàng".
Người đàn ông trung niên lái xe ôm cạnh UBND huyện, thấy khách lạ hỏi đường, liền hỏi: "Xuống mua đất à? Có mua không, tôi có lô đất thổ cư giá tốt lắm".
Người lái taxi cũng giới thiệu: "Tôi có bà chị mở văn phòng đất ở đây, muốn tìm hiểu đất cát thì tôi dẫn mối cho"...
Chủ nhà hàng chuyên về ăn uống cũng thẳng thắn kể chuyện "bội thu" nhờ lượng "cò" và lượng khách tăng đột biến trong mấy tháng qua.
Một người phụ nữ, cũng là cò, nói: "Sáng làm từ 9h, chiều 3-4h nghỉ, tháng kiếm được 50-70 triệu đồng". Người bên cạnh cắt ngang: "Chị khiêm tốn làm gì, tháng trước có khi kiếm mấy trăm triệu".
Ở Vân Đồn, từ quán ăn đến quán cà phê, chủ đề chính của mọi cuộc nói chuyện đều là đất và giá đất. Giới "cò đất" mặc vest, đi giày tây, thuê nhà nghỉ hàng tháng trời, mỗi buổi sáng đều hẹn nhau ở quán cà phê và bàn bạc về chuyện đất đai.
Ở Vân Đồn, quá cà phê hay nhà hàng đều trở thành điểm hẹn để giao dịch BĐS. Ảnh: T. Tú
Giao dịch đất như vậy, một số tranh chấp liên quan đến đất đã diễn ra.
Trong một quán cà phê đối diện UBND huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, một nhóm người gồm chủ đất, môi giới, khách hàng ngồi bàn về vụ tranh chấp liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng lô đất thổ cư.
Theo lời của những người này, lô đất thổ cư được rao bán trước khi có lệnh cấm giao dịch BĐS trên địa bàn huyện Vân Đồn, người mua đã đặt cọc chủ đất 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi có lệnh cấm giao dịch, người mua không thể mua được đất, cũng không gặp chủ đất để giải quyết, chấp nhận mất tiền cọc. Đến nay, khi thị trường BĐS Vân Đồn "sốt" trở lại, người mua này làm đơn kiện lên UBND huyện, lô đất "dính" tranh chấp nên không thể giao dịch.
Môi giới của giao dịch này chia sẻ: "Tranh chấp kiểu này không nhiều, nhưng không quá hiếm ở Vân Đồn trong thời gian qua".
Cảnh báo từ chuyên gia
Trong khi người dân "tự hào" vì đất tăng giá, giới chuyên gia lại đưa ra những cảnh báo.
Trước mức tăng 30-50% của giá đất Vân Đồn trong khoảng thời gian 2 tháng, nhiều người liên tưởng đến cơn sốt đất Phú Quốc thời điểm đầu năm 2018. Cơn sốt đất Phú Quốc bắt đầu từ tháng 7, tháng 8 Âm lịch năm 2017, kéo dài đến khoảng tháng 3 năm 2018. Trong cơn sốt, nhiều lô đất tăng 3-4 lần giá trị. Tuy nhiên, ngay từ khi có lệnh thanh tra, giá đất quay đầu giảm mạnh, thị trường rơi vào vùng trũng.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc bộ phận Tư vấn và nghiên cứu CBRE, nhận định việc sốt đất nền quanh các siêu dự án hay ở các khu vực có quy hoạch hạ tầng đồng bộ, là điều dễ hiểu và cũng là điều chấp nhận được của thị trường BĐS. Tuy nhiên, theo bà An, cần xem xét mức tăng giá của các lô đất nền trước và trong thời điểm có quy hoạch. "Nếu đất nền thực sự tăng ở mức cao thì cũng cần xem xét, cẩn trọng nguy cơ sốt ảo", bà An nói thêm.
Đại diện CBRE cho hay để đánh giá mức tăng ảo hay tăng thật có thể dựa vào các chỉ số tăng trưởng kinh tế. Giám đốc CBRE cũng nhận định: "Chẳng hạn căn cứ vào chỉ số tăng trưởng kinh tế 7% thì việc tăng giá đất 30% là quá cao, vì vậy mức tăng này có thể sẽ không bền vững".
Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường, đất tại các tỉnh dự kiến phát triển đặc khu sốt cũng không lạ vì nơi đây được đặc biệt quan tâm về mặt đầu tư. Tuy nhiên, việc cần đặt ra là phải quản lý thế nào để không có chuyện đến "mua tranh bán cướp", tạo bong bóng.
Về chuyện đất nền, đất dự án lên cơn sốt, ông Đặng Hùng Võ bình luận: "Nếu để cơ chế phân lô bán nền lên ngôi, thị trường BĐS sẽ loạn".
Theo Tuấn Tú
Người đồng hành
TP HCM rao bán 7.000 căn hộ tái định cư Trong 7.000 căn rao bán có 1.080 căn hộ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM) Theo UBND TP HCM, hiện nay Thành phố cần bán hơn 7.000 căn hộ tái định cư chưa sử dụng bởi để lâu sẽ xuống cấp. Đồng thời, trong thời gian tới TP sẽ hạn chế tối đa xây mới dự...