Bình Định: Điểm mặt các “đại gia” nợ thuế khủng
149 doanh nghiệp đang hoạt động ở tỉnh Bình Định vừa bị “bêu tên” khi nợ thuế với tổng số tiền hơn 492 tỉ đồng.
Cục thuế Bình Định vừa công bố danh sách 149 doanh nghiệp nợ thuế từ 100 triệu đồng trở lên với tổng số tiền nợ hơn 492 tỉ đồng. Đây là đợt thứ 2 trong năm 2018, Cục thuế Bình Định công bố danh sách các doanh nghiệp nợ thuế trên 100 triệu đồng tính đến thời điểm ngày 19-7-2018.
Danh sách doanh nghiệp nợ thuế tại Bình Định
Cụ thể, bảng danh sách 149 doanh nghiệp nợ thuế được chia theo từng đơn vị quản lý, gồm Văn phòng Cục Thuế Bình Định hiện quản lý 41 doanh nghiệp, với số nợ 128 tỉ đồng. Đối với khối các chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố, TP Quy Nhơn dẫn đầu với 70 doanh nghiệp nợ hơn 341 tỉ đồng; Tây Sơn có 5 doanh nghiệp nợ 7,7 tỉ đồng; Tuy Phước có 7 doanh nghiệp nợ hơn 4 tỉ đồng; Vân Canh chỉ 1 doanh nghiệp nợ gần 3,5 tỉ đồng; Phù Cát có 9 doanh nghiệp nợ hơn 1,7 tỉ đồng; An Nhơn có 5 doanh nghiệp nợ 1,5 tỉ đồng; Hoài Nhơn có 2 doanh nghiệp nợ gần 1,4 tỉ đồng. Các địa phương có số nợ từ 1 tỉ đồng trở xuống là huyện Vĩnh Thạnh, Phù Mỹ và Hoài Ân.
Trong đó, Công ty TNHH Bất động sản Thành Châu là doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất với số tiền trên 124 tỉ đồng. Đây là doanh nghiệp chuyên về kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê… được thành lập năm 2015. Ngoài số tiền nợ thuế khủng trên, công ty này còn đang nợ xấu khoảng 1.000 tỉ đồng của nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác đang hoạt động trên địa bàn cũng nợ thuế với số tiền khủng, như Công ty CP Xây dựng 47 nợ gần 100 tỉ đồng; Công ty CP 504 nợ hơn 34 tỉ đồng…
Video đang HOT
Phối cảnh dự án tòa nhà cao nhất miền Trung do Công ty TNHH Bất động sản Thành Châu làm chủ đầu tư, đã bị thu hồi do chậm triển khai
Trước đó, ngày 3-5, Cục Thuế Bình Định cũng đã công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm thời hạn chấp hành nghĩa vụ thuế. Theo đó, có 141 doanh nghiệp đã bị “bêu tên” với số tiền nợ thuế trên 100 triệu đồng và tiền chậm nộp có khả năng thu. Theo danh sách, tổng nợ thuế và tiền chậm nộp là 118 tỉ đồng.
Theo Đức Anh
Người lao động
Tài chính Hoàng Minh (KPF): "Cục vàng" Cam Lâm lại mang về lãi khủng, nửa đầu năm lãi ròng đột biến 108 lần
Riêng về Cam Lâm, quý 1 từ mang về doanh thu thuần đột biến (đạt 231,56 tỷ đồng) cho KPF.
CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh (KPF) đã công bố BCTC quý 2/2018 với doanh thu tăng mạnh từ 14 tỷ lên 70 tỷ đồng, giá vốn tương ứng tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp Công ty điều chỉnh từ 1,5 tỷ về 500 triệu đồng.
Mặt khác, doanh thu tài chính trong kỳ tăng đột biến, ghi nhận hơn 9 tỷ đồng cùng 1 tỷ phát sinh từ thu nhập khác, kết quả là lợi nhuận sau thuế quý 2/2018 tăng gần 60 lần lên 2,3 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2017 chỉ đạt 39 triệu đồng.
Phía KPF cũng giải trình nguyên nhân khiến lợi nhuận quý 2 tăng tốt, chủ yếu nhờ công tác đẩy mạnh hoạt động thương mại buôn bán vật liệu xây dựng và ghi nhận hợp nhất từ kinh doanh bất động sản từ công ty con là Đầu tư Cam Lâm, đồng thời một phần đà tăng cũng đến từ doanh thu tài chính.
Riêng về Cam Lâm, quý 1 từ mang về doanh thu thuần đột biến (đạt 231,56 tỷ đồng) cho KPF. Được biết, Cam Lâm là chủ đầu tư dự án khu du lịch sinh thái Prime - Prime Resorts and Hotels tại Khánh Hòa - dự án này cũng được kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao cho KPF trong năm 2018 và những năm sắp tới.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu Công ty cũng tăng trưởng mạnh mẽ, từ 26,4 tỷ lên hơn 301 tỷ đồng, giá vốn có tăng song với tỷ lệ thấp hơn, theo đó lãi gộp KPF ghi nhận tăng gần 15 lần lên 30 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ đạt 2 tỷ). Doanh thu tài chính phát sinh gần 10 tỷ, kết quả là lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm tăng khủng hơn 108 lần, từ mức 194 triệu lên 21 tỷ đồng.
Được biết, ĐHĐCĐ KPF đã thông qua các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 971,6 tỷ đồng, tăng 880,45% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 96,4 tỷ đồng, tăng trưởng 489,47%; lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ đạt 90,5 tỷ đồng, tăng trưởng 453,12%. So với kế hoạch, kết thúc 2 quý đầu năm, KPF đã hoàn thành được 31% kế hoạch doanh thu và 22% kế hoạch lãi sau thuế.
Về KDF, tiền thân là CTCP Tư vấn Dự án Quốc tế KPF được thành lập năm 2009 với số vốn điều lệ chỉ 5 tỷ đồng. KPF hoạt động sản xuất kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính gồm khai thác cát sông Hồng, phát triển dự án nông nghiệp công nghệ cao và góp vốn đầu tư bất động sản. Công ty chính thức niêm yết trên sàn HoSE từ tháng 3/2016 với giá tham chiếu 12.600 đồng/cp, tuy nhiên tình hình kinh doanh sau đó lại kém sắc, cổ phiếu cũng lèo tèo về mốc dưa cải 5.000 đồng/cp.
Đến cuối năm 2017, KPF trở thành hiện tượng của thị trường khi liên tục kịch trần, tăng đến 740% lên mức đỉnh 42.000 đồng/cp chỉ sau 2 tháng, đi cùng với đó là cuộc đua thoái vốn của cổ đông nội bộ. Đến nay, cổ phiếu KPF đã điều chỉnh về vùng giá 29.000 đồng/cp, theo đó với lý do giá không đạt kỳ vọng khiến nhiều lãnh đạo không thể bán ra cổ phiếu Công ty.
Biến động cổ phiếu KPF 1 năm qua.
Mới đây, đầu tháng 5/2018 CTCP Xây dựng số 3 (HNX: VC3) có xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc nhận chuyển nhượng cổ phiếu để sở hữu đến 51% cổ phần KPF, trong đó VC3 ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT gửi công văn đến KPF đề xuất việc mua 51% cổ phần mà không phải thực hiện chào mua công khai.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Condotel, "nước vẫn chảy chỗ trũng" Trái ngược với một số nhận định có phần kém khả quan về thanh khoản phân khúc condotel thời gian gần đây, nhiều dự án thuộc phân khúc này vẫn có kết quả bán hàng tích cực và tiềm năng sinh lời cao nhờ tọa lạc ở những vùng đất giàu tiềm năng du lịch và tính khả thi trong các cam kết...