Bình Định gỡ “thẻ vàng” EC: Ở nhà cũng biết tàu đánh cá ở đâu nhờ “bảo bối” giám sát hành trình
Tỉnh Bình Định có 3.066/3.156 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình – được ví như “bảo bối” quản lí đội tàu đánh bắt cá, đạt tỷ lệ 97,1%.
Điều này đang góp phần quan trọng thực hiện khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về việc gỡ “thẻ vàng” thủy sản Việt Nam.
Ngày 10/5, lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh này đã có 3.066/3.156 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt tỉ lệ 97,1%. Tỉnh Bình Định cũng đang cố gắng hết sức với mong mỏi góp phần gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam.
Ngư dân Bình Định đánh bắt cá ngừ đại dương cập cảng cá Quy Nhơn.
Ông Trẩn Văn Phúc – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định cho hay, theo quy định của Luật Thủy sản, bắt buộc tàu cá trên 15m khi ra khơi phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để cơ quan chức năng theo dõi quản lý, hỗ trợ ngư dân đánh bắt an toàn, hợp pháp trên vùng biển Việt Nam.
Đây cũng là một trong những nội dung góp phần quan trọng thực hiện khuyến nghị của Ủy ban châu Âu, nhằm góp phần gỡ “thẻ vàng” thủy sản.
Video đang HOT
Theo Quyết định của UBND tỉnh Bình Định, để được hỗ trợ, tàu cá phải có đủ các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép hoạt động dịch vụ hậu cần còn hiệu lực.
Chỉ cần dùng điện thoại, ngư dân Bùi Thanh Ninh có thể theo dõi đội tàu của mình trên biển.
Ông Bùi Thanh Ninh (SN 1957, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) chủ đội tàu đánh bắt xa bờ với gần 10 chiếc tàu cho biết, từ Tết nguyên đán 2020 đến nay ông đã cho lắp đặt xong thiết bị giám sát hành trình cho đội tàu của mình.
Theo ông Ninh, việc lắp đặt những thiết bị này rất hữu ích và văn minh, đúng với thời đại 4.0. Ông Ninh yêu cầu các tàu cá phải bật thiết bị liên tục, để đoàn tàu kết nối hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn trên biển.
“Giờ tôi ở nhà nhưng muốn coi đội tàu của mình đang đánh bắt ở đâu, vị trí nào, chạy đi đâu và mấy giờ chạy… đều biết hết. Coi như là mình ở nhà nhưng mà quản lý được”, ông Ninh nói.
Ngư dân Bình Định quyết tâm gỡ thẻ vàng cho thủy sản.
Đối với 90 chiếc tàu hiện chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định cho biết, qua làm việc thì các chủ tàu này nói không còn sản xuất nữa nên không lắp đặt. Vì vậy, Sở NNPTNT tỉnh Bình Định đã chỉ đạo cho Chi cục Thủy sản xác minh, nếu tàu không còn sản xuất nữa thì cần rút giấy phép.
UBND tỉnh Bình Định cũng từng chỉ đạo, nếu sau ngày 30/4/2020, những tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình thì không hỗ trợ chi phí lắp đặt theo chính sách của tỉnh và rút giấy phép khai thác thủy sản.
Cần ưu tiên hơn tàu bám Hoàng Sa
Thiệt hại lớn, hỗ trợ chưa tương xứng, thiết bị giám sát hành trình phải chật vật mua sắm..., đó là thực trạng của ngư dân đánh bắt xa bờ ở Quảng Ngãi trước bối cảnh Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố cấm biển.
Một phiên đánh cá đêm của ngư dân xóm Ghành Cả tại đảo Xà Cừ, quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Văn Chương
Ngư dân không rời bỏ Hoàng Sa
Tại xóm Ghành Cả, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), ngư dân Nguyễn Thanh Đồng, người có thâm niên nhiều năm xuôi ngược ở quần đảo Hoàng Sa chia sẻ: "Tình hình là càng ngày càng khó, nói là ngư dân ra bám giữ Hoàng Sa thì bà con vẫn cứ bám, nhưng khó khăn hơn vì bị Trung Quốc rượt đuổi liên tục. Những năm trước đây, tàu cá bị Trung Quốc đập phá tài sản thì khi vào đất liền được nhiều tổ chức đến thăm hỏi, hỗ trợ, nhưng hiện nay ngư dân đều phải tự gánh chịu nhiều thiệt hại".
Ngư dân ở Quảng Ngãi thường vào rất sát các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, nên ngày nào cũng va chạm tàu Trung Quốc. Theo dõi trên thiết bị giám sát hành trình, tàu cá của các tỉnh Quảng Nam, Bình Định thì bán kính đánh bắt cách đảo xa hơn, hoặc vào gần các đảo Đá Bắc, Bom Bay, Bạch Quy. Đây là những hòn đảo ở quần đảo Hoàng Sa chưa có lính đồn trú, đảo đang bỏ hoang. Ngư dân thường nhanh chóng cho tàu rời đi, mỗi khi phát hiện tàu tuần tra từ xa.
Đến nhà của thuyền trưởng Đặng Dũng ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), vợ anh Dũng cho biết, tối ngày 2/4, thuyền trưởng Trần Hồng Thọ kêu cứu, rồi nghe tiếng thuyền trưởng Đặng Tự nói tới hỗ trợ người anh em bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Việc bỏ dở phiên biển để đi cứu người ở Hoàng Sa luôn đối mặt với rủi ro về việc Trung Quốc bắt giữ, thu hết đồ đạc, lấy cá. Khi cứu được bạn chài trở về thì lại bị đưa đi cách ly 14 ngày. Cá trên tàu phải chật vật lắm mới bán được. Sau đó ở nhà tự khắc phục thiệt hại chứ không nhận được hỗ trợ và cũng chưa thấy tỉnh Quảng Ngãi khen thưởng vì thành tích cứu giúp người.
Ông Phùng Bá Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết, ngư dân địa phương không bao giờ rời bỏ Hoàng Sa, vì đây là ngư trường truyền thống của họ. Bên cạnh đó là tinh thần bà con bám giữ chủ quyền. Tuy nhiên thời gian gần đây thì ngư dân liên tục bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, uy hiếp, thậm chí là đâm chìm tàu, gây thiệt hại tài sản.
Cần hỗ trợ ngư dân lắp thiết bị giám sát hành trình
Theo quy định của Luật Thủy sản sửa đổi, tỉnh Quảng Ngãi có 3.351 tàu cá thuộc diện phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Hiện hơn 1.650 chiếc đã được lắp thiết bị. Các địa phương tại miền Trung thực hiện việc hỗ trợ lắp đặt mỗi nơi một khác. Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ tiền mua sắm thiết bị giám sát hành trình cho các tàu cá (526 tàu).
Thiết bị giám sát hành trình có giá từ 19 đến 28 triệu đồng, đối với ngư dân số tiền đó cũng là một gánh nặng tài chính. Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng chi cục Thủy sản Bình Định cho biết cách làm của địa phương là huy động các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh ủng hộ.
Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt ở Quảng Ngãi chủ yếu là máy Thuraya SF 2500 của VNPT và Vifist - 18 của Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam, do Đài Duyên hải miền Trung tại TP Đà Nẵng lắp đặt. Do thiết bị này hoạt động trong môi trường nước mặn, dễ bị hỏng hóc, nên ngư dân có thể phải tốn thêm kinh phí để mua mới. Ông Phan Điệp, cán bộ Đài Duyên hải miền Trung tại TP Đà Nẵng cho biết, ngư dân khi khởi động máy phải kiểm tra kết nối qua điện thoại. Nếu máy bị trục trặc và ngư dân cần tư vấn về bảo dưỡng, sửa chữa máy thì sẽ được hướng dẫn qua tin nhắn từ xa. Thiết bị phải đặt trong hộp gỗ kín để tránh nước mặn xâm nhập và không bị chuột cắn.
Ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện tỉnh Quảng Ngãi có Quỹ Hỗ trợ ngư dân và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là người có đóng góp rất lớn trong việc kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp vào quỹ. Tuy nhiên, điều lệ của quỹ hiện nay quy định thiên về việc hỗ trợ cho ngư dân để mua máy mới, đóng tàu mới trong trường hợp tàu của ngư dân bị phía Trung Quốc đâm chìm; hỗ trợ cho các ngư dân bị Trung Quốc tịch thu tài sản, ngư lưới cụ; Không có quy định đầu tư cho việc mua sắm thiết bị giám sát hành trình, nên ngư dân phải tự trang trải.
Quy Nhơn, Bình Định: Chọn nhà thầu thi công đường Ngô Mây nối dài Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Định đang phát hành hồ sơ mời thầu Gói thầu Xây lắp Toàn bộ khối lượng dự án (giá gói thầu 267.564,076 tỷ đồng), thuộc Dự án Đường Ngô Mây nối dài, TP. Quy Nhơn. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet Gói thầu nêu trên...