Bình Định: Đánh giá kỹ tình trạng sạt lở bất thường tại huyện Vĩnh Thạnh
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết chưa bao giờ ở huyện Vĩnh Thạnh lại xảy ra sạt lở, lũ ống lũ quét như những ngày vừa qua.
Vì vậy, các đơn vị chức năng cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng về tình trạng sạt lở, lũ quét tại đây.
Tuyến đường ĐH 33 bị mưa lũ làm sạt lở taluy sâu vào thân đường.
Tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh, đêm 5 rạng sáng 6/11 đã xảy ra mưa lớn gây lũ quét ở xã Vĩnh Kim. Trận lũ quét kéo theo hàng ngàn khối đất đá từ trên núi đổ xuống bên dưới, phá hủy đường sá và một số nhà cửa, hệ thống điện nước trong khu vực.
Theo Báo Bình Định, tuyến đường ĐH33 đã được thảm bê tông nhựa từ thôn K6 đến thôn Đắk Tra thuộc địa bàn xã Vĩnh Kim dài khoảng 10 km, đã bị đất đá, cây rừng từ trên núi đổ dồn xuống, che lấp gần như hoàn toàn. Nhiều đoạn bị sạt lở, đứt gãy, nhiều tảng đá lớn lở từ trên cao xuống làm biến dạng địa hình. Hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung thôn Đắk Tra, thôn 03, thôn 05 và thôn O3 trong xã bị hư hỏng rất nặng.
Tại xã Vĩnh Sơn, tuyến đường từ đầu đèo Vĩnh Sơn đến thôn K3 cũng bị mưa lũ đã làm sạt lở mái taluy dương xuống mặt đường; cống qua đường thôn K4 bị lũ cuốn trôi; đập dâng Đắk Re, thôn K4 bị sạt lở mái thượng và hạ lưu.
Video đang HOT
Điều đáng chú ý đây là trận lũ quét đầu tiên xảy ra ở huyện Vĩnh Thạnh.
Ông Bùi Tấn Thành, Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Vĩnh Thạnh cho hay lực lượng chức năng xã Vĩnh Kim ngay trong đêm 5/11 đã tổ chức di dời 26 hộ dân sinh sống ở những vùng nguy hiểm tại các thôn K6, 05 và Đắk Tra đến nơi an toàn.
Ngày 6 và 7/11, lãnh đạo huyện cùng cán bộ xã Vĩnh Kim huy động lực lượng, phương tiện, máy móc ủi tạm đất đá để mở đường cho xe máy có thể qua lại. Huyện Vĩnh Thạnh chỉ đạo ngành chức năng và UBND các xã rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở, chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người dân.
Ngày 7/11, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại do thiên tai ở Vĩnh Thạnh, thị sát việc sạt lở đất đá trên tuyến đường ĐH 33. Sau khi đi kiểm tra thực tế, nghe ngành chức năng và chính quyền địa phương báo cáo, ông Hồ Quốc Dũng đánh giá tình trạng mưa lũ gây sạt lở đất đá như vừa diễn ra ở huyện Vĩnh Thạnh là rất bất thường cả về tính chất và quy mô, điều chưa từng xảy ra ở huyện Vĩnh Thạnh. Vì vậy cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng về tình trạng sạt lở, lũ quét tại đây.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng (người đi đầu) kiểm tra tình hình sạt lở đất tại địa bàn huyện Vĩnh Thạnh ngày 7/11.
Về hướng khắc phục hậu quả, ông Hồ Quốc Dũng chỉ đạo trước mắt, UBND tỉnh giao Ban quản lý dự án NN&PTNT tỉnh huy động lực lượng, phương tiện, máy móc chuyên dụng, trong 3 ngày phải cơ bản giải phóng khối lượng đất đá bồi lấp trên các tuyến đường.
UBND tỉnh sẽ tính toán lại giải pháp phòng chống sạt lở, đồng thời rà soát, tính toán xây dựng các khu tái định cư mới để cấp cho các hộ sinh sống ở những vùng nguy hiểm đến xây dựng nhà ở.
Cần đánh giá kỹ lưỡng tình trạng sạt lở tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Bình Định
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, chưa bao giờ ở huyện Vĩnh Thạnh lại xảy ra sạt lở, lũ ống lũ quét như những ngày vừa qua.
Qua đó, ông Dũng đề nghị các đơn vị chức năng cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng về tình trạng sạt lở, lũ quét tại huyện miền núi này.
Ngày 7-11, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã dẫn đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra hiện trường sạt lở, lũ ống lũ quét tại địa bàn huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định).
Theo báo cáo của ông Bùi Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, toàn xã Vĩnh Kim (Vĩnh Thạnh) hiện có khoảng 30 điểm sạt lở lớn nhỏ. Ngoài ra, tuyến đường từ trung tâm huyện đi xã Vĩnh Sơn cũng có 13 điểm sạt lở.
Ông Hồ Quốc Dũng (hàng đầu) đang kiểm tra hiện trường sạt lở tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh
Theo ông Thành, khối lượng sạt lở ở xã Vĩnh Kim rất lớn, khoảng 5.000m 3 đến 6.000m 3 nên không thể khắc phục sớm được. Trước mắt, đơn vị chức năng chỉ tạm thời thông đường để bà con đi xe máy, đi bộ ra ngoài.
"Toàn xã Vĩnh Kim có khoảng 1.000 hộ, trong đó có 30 hộ ở trong vùng nguy cơ bị sạt lở, lũ quét cần được cảnh báo...", ông Thành thông tin.
Tại hiện trường, ông Hồ Quốc Dũng nhìn nhận, chưa bao giờ huyện Vĩnh Thạnh lại xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét như mấy hôm vừa qua. Qua đó, ông Dũng đề nghị các đơn vị chức năng cùng với địa phương cần tập trung lực lượng trong 3 ngày khắc phục tạm thời các điểm sạt lở để thông đường cho người dân đi lại, ổn định đời sống...
"Đã xảy ra sạt lở, lũ quét như thế này thì thời gian tới sẽ còn xảy ra nhiều lần nữa. Vì thế, địa phương cần sớm di dời các hộ dân ven núi, vùng nguy cơ sạt lở đến nơi định cư an toàn...", ông Dũng đề nghị.
Một điểm sạt lở đất tại xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh
Theo ông Dũng, tình trạng sạt lở, lũ quét tại Vĩnh Thạnh là rất hiếm khi xảy ra nên cần được rà soát, điều tra...
"Nguyên nhân sạt lở sẽ được chúng tôi đánh giá kỹ lưỡng. Vì sao trước đây không có sạt lở, lũ quét như thế này, mà nay lại có", ông Dũng cho biết.
Lực lượng Công an băng rừng, vượt suối gùi hàng cứu trợ vào vùng cô lập Công an huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã huy động hàng chục cán bộ chiến sĩ tham gia gùi lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu từ xã Phước Công băng bộ đường rừng, vượt suối vào tiếp tế cho người dân đang bị cô lập tại xã Phước Lộc. Sáng 1/11, khi thời tiết ngớt mưa, hửng nắng, Công an huyện...