Bình Định ‘chốt’ doanh nghiệp thực hiện Dự án nhà ở xã hội Long Vân hơn 860 tỷ đồng
Công ty TNHH Hai thành viên LICOGI13 Thuận Phước là doanh nghiệp thực hiện Dự án nhà ở xã hội Long Vân với vốn đầu tư hơn 860 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa ký ban hành quyết định công nhận Công ty TNHH Hai thành viên LICOGI13 Thuận Phước là doanh nghiệp thực hiện Dự án nhà ở xã hội Long Vân (phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn).
Theo đó, Công ty TNHH Hai thành viên LICOGI13 Thuận Phước được kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư mà liên danh Công ty CP Địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước – Công ty CP LICOGI13 đã cam kết tại hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất chấp thuận nhà đầu tư.
Đồng thời, đơn vị tự chịu trách nhiệm về việc hoàn thành góp vốn và chỉ sử dụng nguồn vốn này để đầu tư Dự án nhà ở xã hội Long Vân.
UBND tỉnh Bình Định giao Sở KH&ĐT chịu trách nhiệm hướng dẫn Công ty TNHH Hai thành viên LICOGI13 Thuận Phước thực hiện đầy đủ các thủ tục có liên quan theo quy định của pháp luật và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Công ty TNHH Hai thành viên LICOGI13 Thuận Phước là doanh nghiệp thực hiện Dự án nhà ở xã hội Long Vân. Ảnh: Nguyễn Tri
Trước đó, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định chấp thuận Liên danh Công ty cổ phần Địa Ốc Xanh Sài Gòn Thuận Phước – Công ty cổ phần LICOGI13 là nhà đầu tư thực hiện Dự án nhà ở xã hội Long Vân. Địa điểm xây dựng dự án tại Khu đô thị Long Vân (phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn), với diện tích khoảng 20.347 m2.
Quy mô đầu tư dự án gồm chung cư cao 21 tầng (bao gồm tầng tum và tầng kỹ thuật), khoảng 828 căn hộ có vốn đầu tư hơn 860 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2021 – 2024.
Mục tiêu dự án, nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội cho đối tượng theo quy định Luật Nhà ở năm 2014, góp phần hoàn thành Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 – 2020 và bổ sung giai đoạn 2021 – 2025; đồng thời cụ thể hóa đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án, góp phần chỉnh trang, nâng cao chất lượng môi trường và kiến trúc cảnh quan đô thị.
Video đang HOT
Bất động sản “đóng băng” hay đang điều chỉnh theo chu kỳ?
Nha Trang, Bình Định quyết tâm dời khách sạn khỏi bãi biển
Ngày 30-6, khu nghỉ mát Evason Ana Mandara đóng cửa để di dời khỏi bãi biển Nha Trang, sau 11 năm kể từ khi có chủ trương.
Các khách sạn lớn dọc bãi biển Quy Nhơn cũng đã nhận được "tối hậu thư" để di dời.
Các công viên và khu du lịch Evason Ana Mandara trên bãi biển Nha Trang hiện nay - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Hay tin Evason Ana Mandara thôi đón khách để chuyển vào Bãi Dài (Cam Ranh), nhiều người dân Nha Trang vẫn bán tín bán nghi, vì đây là lần thứ 5 người dân nghe chuyện dời khu nghỉ mát này.
Phải qua 3 đời chủ tịch tỉnh
"Chuyện dời khu nghỉ mát này không biết lần này có diễn lại như các lần trước nữa không. Cứ chính quyền ra tối hậu thư thì doanh nghiệp luyến tiếc "đất vàng" xin ở lại, y như rằng chính quyền lại gia hạn. Đến thời điểm này, qua 3 đời chủ tịch tỉnh rồi mà chưa di dời xong khu nghỉ mát ấy" - ông Nguyễn Văn Thọ, người dân Nha Trang, vẫn nghi ngại.
Khu du lịch, khách sạn Ana Mandara (tiền thân của khu nghỉ mát Evason Ana Mandara) xây dựng vào năm 1997, chiếm 20.000m2 bờ biển phía đông đường Trần Phú, sau đó được nâng lên hơn 28.000m2 và 10.000m2 mặt biển.
Cách đây 11 năm (năm 2011), tỉnh Khánh Hòa có thông báo yêu cầu chủ đầu tư khu du lịch Ana Mandara chấm dứt hoạt động vào cuối năm 2016 để giao lại bãi biển Nha Trang cho tỉnh xây dựng công viên. Chủ đầu tư khu du lịch Ana Mandara đã đề nghị và được tỉnh chấp thuận cho thuê hơn 29ha tại bắc bán đảo Cam Ranh để đầu tư xây dựng dự án mới.
Thế nhưng trong thời gian chờ di dời, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã cho phép chủ đầu tư là Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Khánh Hòa bán cổ phần, liên doanh với Tập đoàn Sovico Holdings thành lập Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa. Tháng 12-2014, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khi ấy là ông Nguyễn Chiến Thắng đã trao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa.
Ana Mandara đổi tên thành Evason Ana Mandara và dự án hơn 29ha tại bắc bán đảo Cam Ranh được chuyển thành dự án Evason Ana Mandara resort & spa (nay là khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Cam Ranh). Tỉnh cũng gia hạn, yêu cầu chủ đầu tư mới chấm dứt hoạt động khu du lịch Ana Mandara trên bãi biển Nha Trang vào ngày 31-12-2018.
Sau đó, trong thời gian ông Nguyễn Đức Vinh và ông Nguyễn Tấn Tuân làm chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Sovico Khánh Hòa đã có thêm 3 lần xin gia hạn chấm dứt hoạt động khu Ana Mandara vì nhiều lý do.
Ngày 24-6 mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã họp và kết luận "yêu cầu Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa dừng hoạt động lưu trú tại dự án khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang vào ngày 30-6". Theo ông Nguyễn Văn Hòa - tổng giám đốc Sovico Khánh Hòa, công ty sẽ chấm dứt hoạt động khu nghỉ mát này và chuyển phục vụ du khách vào khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Cam Ranh kể từ ngày 7-7.
Hai khách sạn Hoàng Yến và Hải Âu sẽ được di dời theo lộ trình khi hết hạn cho thuê đất - Ảnh: DUY THANH
Hết hạn thuê đất phải di dời
Trong khi đó, tại Bình Định, lãnh đạo tỉnh này cho biết vẫn đang thực hiện quyết liệt các công việc liên quan đến di dời 3 khách sạn cao tầng bên bờ biển Quy Nhơn là Bình Dương, Hải Âu và Hoàng Yến. Ba khách sạn này từng là "biểu tượng" về lưu trú du lịch của Quy Nhơn - Bình Định trong nhiều năm. Năm 2019, Tỉnh ủy Bình Định chủ trương di dời cả 3 khách sạn nêu trên để lấy quỹ đất làm công viên biển cho cộng đồng, tạo thông thoáng cho vịnh biển Quy Nhơn.
Ông Nguyễn Minh, một người dân ở thành phố Quy Nhơn, cho biết hầu hết người dân đều rất đồng tình với chủ trương di dời 3 khách sạn bên bờ biển Quy Nhơn. "Tôi hình dung sau khi di dời, bờ biển hình vầng trăng khuyết độc đáo của Quy Nhơn từ Mũi Tấn đến Ghềnh Ráng là một dải công viên, phố đi bộ thông thoáng, rất tuyệt vời. Mong rằng việc di dời các khách sạn càng sớm càng tốt, vì chủ trương đã có 3 năm nay rồi", ông Minh đề nghị.
Về phía chính quyền, ông Nguyễn Tuấn Thanh, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định, cho hay UBND tỉnh đã hoàn tất việc giao đất, bồi thường tài sản để Binh đoàn 15, chủ quản khách sạn Bình Dương, di dời. UBND tỉnh thỏa thuận giao diện tích đất khoảng 3.000m 2 tại đường Nguyễn Văn Trỗi cho Binh đoàn 15 xây dựng khách sạn Bình Dương mới, nhưng sau đó đã thỏa thuận lại, giao hơn 2.800m2 đất ở đường Hàn Mặc Tử (khu đất thuộc Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Quy Nhơn cũ) để đơn vị này xây dựng khách sạn.
"Mọi công tác di dời khách sạn Bình Dương của tỉnh đã xong. Tỉnh liên tục đôn đốc để họ xây dựng khách sạn mới và sớm di dời, trả lại mặt bằng ven biển để làm công viên theo quy hoạch. Riêng 2 khách sạn còn lại thực hiện di dời theo lộ trình, sau khi hết thời hạn cho thuê đất. Chúng tôi khẳng định là hết hạn thuê đất thì tỉnh thu hồi, không gia hạn nữa", ông Thanh cho hay.
Khách sạn Hải Âu hoạt động năm 2009, chỉ được cho thuê đất 10 năm, sau đó được gia hạn cho thuê đất thêm 2 năm. Một lãnh đạo Sở Tài nguyên và môi trường Bình Định cho biết tỉnh đã có quyết định thu hồi đất, không cho thuê thêm đối với khách sạn này.
"Tuy nhiên, do khối tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào khách sạn rất lớn, thêm nữa cần có thời gian để doanh nghiệp tìm vị trí mới để xây dựng khách sạn thay thế, 2 năm qua lại có dịch COVID-19 nên lãnh đạo tỉnh Bình Định quyết định cho thời gian 3 năm để khách sạn này làm các công việc di dời. Đến tháng 8-2024 là hạn cuối, là thời điểm khách sạn Hải Âu phải trả lại đất thuê cho Nhà nước", vị này cho biết.
Riêng khách sạn Hoàng Yến đến tháng 5-2052 mới hết hạn thuê đất nên hiện nay tỉnh Bình Định mới chỉ thông báo chủ trương di dời để doanh nghiệp biết.
Khó nhưng phải quyết tâm
Ông Phạm Văn Chi, nguyên phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết việc giải tỏa khu du lịch Ana Mandara là chủ trương của tỉnh đã ban hành từ mấy chục năm trước đây. Theo ông Chi, đây là việc khó chính quyền phải quyết tâm mới làm được.
Ông Hồ Quốc Dũng, bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định, nói rằng việc di dời các khách sạn bên bờ biển Quy Nhơn phải thực hiện từng bước theo lộ trình, đúng quy định pháp luật, có lý, có tình, có đồng thuận cao và tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động hiệu quả, tạo công ăn việc làm và mang lại nguồn thu cho tỉnh.
"Vướng mắc, khó khăn là có nhưng chủ trương di dời là đúng đắn, cán bộ, nhân dân và cả các chủ doanh nghiệp ủng hộ, nên Bình Định quyết tâm làm. Tỉnh cũng có các văn bản hỏi ý kiến, đề nghị bộ, ngành trung ương hỗ trợ để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện việc di dời các khách sạn này", ông Dũng cho biết.
Quy hoạch lại bãi biển Nha Trang
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết sau khi thu hồi bãi biển tại khu vực Ana Mandara sẽ quy hoạch lại với mục đích phục vụ cộng đồng. Trong đó ưu tiên cho cây xanh, làm công viên và có thể bố trí một số hoạt động dịch vụ công cộng, tạo điểm nhấn và phục vụ du khách. Cũng theo ông Tuân, sau khi duyệt quy hoạch tỉnh sẽ đấu giá cho thuê mặt bằng để kinh doanh đối với phần diện tích được phép bố trí các hạng mục dịch vụ đó.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc, nguyên giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, nguyên chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa, cho rằng việc giải tỏa khu du lịch Ana Mandara để thu hồi bãi biển Nha Trang làm công viên tuy có chậm, kéo dài nhiều năm nhưng đến nay xem như đã kết thúc. Theo ông Lộc, tỉnh nên tổ chức cuộc thi kiến trúc cải tạo khu vực này để có thể tiếp thu nhiều ý tưởng, phương án đóng góp của giới kiến trúc sư và cộng đồng.
Giá bán nhà ở xã hội tại TP.HCM cao nhất là 20 triệu đồng/m2 Báo cáo Bí thư Thành ủy TP.HCM, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết giá bán nhà ở xã hội khoảng 14-20 triệu đồng/m2. Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Hoàng Quân vừa báo cáo Bí thư Thành ủy TP.HCM về tình hình thực hiện các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn. Theo đó, từ tháng 10/2020 đến nay...