Bình Định ghi nhận hơn 5.000 ca mắc sốt xuất huyết, nhiều địa phương tăng đột biến
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Định được biết, tính từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 5.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó nhiều địa phương có số trường hợp mắc bệnh tăng đột biến.
Phun thuốc phòng bệnh sốt xuất huyết lây lan. Ảnh minh họa
Ngày 24/10, ông Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho Dân trí biết, tính đến hết ngày 21/10, toàn tỉnh ghi nhận 5.104 ca sốt xuất huyết, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện có 309 ổ dịch sốt xuất huyết đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Như vậy, bình quân mỗi ngày có 30 – 35 ca mắc bệnh mới.
Theo ông Hùng, so với cùng kỳ năm 2019, hiện tình trạng dịch sốt xuất huyết đang tăng cao trên địa bàn. Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết đươc ghi nhận tại 149/159 số xã, phường trên địa bàn tỉnh Bình Định, có 10 địa phương chưa phát hiện ca bệnh.
Một số địa phương có ổ dịch và số ca mắc bệnh cao như: thị xã Hoài Nhơn có 1.011 ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận tại 17/17 phường, xã của thị xã; huyện Tây Sơn với gần 800 ca mắc tại 15/15 xã, thị trấn; TP Quy Nhơn với 558 ca…
Theo nguồn tin trên báo Bình Định, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho hay, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.000 ca, tăng 15 – 20% so với cùng kỳ; đặc biệt hơn 1 tuần trở lại đây số ca nhập viện do sốt xuất huyết tăng cao.
Video đang HOT
Theo vị lãng đạo này, có thời điểm, khoa Nhi tiếp nhận gần 160 ca, trong đó có hàng chục ca bị sốt xuất huyết. Bệnh viện phải khám sàng lọc, tùy trường hợp mới cho nhập viện, còn nhẹ thì điều trị ngoại trú, nếu không sẽ quá tải. Trong khi đó tại khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, chỉ có 66 giường bệnh nhưng hiện phải điều trị cho hơn 100 ca mắc sốt xuất huyết.
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, ngành chức năng ở các địa phương đã thực hiện các chiến dịch phun thuốc diệt bọ gây. Tuy nhiên, việc phun thuốc chỉ theo đợt, còn việc duy trì hàng ngày phải từ mỗi người dân
Sở Y tế Bình Định khuyến cáo người dân nếu ngủ trưa thì cần mắc mùng để tránh bị muỗi đốt. Cùng với đó, người dân phải nâng cao ý thức diệt bọ gậy tại gia đình, vệ sinh nhà cửa, thường xuyên kiểm tra các lu nước, cọ rửa thay nước; đặc biệt lưu ý trong quạt hơi nước, lọ hoa… là các ổ của bọ gậy phát triển.
Phòng chống sốt xuất huyết mùa dịch Covid-19: Tránh dịch chồng dịch
Những ổ dịch sốt xuất huyết xuất hiện giữa lúc dịch Covid-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch, do vậy, cần có những biện pháp phòng, chống kịp thời.
24.000 ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước
Trong khi cả nước tiếp tục không lơ là ứng phó dịch Covid-19, thời gian gần đây số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng tại các tỉnh thành trên cả nước.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2020, cả nước ghi nhận hơn 24.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ và Tây Ninh.
Tại Hà Nội, các quận, huyện hiện nay đang lên kế hoạch rà soát và xử lý các điểm nguy cơ trên địa bàn, thực hiện các hoạt động truyền thông lồng ghép phòng chống sốt xuất huyết và Covid-19.
(Ảnh minh họa)
Những ổ dịch sốt xuất huyết xuất hiện giữa lúc dịch Covid-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch, do vậy, cần có những biện pháp phòng chống, kịp thời.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS thuộc Trung tâm Y tế quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, nếu không có dịch Covid-19 thì khoảng thời gian này hằng năm, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã bắt đầu triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, phun hóa chất với những khu vực có nguy cơ chỉ số mật độ muỗi, bọ gậy cao hay là nơi có xuất hiện ổ dịch, ca nhiễm bệnh.
"Việc phòng chống dịch sẽ muộn hơn nhưng các biện pháp vẫn như mọi năm. Tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Đống Đa, cũng như thành phố hiện nay vẫn đang tương đối ổn định, chưa có dấu hiệu của dịch. Tuy nhiên, khi đi giám sát các hộ gia đình thì thấy sự gia tăng về mật độ muỗi và chỉ số bọ gậy. Do đó, dự kiến địa bàn quận Đống Đa sẽ tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, phát tờ rơi vào ngày 18/5 tới đây. Tới ngày 21/5 sẽ tiếp tục diễn ra hoạt động phun thuốc", ông Thành nói.
Dựa trên tình hình thực tế và những ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay, thành phố Hà Nội có đề án chủ động phòng chống sốt xuất huyết trong vòng 5 năm. Theo đó, sẽ có đội ngũ cộng tác viên với nhiệm vụ hàng tháng sẽ đi kiểm tra thực tế địa bàn. Đặc biệt, lưu ý tuyên truyền cho người dân trước và trong thời gian triển khai chiến dịch.
Sự chủ quan khiến sốt xuất huyết lưu hành hằng năm
Dịch như sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người như Covid-19 mà lây qua vector (vật trung gian). Do vậy, khi người dân chủ động tiêu diệt và giảm mật độ vector xuống thì khả năng lây lan sẽ ít hơn.
Theo ông Nguyễn Chí Thành, việc diệt muỗi, bọ gậy và kiểm tra các dụng cụ chứa nước trong nhà là vô cùng quan trọng, nhưng nhiều người dân vẫn còn chủ quan Chính vì sự chủ quan như vậy nên dịch sốt xuất huyết năm nào cũng lưu hành.
"Đội ngũ cộng tác viên sẽ tuyên truyền trực tiếp và cụ thể hơn tới người dân. Ví dụ như việc muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, đặc biệt tầm 7h-8h sáng là thời điểm muỗi hoạt động nhiều nhất. Họ sẽ tuyên truyền với người dân ở trong khu vực về cách phát hiện các ổ bọ gậy và làm thế nào để xử lý chúng. Đồng thời, họ sẽ kiểm tra xem trong thời gian gần đây ai có biểu hiện ốm, nghi sốt xuất huyết hay không", ông Thành nói.
Ong Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS thuộc Trung tâm Y tế quận Đống Đa (Hà Nội).
Đề cập trường hợp nam thanh niên ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm (Hà Nội) mắc sốt xuất huyết, với những triệu chứng ban đầu giống với mắc Covid-19 và test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2, ông Thành cho rằng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên mọi biện pháp đề phòng là cần thiết. Với trường hợp tại Kiêu Kỵ, một số hộ gia đình đã được cách ly tạm thời để phòng dịch. Đến khi nam thanh niên được xác định mắc sốt xuất huyết không phải Covid-19 thì mọi việc lại trở lại bình thường.
Theo ông Thành, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, người dân càng cần nâng cao ý thức phòng dịch, bảo vệ bản thân và cộng đồng, tránh tâm lý hoang mang, kỳ thị. Chính lúc này, lực lượng y tế cơ sở - những người ở gần dân nhất, tiếp xúc trực tiếp với người dân, phải phát huy vai trò của mình, giúp người dân hiểu về dịch bệnh và nâng cao ý thức phòng dịch, để tránh kịch bản xấu nhất là dịch chồng dịch và cùng bùng phát./.
Khánh Hòa: Gia tăng các ca sốt xuất huyết nặng Tin từ Sở Y tế Khánh Hòa, từ đầu năm 2020 đến hết tháng 9, toàn tỉnh này có 5.200 người nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Đáng lo ngại là số ca bệnh nặng ngày càng gia tăng, đã có 1 người tử vong do biến chứng nặng. Theo đó, các ca nhiễm sốt xuất huyết gia tăng mạnh ở hai tháng gần...