Bình Định: Môi trường du lịch biển sẽ bị “bức tử” nếu không xử lý nguồn nước thải từ chế biến hải sản
Biển Đề Gi, thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), là nơi mưu sinh của người dân nơi đây, cũng là điểm tham quan thú vị của du khách trong và ngoài nước.
Thế nhưng, trong thời gian qua, biển Đề Gi đang bị “bức tử” từ nước xả thải của nghề sơ chế mực xà và nuôi tôm trên cát, khiến môi trường nước biển ở đây đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Người dân sinh sống ven biển Đề Gi đang rất bức xúc, vì phải sống chung cùng mùi hôi thối của hoạt động sản xuất, chế biến mực xà và nước thải nuôi tôm. Và, môi trường du lịch biển đảo cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu tình trạng này không được xử lý dứt điểm.
Môi trường sống, du lịch biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ nghề chế biến mực xà…
“Than trời” từ nguồn nước sơ chế mực
Theo phản ánh của người dân địa phương, gần khu vực sinh sống ven biển Đề Gi, hiện có khoảng vài chục hộ mưu sinh bằng nghề sản xuất, chế biến mực xà. Từ tháng 2 – 8 âm lịch hàng năm (cao điểm vào tháng 4-5 âm lịch), bình quân mỗi ngày, các hộ dân sản xuất, chế biến từ 2 – 4 tấn mực, số lượng sẽ tăng gấp đôi nếu vào chính vụ. Cũng chính vì thế, mà các hộ gia đình sơ chế mực xà có hàng trăm vĩ phơi mực và khu vực xẻ mực. Từ đó, gây ra mùi hôi thối do ruột, túi mực và nước thải chảy trực tiếp thấm xuống đất rồi tràn rực tiếp xuống biển Đề Gi tạo thành lớp bùn đen đặc. Mỗi năm, “như lịch trình” người dân sống xung quanh phải cam chịu, sống chung với mùi hôi thối này kéo dài trong nhiều tháng liền.
Ông Nguyễn Tiện, một người dân sống tại thôn An Quang Tây than thở: Biết đây là nghề mưu sinh của bà con, nhưng trong một thời gian dài sao chính quyền địa phương chưa quy hoạch tập trung và không có hệ thống xử lý nước thải. Vì thế, hoạt động sản xuất, chế biến xẻ mực cứ kéo dài trong khu dân cư, gây mùi hôi thối cho cả làng nhiều năm liền. Nhiều lần tiếp xúc cử tri, người dân đã phản ánh tình trạng này lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết. Nhưng đến nay, vẫn chưa có phương án xử lý việc sơ chế mực xà gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân tại đây.
Được biết các cơ sở sản xuất, chế biến mực xà đa phần nằm trong khu dân cư và ven biển đầm Đề Gi. Vì chưa xây dựng bể chứa, nên nước thải xả thẳng ra đầm Đề Gi thông qua các đường ống nhựa được đấu nối sẵn và cứ bốc mùi, phát tán rộng trong môi trường. Không những thế, mực xà sau khi chọn lọc, sơ chế thì được các hộ sản xuất đem phơi ở những khu đất trống nằm trong khu dân cư và cả ven đầm biển Đề Gi. Mùi hôi cứ thế phát tán khắp nơi, gây ô nhiễm trầm trọng. Một số hộ dân cho rằng, họ rất lo ngại là sức khỏe luôn bị đe dọa. Các bệnh hô hấp như viêm mũi, viêm xoang… dần xuất hiện nhiều tại địa phương, đặc biệt là vào mùa hè, khi sản xuất, chế biến mực xà tại biển Đề Gi trở nên rầm rộ.
…Đến nuôi tôm trên cát. …cho đến nguồn nước xả thải từ nuôi tôm
Video đang HOT
Không những môi trường nước biển tại Đề Gi đang ô nhiễm từ nghề sơ chế mực xà, mà trong thời gian qua còn bị “tra tấn” từ việc xả nước thải trực tiếp của một số hộ dân nuôi tôm trên cát tại bãi tắm của khu vực biển này. Các hộ nuôi tôm, đã dùng ống nhựa nối vào hồ nuôi để xả thải trực tiếp, gây ô nhiễm môi trường biển Đề Gi. Một số hộ dân sinh sống gần đó cho biết, những ống nhựa này được lắp đặt bằng phương pháp thủ công đơn giản, lộ thiên rất dễ nhìn thấy, nhưng không hiểu sao nó vẫn được nằm bình yên trên bãi biển mà không bị chính quyền địa phương và cơ quan chức năng xử lý. Hành động này là hủy hoại môi trường biển mà biển là nơi cần phải được bảo vệ, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát thừa nhận: UBND huyện đã nhận được phản ánh của người dân về việc một số hộ nuôi tôm tự phát ở khu vực bãi tắm Đề Gi. Huyện đã có thông báo, chỉ đạo UBND xã Cát Khánh kiểm tra và có hướng đề xuất xử lý những hộ nuôi tự phát tại khu vực nói trên, từ đó đảm môi trường biển nơi đây.
Bình Định cần sớm xử lý dứt điểm tình trạng này để thu hút du khách, phát triển du lịch biển đảo.
Riêng tình trạng xả thải từ nghề chế biến mực xà, ông Kiên giải bày: Việc xử lý ô nhiễm trong hoạt động sản xuất, chế biến mực xà ở khu vực ven biển đầm Đề Gi đang là vấn đề khó khăn. Thời gian qua, sau khi nhận phản ánh của cử tri, UBND huyện đã khẩn trương họp liên ngành và thành lập đoàn khảo sát, đánh giá thực tế tình hình gây ô nhiễm môi trường từ các hộ sản xuất, chế biến mực xà, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.
“Đây là nghề mưu sinh chính của các hộ dân. Và xã Cát Khánh đang phấn đấu về đích đạt chuẩn nông thôn mới, vì thế tiêu chí môi trường cũng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với địa phương này. Đây cũng là khu vực thu hút du khách đến tham quan, vì vậy trước mắt, UBND huyện Phù Cát sẽ tiếp tục chỉ đạo địa phương vận động, tuyên truyền các chủ cơ sở chế biến mực xà cần chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, tổ chức cho người dân ký cam kết không vi phạm. Qua đó, đảm bảo sự hài hòa giữa sản xuất, chế biến mực xà với bảo vệ môi trường… Về lâu dài, huyện sẽ có quy hoạch đưa những hộ sản xuất mực xà vào nơi tập trung, từ đó dễ quản lý sản xuất cũng như đảm bảo cảnh quan môi trường, sinh hoạt của người dân cũng như thu hút du khách”, ông Kiên thổ lộ.
Vụ giáo viên bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng: Phòng GD&ĐT nói gì?
Việc lãnh đạo Phòng GD huyện Phù Cát (Bình Định) cho rằng việc chấm dứt hợp đồng, không xét tuyển đặc cách là đúng quy định khiến giáo viên hợp đồng càng thêm bức xúc và sẽ khiếu nại lên cấp cao hơn.
Trước đó, PV Dân trí đã thông tin, từ cuối năm 2019 đến nay, hàng chục giáo viên ở huyện Phù Cát (Bình Định) liên tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng khiếu nại, trình bày bức xúc vì không được tuyển dụng đặc cách theo Công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 5/11/2019 của Bộ Nội vụ.
Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát: Không đơn phương chấm dứt hợp đồng
UBND huyện Phù Cát đã có văn bản trả lời một số công dân (giáo viên) về một số vấn đề liên quan đến ngành Giáo dục huyện.
Nhiều giáo viên ở huyện Phù Cát (Bình Định) bức xúc vì bỗng dưng bị chấm dứt hợp đồng, không được xét tuyển đặc cách...
Theo đó, trước việc giáo viên kiến nghị xử lý về việc Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật và chấm dứt hợp đồng lao động đối với giáo viên đang hưởng chế độ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bà Nguyễn Thị Thúy Kiều, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phù Cát khẳng định: Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát đã có thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật, không đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Bởi vì, hợp đồng làm việc giữa Phòng GD&ĐT huyện và các giáo viên là hợp đồng có thời hạn 12 tháng (thời gian hợp đồng từ ngày 1/9/2018 đến hết ngày 31/8/2019).
Việc thông báo chấm dứt hợp đồng này cũng phù hợp theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ việc làm được xác lập thông qua hợp động làm việc xác định thời hạn, ký vào ngày 4/9/2018...
Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát trả lời về các nội dung mà giáo viên kiến nghị.
Liên quan đến việc công tác thuyên chuyển giáo viên trên địa bàn huyện diễn ra đột ngột và không có kế hoạch trước, không có lộ trình phù hợp, Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát trả lời: Hàng năm, Phòng GD&ĐT huyện có kế hoạch thuyên chuyển giáo viên phù hợp với yêu cầu dạy học ở các trường.
Đối với năm học 2019-2020, vào đầu kỳ II do có sự biến động về nhu cầu giáo viên tại một số trường sau khi thực hiện công tác sáp nhập mạng lưới trường lớp, đồng thời thực hiện công tác sắp xếp lại một số vị trí việc làm sau tuyển dụng, Phòng GD&ĐT huyện đã thực hiện điều chuyển giáo viên cho phù hợp, đảm bảo việc dạy học các trường trên địa bàn huyện.
Dạy trái chuyên môn do thiếu giáo viên cục bộ
Các giáo viên cũng kiến nghị xử lý việc nhiều giáo viên trong biên chế được phân công dạy trái và không đúng trình độ chuyên môn.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thúy Kiều cho rằng, sau khi thực hiện công tác sáp nhập mạng lưới trường lớp và chờ Quyết định tuyển dụng giáo viên mới trúng tuyển thi vào học kỳ I năm học 2019-2020, giữa các trường học trong huyện có sự thừa, thiếu giáo viên cục bộ.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát chủ trì buổi làm việc với các giáo viên.
Do đó, có một số trường phân công một số giáo viên dạy trái chuyên môn. Đầu học kỳ II năm học 2019-2020, Phòng GD&ĐT huyện thực hiện điều chuyển giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu giáo viên theo đúng bộ môn quy định. Từ đó đến nay, không còn trường hợp giáo viên dạy trái chuyên môn.
Còn về nội dung, hiện nay, một số trường trong huyện còn thiếu giáo viên như: Trường Tiểu học số 2 Cát Nhơn thiếu giáo viên môn Tin, Trường THCS Cát Hanh thiếu giáo viên môn Lịch sử.
Về vấn đề này, bà Kiều cho biết Phòng GD&ĐT huyện đã tổ chức rà soát, đăng ký nhu cầu tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục và đã hoàn thành công tác tuyển dụng giáo viên trước khi có công văn của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách giáo viên.
"Qua rà soát, tổng số giáo viên hiện làm việc tại cấp THCS và Tiểu học trên địa bàn huyện đã đảm bảo đủ số lượng biên chế được giao theo quy định. Do đó, huyện Phù Cát không còn nhu cầu xét tuyển đặc cách giáo viên giảng dạy ở cấp này", bà Kiều nói.
Trong khi đó, ông Phạm Tấn Lực (từng là giáo viên dạy Lịch sử ở Trường THCS Cát Khánh, có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/12/2014), sau khi nhận văn bản trả lời của UBND huyện Phù Cát tỏ ra bất bình và cho rằng UBND huyện Phù Cát và Phòng GD&ĐT huyện trả lời không thỏa đáng.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị lên UBND tỉnh Bình Định và mong muốn được gặp lãnh đạo tỉnh Bình Định để được giải quyết thỏa đáng", ông Lực nói.
Nghiêm túc nhìn nhận, kiểm điểm nếu làm chưa đúng
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát chỉ đạo: "Giao Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát khẩn trương kiểm tra, rà soát, xác minh nội dung đơn thư của công dân, cũng như các kiến nghị của công dân, ban hành văn bản trả lời theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nếu Phòng GD&ĐT huyện thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ thì nghiêm túc nhìn nhận, kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả UBND huyện".
Bình Định: Yêu cầu thu hồi hàng trăm triệu đồng chi sai trong giáo dục Thanh tra tỉnh Bình Định đã chỉ ra nhiều khuyết điểm, sai phạm của Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát trong công tác quản lý thu - chi tài chính, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học (giai đoạn 2014 - 2017) và quản lý đầu tư cơ bản (giai đoạn 2014 - 2018). Thanh tra tỉnh Bình Định đã chỉ ra...