Bình Định: Kỳ công trồng la liệt cây thuốc Nam chỉ để nuôi thứ heo sang chảnh
Năm 2020, Công ty TNHH Bảo Châu, xã Ân ức, huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) nuôi thí nghiệm thành công heo thảo mộc.
Số thịt heo thảo mộc được người tiêu dùng ở Hoài Ân và TP Quy Nhơn đặt mua toàn bộ. Công ty đang đẩy mạnh đăng ký thương hiệu, mở rộng đầu tư chuyên nghiệp hơn.
Vài năm qua, người tiêu dùng ở TP Quy Nhơn đã biết đến thịt heo thảo mộc mang thương hiệu của một số DN lớn trong nước như: Sagrifood, Vissan, giá loại thịt heo này khá cao từ 300 nghìn đồng/kg trở lên.
Kỹ sư của công ty TNHH Bảo Châu, xã Ân ức, huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) đang cho heo ăn các loại cây thảo mộc.
Năm 2019, chị Lê Thị Liễu, ở thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân cùng các đối tác thành lập Công ty TNHH Bảo Châu đầu tư trang trại heo, tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng.
Bước đầu, Công ty tổ chức chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP. Để chuẩn bị cho việc chăn nuôi heo thảo mộc, đích thân chị Liễu cùng một số kỹ sư của Công ty Bảo Châu đến tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm tại một số trang trại, sau đó nuôi thí nghiệm khoảng 100 con heo.
Ban đầu, Công ty tìm mua các loại cây thuốc Nam như: Trà đại, hồng ngọc, cách cách, đinh lăng, húng quế, xô thơm, xạ hương cho heo ăn. Heo ăn bột cám, gạo, bắp đến khoảng 50 kg thì bổ sung thảo mộc đến khi xẻ thịt, trung bình heo thịt đạt 110 -120 kg/con.
Thời gian nuôi một con heo thảo mộc từ lúc đạt trọng lượng 50 kg đến khi xẻ thịt khoảng 70 ngày. Trong giai đoạn “thảo mộc hóa” này, trang trại hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh.
Video đang HOT
Theo chị Liễu, chi phí nuôi heo thảo mộc tăng cao hơn so với bình thường khoảng 20%. Heo được nuôi bằng thức ăn thảo mộc thiên nhiên nên khả năng miễn dịch và tăng trưởng cao hơn heo đối chứng nuôi như lâu nay.
Tỷ lệ nhiễm dịch bệnh ít nên gần như không tốn kém chi phí thuốc men điều trị. Hằng ngày, trang trại còn cho heo ăn loại men trùn quế kích thích tiêu hóa nên tăng trưởng nhanh. Nhờ đó, những sản phẩm thịt heo thảo mộc chất lượng, an toàn, thơm ngon.
Vườn cây thuốc Nam của công ty TNHH Bảo Châu, xã Ân ức, huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) .
Toàn bộ số heo thịt cho 2 đợt nuôi thử nghiệm vừa qua của Công ty Bảo Châu đều được các đối tác đăng ký mua dùng thử từ khi chưa xẻ thịt.
Chị Nguyễn Thanh Thụy, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, cho biết: Tôi biết thịt heo thảo mộc của Công ty TNHH Bảo Châu, chính xác hơn là từ chị Lê Thị Liễu tham gia chương trình quảng bá sản phẩm địa phương tại Hoài Ân.
Chị Thụy kể: “Loại thịt này khi luộc nước rất trong, ít bọt, thịt dậy mùi thơm ngay trong quá trình luộc. Khi ăn dễ dàng cảm nhận được vị ngọt, mềm, thơm, thớ thịt chắc, mỡ thì đặc và dẻo ngon. Gia đình tôi và bạn bè rất thích loại thịt này mà giá bán thì không cao hơn thịt heo sạch thông thường!”.
Để chủ động đảm bảo có đủ thảo mộc, các loại cây thuốc Nam phục vụ chăn nuôi, tiết kiệm chi phí, trước mắt chị Liễu đã tổ chức phát triển vườn cây lá thuốc Nam ngay trong khuôn viên trang trại rộng 3,4 ha.
Nói về việc Công ty Bảo Châu chăn nuôi heo thảo mộc, ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, cho biết: Nuôi và phát triển dòng sản phẩm thịt heo thảo mộc là hướng phát triển mới cho thương hiệu heo Hoài Ân. Cũng là cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt heo sạch, nay lại nâng thêm một cấp nữa – không chỉ sạch mà còn thơm ngon đặc biệt – là hướng đi chúng tôi hết sức ủng hộ.
Hơn nữa với việc cách thức cung ứng loại thịt mới – thịt mát – Công ty Bảo Châu đã đi theo xu hướng đang được Chính phủ khuyến khích – tiêu dùng thịt mát.
Lâm Đồng: Ngắm 200 cây bơ ghép sai quả trĩu trịt, nhìn xa ngỡ chùm sung, quanh năm hái mỏi cả tay
Những cây bơ ghép quả sai trĩu trịt của ông Trần Văn Xuất (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) khiến người đến thăm vườn không muốn rời mắt. Đặc biệt, bơ của công Xuất được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Xuất tự tay hái những quả bơ trong khu vườn của mình. Hiện trong vườn của lão nông này đang có 600 cây bơ trồng xen với 3ha cà phê. Trong đó 200 cây bơ ghép 6-7 năm tuổi đang cho thu hoạch chính và 200 cây bơ cho thu bói.
Trong những năm vừa qua, gia đình ông cũng giống như những gia đình khác ở địa phương phải trồng thêm cây ăn quả, do giá cà phê xuống thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Nhiều hộ như ông Xuất đã chuyển đổi, trồng xen cây ăn trái trong vườn. "Trên cùng một đơn vị diện tích, nếu chỉ trồng cà phê sẽ không thu được bao nhiêu tiền. Nếu trồng thêm cây bơ, cây sầu riêng sẽ có thêm một nguồn thu lớn khác. Chính vì thế, từ năm 2014, gia đình tôi cũng chuyển đổi và trồng thử nghiệm nhiều cây bơ trong vườn".
Những quả bơ Hass sai trĩu trên một cây bơ chỉ mới 4 năm tuổi. Theo ông Xuất, trong thời gian tới, bơ Hass sẽ có tiềm năng rất lớn. Giống bơ này được các nước Nhật Bản, Mỹ, Úc, các nước EU ưa chuộng do có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy, 80% bơ xuất khẩu của thế giới là bơ Hass.
Những mầm bơ mới được ông Xuất ghép để cải tạo giống trong vườn.
Ông Xuất cho biết, trong vườn của ông trồng chủ yếu là bơ 034, bơ Booth, bơ Hass, bơ Pinkerton (bơ Pin). Những cây bơ này được ghép trên gốc bơ trồng bằng hạt, điều này giúp cây có bộ rễ khỏe, phát triển mạnh, năng suất cao.
Trên cùng một cây bơ của ông Xuất, vừa có quả nhưng vẫn có hoa. Chính vì vậy, vườn bơ của ông luôn có quả thu hoạch quanh năm. Trong một năm, mùa thu hoạch bơ chủ yếu vào tháng 6 - 10. Tuy nhiên, trong vườn ông Xuất ghép nhiều loại bơ khác nhau nên có quả thu hoạch trái vụ quanh năm. Đây chính là lý do giúp cho giá trị kinh tế từ cây bơ tăng lên.
Chủ nhân của vườn bơ này cho biết, so với năm 2019, giá mua bơ của thương lái đã giảm đến 50% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, với giá này thì cây bơ vẫn có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với cây cà phê. Trung bình, nếu chăm sóc tốt, diện tích 1ha bơ xen canh sẽ cho thu hoạch 30 tấn (300 cây), sau khi trừ chi phí khoảng 50%, người trồng vẫn có lãi cao.
Ông Xuất (bên trái) cho biết, vừa qua, ông cùng một số người dân khác đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Nam Ban. Trong năm 2020, Hợp tác xã sẽ phấn đấu xuất bán 60-70 tấn bơ. Hiện, Hợp tác xã đang tiến hành các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
Lan tỏa phong trào hàng rào thuốc nam Phòng thuốc nam phước thiện Hội quán Hưng Lộc Tự ở ấp 5, xã Tân Lộc (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) là nơi lương y Phạm Văn Hiểm - Chủ tịch Hội Đông y xã Tân Lộc - hơn 20 năm qua gắn bó với công việc bốc thuốc từ thiện giúp đỡ người nghèo. Lương y Phạm Văn Hiểm cho biết...