Bình Định: Chợ nông thôn xây dựng tiền tỷ xong… bỏ trống, làm nơi chất củi
Nhiều địa phương tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) đầu tư xây dựng chợ tiền tỷ để phục vụ buôn bán của người dân.
Thế nhưng, nhiều chợ rơi vào tình trạng bỏ trống hoặc hoạt động không hiệu quả.
Thực trạng trên không chỉ gây tốn ngân sách Nhà nước, mà còn lãng phí tài nguyên đất đai vì hầu hết các chợ đều có diện tích lớn, nằm ở khu vực trung tâm.
Một trong số này là chợ Vạn Phú (thuộc thôn Vạn Phú, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ). Theo người dân địa phương cho hay, chợ Vạn Phú được xây dựng cách đây cả hơn chục năm, nằm trên khu đất rộng chừng 1.000 m2, ngay mặt tiền QL 1A.
Chợ Mỹ Quang (xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) biến thành nơi phơi nông sản của người dân (Ảnh: CTV).
Qua ghi nhận của phóng viên, chợ Vạn Phú gồm khu mặt bằng bên ngoài và khu nhà lồng được xây dựng kiên cố, nhưng nhiều năm qua luôn trong tình trạng bỏ trống. Mặt bằng bên trong khu nhà lồng được một số người dân địa phương tận dụng làm nơi chất củi và một số vật dụng khác.
Video đang HOT
Ông Phan Văn Nhanh – Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc cho hay, chợ Vạn Phú được đầu tư xây dựng trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tuy nhiên, khi chợ làm xong lại không thu hút được người dân vào buôn bán. Địa phương đã tìm nhiều cách nhưng không thể tổ chức để chợ hoạt động như mục đích ban đầu đề ra.
Trong khi đó, chợ Mỹ Quang (thôn Trung Thành 1, xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ) được đầu tư xây dựng với số tiền khá lớn gần 2 tỷ đồng, nhưng cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Chợ nằm tại khu đất rộng khoảng 1 ha, được xây dựng với nhiều hạng mục như: khu chợ ngoài trời, khu nhà lồng rộng 500 m2, nhà bảo vệ.
Bên trong khu nhà lồng chợ Mỹ Quang cũng thành nơi tập kết nông sản (Ảnh: CTV).
Thế nhưng nhiều năm nay, chợ Mỹ Quang “vắng tanh như chùa Bà Đanh” vì không có người đến buôn bán, kinh doanh. Mặt bằng khu chợ ngoài trời lẫn mặt bằng trong chợ được một số người tận dụng phơi nông sản, tập kết vật liệu xây dựng, nơi đậu ô tô… Trong khi đó, do chợ không hoạt động nên cũng không thường xuyên duy tu, bảo quản nên khu nhà lồng đã xuống cấp, hư hỏng khá nhiều.
Bà Nguyễn Thị Hồng (ở thôn Trung Thành 1, xã Mỹ Quang), nói: “Chẳng biết địa phương tính thế nào mà chợ làm xong rồi để trống từ năm này qua năm khác rất lãng phí. Cứ tình trạng này, chợ càng sớm xuống cấp gây lãng phí tiền bạc, đất đai của Nhà nước”.
Ông Nguyễn Thế Dương – Chủ tịch UBND xã Mỹ Quang, thừa nhận rằng việc chợ Mỹ Quang làm xong không hoạt động là sự lãng phí lớn. Nguyên nhân do xã Mỹ Quang ở gần thị trấn Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ), người dân có nhu cầu buôn bán đều tập trung về chợ Phù Mỹ nên chợ Mỹ Quang không thể tổ chức nhóm họp.
Còn tại chợ Mỹ Chánh Tây (thôn Trung Thuận, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ) nằm trên diện tích đất rộng hơn 2 ha, có khu nhà lồng được xây dựng kiên cố nhưng cũng hoạt động cũng không hiệu quả nhiều năm qua.
Theo đại diện lãnh đạo địa phương, chợ nông thôn có khu nhà lồng nhưng chưa khai thác hết công năng, hiệu quả là rất lãng phí. Ngoài ra, địa phương cũng thất thu khoản phí mặt bằng của khu nhà lồng. Tuy nhiên, do đặc thù chợ nông thôn, người dân thích buôn bán bên ngoài thuận tiện hơn nên xã rất khó yêu cầu tiểu thương vào chợ.
Người Bình Định tổ chức "Chuyến xe yêu thương" đưa đón tân SV sau vụ nam sinh tự tử
Sau câu chuyện đau lòng của em Nguyễn Văn Nghĩa, anh Phi Long (SN 1994) đã quyết định trích thời gian trong tuần của mình để đưa đón sinh viên đến TP.HCM nhập học.
Anh Nguyễn Dương Phi Long (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết rất xót xa trước câu chuyện của em Nguyễn Văn Nghĩa (SN 2003), nam sinh năm nhất của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã tự tử vào ngày 13/2.
Anh Phi Long vốn là người Bình Định. Khi nghe câu chuyện này, bản thân anh cũng khá buồn và tiếc nuối cho cậu sinh viên tương lai còn rộng mở. Từ khi câu chuyện xảy ra, Long lúc nào có suy nghĩ thôi thúc muốn làm gì đó cho các tân sinh viên từ quê hương Bình Định.
Anh quyết định thực hiện các "Chuyến xe yêu thương" nhằm đưa đón miễn phí các tân sinh viên có hành trình đi từ Bình Định - Sài Gòn để nhập học. Theo đó, chuyến xe sẽ đưa đón trong khu vực thành phố, Bến xe Miền Đông, Bến xe 92 Phan Huy Ích.
Đặc biệt, nếu tân sinh viên không có người thân đưa đón hoặc không biết địa chỉ cụ thể, anh sẽ có xe đưa đón về đến tận trường, nhà hoặc nhà trọ.
Long nói: "Nghĩa bằng tuổi em trai tôi, nó cũng vừa mới lên TP.HCM nhập học cách đây mấy ngày. Tôi nhớ nhiều năm về trước, bản thân tôi cũng đã rất bỡ ngỡ, lo lắng khi đặt chân đến Sài Gòn. Ra bến xe, tôi sợ người ta chèo kéo, sợ mình bị dụ. Đồng thời, đó còn là cảm giác cô đơn nơi đất khách quê người nữa.
Ban đầu, tôi đọc được bài đăng của người anh trong nhóm đồng hương Bình Định. Anh ấy đang thực hiện chuyến xe đưa đón tân sinh viên. Thấy thế, tôi quyết định phụ một tay".
Hiện tại, công việc của anh Phi Long tại TP.HCM là tài xế xe 7 chỗ. Mỗi tuần, anh đều trích thời gian ra để đưa đón sinh viên.
Chỉ mới đăng tải thông tin được một ngày, điện thoại của anh đã có khá nhiều cuộc gọi từ các tân sinh viên. Để cân bằng thời gian, Long hẹn các bạn ngày giờ, địa điểm cụ thể để đưa đón. Bạn bày tỏ mong muốn được hướng dẫn đường đi về nhà trọ, bạn muốn được về lại kí túc xá...
"Công việc này nó không mất quá nhiều thời gian hay chi phí của tôi. Nhưng, nó khiến tôi cảm thấy vui vì giúp được gì đó cho sinh viên quê mình. Việc di chuyển 20 đến 30 km trong thành phố này là nằm trong khả năng tôi có thể làm được
Câu chuyện của Nghĩa đã để lại trong lòng chúng ta nhiều suy nghĩ. Vì thế, tôi muốn các bạn cảm thấy an toàn, yên tâm hơn. Mong rằng sẽ không có sự việc đau lòng nào xảy ra nữa", anh Long bộc bạch.
Chủ tịch nước: Huyện nông thôn mới không được thỏa mãn "non", bệnh thành tích, phải có khát vọng mới Ngày 16/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận huyện Tuy Phước (Bình Định) đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2020. Diện mạo nông thôn đổi thay, đời sống người dân nâng cao nhờ nông thôn mới Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước Huỳnh Nam cho biết, gần 10...