Bình Định: Hướng đến du lịch cộng đồng
Cuối năm 2019, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt ‘Đề án phát triển du lịch cộng đồng’ đến năm 2025, trong đó có làng chài khu vực Bãi Xép, thuộc phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn.
Đây là cơ hội để người dân làng chài nơi đây phát huy, khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch cộng đồng sẵn có; cũng như hướng đến mục đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm du lịch thân thiện với môi trường.
Làng chài bãi Xép được định hướng phát triển du lịch cộng đồng
Hiện khu vực Bãi Xép có 6 cơ sở kinh doanh lưu trú homestay, có nhiều resort dọc theo tuyến du lịch Quy Nhơn – Sông Cầu. Theo số liệu thống kê, trong năm 2016, đạt 7.000 lượt khách; năm 2018 đạt 10.000 lượt khách (tăng trưởng trung bình 15%/năm); khách nội địa chiếm 60%, khách quốc tế chiếm 40%.
Tại khu vực Bãi Xép có tiềm năng phát triển du lịch, nhất là du lịch biển, du lịch sinh thái. Năm 2016, Bãi Xép lọt top 16 điểm đến hấp dẫn ít người biết đến ở châu Á do Tạp chí Business Insider bình chọn; bãi này có 6 đảo lớn, nhỏ với nhiều bãi biển đẹp, tài nguyên sinh vật biển phong phú với 19,6ha rạn san hô.
Bãi Xép được chia làm 2 khu vực ngăn cách bởi quốc lộ 1D, xóm trên nằm ở triền núi phía Tây, nhìn ra biển; xóm dưới là khu vực làng chài sát biển. Theo tìm hiểu, hiện một số hộ dân tại xóm trên “rục rịch” đầu tư làm du lịch cộng động, theo hướng kiểu vườn trái cây có sẵn.
Anh Phan Duy Khánh, một người dân xóm trên khu vực Bãi Xép cho biết: Tôi rất muốn đầu tư, xây dựng các homestay để phát triển du lịch cộng đồng, đưa và dẫn khách trải nghiệm cuộc sống bản địa nơi đây. “Vườn trái cây (quýt, bưởi) khoảng gần 2 ha của gia đình đã trồng hơn 10 năm nay, là điều kiện tốt để hướng đến làm du lịch cộng đồng trải nghiệm. Khát vọng của người dân được xây dựng làm homestay, nhưng cần sự cho phép của chính quyền địa phương.
Nói rõ hơn, người dân đang kỳ vọng từ một chính sách hỗ trợ của các cơ quan chức năng, để phát triển làm du lịch. Bởi thắng cảnh nơi đây rất đẹp, một bên giáp rừng, bên còn lại giáp biển phù hợp cho du lịch trải nghiệm”, anh Khánh bộc bạch.
Khung cảnh thơ mộng nơi đây đang trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước
Trước đây ở khu vực Bãi Xép đã phát triển manh mún câu chuyện làm du lịch cộng đồng, với những homesaty được đầu tư từ người ngoài địa phương.
Song giờ đây, khi đề án phát triển du lịch cộng đồng được triển khai sẽ như một đòn bẫy đưa du lịch địa phương “cất cánh”. Ông Võ Chí Thiện, Chủ tịch UBND phường Ghềnh Ráng cho biết: Địa phương rất vui mừng vì được UBND tỉnh chọn để phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2025. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2024, đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Chúng tôi đang chờ kế hoạch triển khai cụ thể từ cơ quan chuyên môn của UBND TP. Quy Nhơn. Nếu đề án triển khai, sẽ là điều kiện để địa phương hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch vươn xa, từ đó làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, cải thiện đời sống của người dân.
Người dân nơi đây háo hức khi được định hướng phát triển du lịch cộng đồng
Trong khi đó, theo Sở Du lịch Bình Định, “Đề án phát triển du lịch cộng đồng” đến năm 2025, tại vị trí Bãi Xép có ưu thế rất lớn, vừa có vườn trái cây và có một làng chài với bãi biển tuyệt đẹp.
Trong đó, xóm trên khu vực Bãi Xép phù hợp hơn để phát triển du lịch cộng đồng, theo hướng các tour thăm quan vườn trái cây kết hợp tìm hiểu văn hóa bản địa như trải nghiệm các lễ hội (Cầu Ngư, Nghinh Ông…), thưởng thức Bài chòi dân gian và thăm các tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, UBND tỉnh đã giao trực tiếp cho UBND TP. Quy Nhơn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án; Sở Du lịch sẽ hỗ trợ, “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn người dân về nghiệp vụ làm du lịch cộng đồng.
Video đang HOT
Cũng theo Sở Du lịch Bình Định, từ năm 2018 Sở đã phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức các lớp truyền thông, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về du lịch, nghiệp vụ du lịch cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hoạt động dịch vụ du lịch, phát triển du lịch cộng đồng.
Các lớp truyền thông đã trang bị cho cộng đồng kiến thức cơ bản về du lịch bền vững, quy định pháp luật về hoạt động du lịch; nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Người dân cũng được hướng dẫn nghiệp vụ du lịch cơ bản như lễ tân, buồng, quảng bá, ứng xử văn minh du lịch…
Làng du lịch Ngòi Tu
Ngòi Tu là bản làng của người Dao quần trắng, gần 20 năm nay Ngòi Tu trở thành làng du lịch cộng đồng nổi tiếng bên hồ Thác Bà được khách thập phương biết đến...
Homestay của Cty Homestay Lavie Vũ Linh. Ảnh: Thái Sinh.
Năm ông họ Tướng làm du lịch
Làng du lịch Ngòi Tu (xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) có 11 hộ gia đình người Dao quần trắng làm du lịch thì có tới 5 ông họ Tướng, đó là gia đình các ông Tướng Văn Thương, Tướng Văn Bội, Tướng Văn Tâm, Tướng Văn Ba và Tướng Văn Giang.
Người đầu tiên trong 5 anh em họ Tướng làm du lịch là ông Tướng Văn Thương. Ông Thương có khu đất ven hồ Thác Bà đã phối hợp với một người Pháp gốc Việt tên là Fredo Bình xây dựng khu nghỉ dưỡng Lavie Vũ Linh dành cho du khách nước ngoài.
Sau vài năm làm quản lý cho Cty TNHH Lavie Vũ Linh ông tách ra tự sửa chữa ngôi nhà của mình làm du lịch cộng đồng.
Tiếp đến là những người em và cháu của ông, sau đó là các hộ gia đình trong làng cũng làm theo, từ đó hình thành nên làng du lịch cộng đồng của người Dao quần trắng thôn Ngòi Tu.
Biển chỉ dẫn vào các Homestay làng du lịch Ngòi Tu. Ảnh: Thái Sinh.
Trong 5 gia đình họ Tướng làm du lịch nổi danh nhất là VuLinh Family-Homestay của Tướng Văn Bội, do con trai ông là Tướng Văn Hoàn điều hành. Hoàn sinh năm 1987, có gương mặt của người Hàn Quốc, thông thạo tiếng Anh và biết một chút tiếng Pháp, vợ anh là Lý Thị Sam Sung một trợ thủ đắc lực cho chồng làm du lịch.
Do biết ngoại ngữ, nên khách nước ngoài rất thích đến nghỉ nhà Tướng Văn Hoàn. Những người nước ngoài đến Việt Nam, trong số đó có nhiều người không chỉ đi du lịch, họ còn muốn tìm hiểu phong tục, tập quán của người Việt Nam, nhất là những dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc văn hóa của họ còn đậm chất Fônclo của người dân bản địa.
Tướng Văn Hoàn (trái) trao đổi với khách nước ngoài. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Tướng Văn Hoàn cho biết, không chỉ khách nước ngoài, khách người Việt cũng đến nghỉ tại gia đình tôi rất đông, có đoàn hơn 30 người. Năm nhiều nhất đón khoảng 1.000 khách.
Họ đến để trải nghiệm, cùng với người dân làm các công việc đồng áng, như: Cày, bừa, gặt lúa, làm cỏ ngô...hay vào bếp cùng làm các món ăn đặc trưng của dân tộc. Tới bữa ăn họ rất thích người gia đình ăn cùng họ để trò chuyện, hiểu thêm nếp sinh hoạt của người dân...
Nhà Hoàn rợp bóng cây, vào những ngày hè nóng bức ngoài trời trên 30oC, nhưng ngồi trong nhà chỉ khoảng 26-27oC. Nhiều khi khách đông quá không đủ chỗ nghỉ anh phải san bớt khách cho các gia đình các "ông Tướng" bên cạnh.
Sau 16 năm làm du lịch, anh làm thêm hai ngôi nhà nữa, trong đó có ngôi nhà xây để phục vụ những khách Vip có nhu cầu.
Tướng Văn Tâm là chú của Tướng Văn Hoàn, người thứ 5 của họ Tướng ở Ngòi Tu đăng ký làm du lịch cộng đồng.
Vợ ông Tâm là bà Triệu Thị Hồng sau nhiều lớp tập huấn làm du lịch, tháng 6/2019 bà Hồng tham gia một lớp tập huấn bắt buộc do Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật & Du lịch Yên Bái cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phục vụ du lịch cộng đồng.
Do mới mở nên năm 2019 gia đình ông Tâm mới đón vài đoàn khách tới lưu trú, điều mà khách nước ngoài cũng như trong nước rất thích thú khi biết ông Tâm là thầy cúng 12 đèn (thứ bậc thầy cúng cao nhất của người Dao) nghe ông giảng giải những điều trong sách cúng.
Ông Tường Văn Tâm xem ngày tốt cho du khách. Ảnh: Thái Sinh.
Gia đình ông có rất nhiều sách cúng do bố ông là Tướng Văn Phúc một thầy cúng nổi tiếng trong cộng đồng người Dao để lại.
Ông Tâm theo bố đi cúng từ năm 10 tuổi, nên được bố ông truyền dạy những bài cúng về cấp sắc, giải hạn, đuổi ma, lên nhà mới, ngày Tết rước phúc...
Ông Tâm còn biết xem tuổi cho những đôi trai gái lấy nhau, chọn ngày đẹp để tổ chức cưới xin, làm nhà...nên nhiều khách muốn ông giải nghĩa cho các hình vẽ trong các cuốn sách cúng- một loại hình văn hóa phi vật thể được lưu giữ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
Có du khách còn đề nghị ông xem tuổi và vận may khi kinh doanh các mặt hàng hóa mà họ đang dự kiến. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay các nhà nghỉ cộng đồng thôn Ngòi Tu đều trống vắng.
Người khởi nguồn cho du lịch cộng đồng Ngòi Tu
Đó là chàng trai Việt kiều Fredo Bình, trong một lần đi du lịch khắp vùng Tây Bắc, khi đến Ngòi Tu không thể cưỡng được phong cảnh hoang sơ đẹp như thiên đường bên cạnh hồ Thác Bà.
Tại đây, chàng phải lòng người con gái Dao quần trắng tên là Lý Thị Xuân, hai người kết tóc xe duyên thành vợ, thành chồng. Fredo Bình quyết định thành lập Cty TNHH Lavie Vũ Linh đầu tư du lịch cộng đồng vào mảnh đất này rồi mời gọi các công ty du lịch lữ hành đưa khách đến lưu trú tại Ngòi Tu.
Một điểm du lịch nghỉ dưỡng bên cạnh hồ Thác Bà nước xanh như ngọc, cây cối xum xuê đã níu chân du khách thập phương, nhìn những dòng lưu bút của khách trên cuốn sổ vàng đủ thấy tình cảm của họ dành cho cơ sở lưu trú của Fredo Bình như thế nào.
Bà Mila Mỹ Ngọc trao đổi với du khách. Ảnh: Thái Sinh.
Cơ sở lưu trú của Fredo Bình chủ yếu đón khách nước ngoài, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên từ đầu năm đến nay không đón nhận khách, khi tôi đến chỉ có dì của Fredo Bình tên là Mila Mỹ Ngọc, bà năm nay 69 tuổi đến từ Pháp cách nay đã 9 tháng giúp Fredo Bình quản lý khu lưu trú, còn Fredo Bình đang cùng vợ con về Hà Nội.
Lưu bút của khách du lịch khi rời Homestay Lavie Vũ Linh. Ảnh: Thái Sinh.
Bà Mila Mỹ Ngọc cho hay, bà gốc Hải Dương, gia đình bà vào Nam trước năm 1954 bà sinh ra ở Sài Gòn, khi được 3 tuổi thì gia đình bà sang Pháp, bà tự nguyện về Việt Nam giúp cháu làm quản lý khu lưu trú cùng với Phạm Văn Đại là người dân thôn Ngòi Tu.
Từ khu nghỉ dưỡng sinh thái của Fredo Bình đã hình thành làng du lịch Ngòi Tu nổi tiếng bên hồ Thác Bà có trong bản đồ của nhiều công ty du lịch lữ hành và nhiều du khách nước ngoài.
Từ Homestay Lavie Vũ Linh nhìn xuống Hồ Thác Bà. Ảnh: Thái Sinh.
Trăn trở du lịch hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà với diện tích mặt nước hơn 19.050ha và 1.331 hòn đảo gần như nằm trọn trong lòng huyện Yên Bình và một phần huyện Lục Yên, được ví là Hạ Long trên núi, viên ngọc xanh của núi rừng Tây Bắc.
Nơi đây có những điểm du lịch nổi tiếng: Động Thủy Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, núi Cao Biền, đền Mẫu Thác Bà (Yên Bình), hang Hùm, hang Ma Mút, chùa São, núi Hắc Y, đền Đại Cại (Lục Yên)...
Trong các hang động có muôn ngàn nhũ đá được kết đọng từ những giọt nước trải qua hàng triệu triệu năm buông thả từ trần hang xuống, phản chiếu ánh sáng lấp lánh hất lên từ mặt hồ, khiến cho người ta khi bước chân vào động ngỡ tưởng như lạc vào cõi tiên cảnh, bồng lai.
Một góc hồ Thác Bà (ảnh sưu tầm).
Sinh sống quanh hồ có nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan...nhiều phong tục tập quán và nếp sống văn hóa bản địa còn được lưu giữ đến ngày nay. Một vùng đất du lịch còn rất hoang sơ giống như nàng tiên của núi rừng chưa được đánh thức.
Du khách câu cá trải nghiệm trên hồ Thác Bà. Ảnh: Thái Sinh.
Năm 2003 Công ty Hùng Đại Dương xây dựng dự án Trung tâm du lịch Thác Bà có tổng diện tích là 206ha. Những hạng mục xây dựng có tháp viễn thông và khu thể thao mạo hiểm, khu đón tiếp, bến bãi đỗ xe, quảng trường; khách sạn thương mại, dịch vụ, công viên văn hóa, vui chơi giải trí; khu nghỉ sinh thái, khu thể thao sân golf...
Tuy nhiên, dự án này chết yểu sau vài năm thực hiện, khi giám đốc Công ty Hùng Đại Dương ông Phạm Mạnh Hùng dính vòng lao lý vì tội trốn thuế.
Từ đó đến nay không một công ty nào đến đầu tư du lịch vùng hồ Thác Bà, gần đây Tập đoàn Alphanam bắt đầu tìm hiểu tiềm năng du lịch của hồ Thác Bà cho những dự án lớn.
Ông Đoàn Hữu Phung - Bí thư Huyện ủy Yên Bình: Chúng tôi coi du lịch là một trong ba trụ cột kinh tế để phấn đấu trở thành huyện khá toàn diện trong khu vực. Trong đó phát triển du lịch, dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, trước mắt đẩy mạnh thu hút đầu tư, mời gọi những nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào vùng hồ. Nhân dân các dân tộc phát triển các sản phẩm du lịch giàu bản sắc văn hóa dân tộc của vùng hồ Thác Bà, để du khách đến Yên Bình không bao giờ quên...
Loạt ảnh khám phá Huế nhận nhiều lời khen Những bức ảnh khám phá cảnh sắc, văn hóa Huế của chàng trai mê du lịch, phượt được hàng nghìn người chia sẻ, khen đẹp như chụp tạp chí. Phạm Quốc Cường nổi tiếng trong cộng đồng mê du lịch, phượt với biệt danh Cường Khỉ, thu hút hàng chục nghìn lượt theo dõi trên Instagram, Facebook. Anh sinh năm 1991, quê Phú...