Bình Định cần nhanh chóng hỗ trợ 45 hộ có nhà bị sập do bão ổn định cuộc sống
Ngày 29/10, Đoàn công tác của Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đã kiểm tra công tác khắc phục thiệt hại do bão số 9 gây ra tại thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (áo xanh) kiểm tra cảng cá Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những nỗ lực, sự đồng lòng từ cấp tỉnh đến các địa phương cùng nhân dân trong ứng phó với bão số 9, đặc biệt là công tác kêu gọi tàu thuyền đánh bắt xa bờ về nơi an toàn tránh bão số 9. Đồng thời biểu dương Bình Định trong công tác di dời 4.000 hộ dân ở những vùng nguy hiểm đến nơi an toàn trước khi bão vào, nhất là những điểm sạt lở ở 4 huyện miền núi trong tỉnh không xảy ra sự cố đáng tiếc.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị tỉnh Bình Định cần nhanh chóng hỗ trợ 45 hộ có nhà bị sập xây dựng lại nhà, sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời, rà soát, kiểm tra tình hình lúa giống để sẵn sàng cho vụ lúa đông xuân sắp tới, nếu thiếu thì đề nghị để Trung ương hỗ trợ.
“Ngày 4,5/11 tới đây sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng dị thường mới, khả năng trong những ngày tới sẽ hình thành áp thấp, thậm chí những cơn bão mới, cơn bão số 10, 11. Hướng nếu không có gì thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn Bình Định. Do đó, quỹ thời gian từ hôm nay chỉ còn khoảng 4, 5 ngày để chúng ta tập trung phục hồi, tái thiết thật nhanh, ứng phó thật nhanh”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Thăm, động viên và tặng quà các gia đình có tàu bị chìm và 26 ngư dân đang mất tích trên biển khi đi tránh trú bão số 9 vừa qua, Bộ trưởng bày tỏ: “Tôi chia buồn sâu sắc với 2 gia đình có tàu cá bị chìm và gia đình 26 thuyền viên bị mất tích do tàu bị chìm trên đường tìm nơi tránh bão”
“Sau khi nhận thông tin này, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Cứu hộ cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương đã tập trung chỉ đạo công tác ứng cứu 26 ngư dân. Hiện đã có 3 tàu kiểm ngư nhận lệnh đi ứng cứu, trong đó có 1 tàu rất hiện đại và 1 chiếc thủy phi cơ của quân đội cũng đã tham gia tìm kiếm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Bão số 9 rất nguy hiểm, thời gian lưu gió mạnh đến 6 - 7 tiếng 'là chưa từng có'
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khi trả lời báo chí về tính chất nguy hiểm của cơn bão số 9 khi đã đổ bộ vào đất liền vào chiều 28.10.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời báo chí về tính chất nguy hiểm của cơn bão số 9 . ẢNH: HOÀNG SƠN
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, cơn bão số 9 đã chính thức hoành hành ở Trung Trung bộ và Nam Trung bộ, suốt từ Thừa Thiên - Huế kéo dài vào Phú Yên ở phía nam. Đặc biệt là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và phía bắc Bình Định.
"Chưa có cơn bão nào mà thời gian lưu gió mạnh suốt 6 - 7 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ 10 giờ sáng hôm nay (28.10). Tốc độ gió như chúng ta đứng ở đây là cấp 10, giật cấp 11 - 12 (tại Đà Nẵng lúc 16 giờ - PV), cho thấy sức tàn phá của cơn bão này. Đặc biệt, cơn bão này đi cùng với gió lớn trên mô lớn thì mưa lớn kéo dài suốt từ tối hôm qua cho đến hôm nay. Có những điểm mưa trên 200 mm liên tục. Thậm chí Quảng Ngãi cả vệt đều mưa to", ông Cường nói.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nói về sự khốc liệt của cơn bão số 9 - Thực hiện: Hoàng Sơn
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, trong 2 ngày qua, các địa phương đã triển khai công tác ứng phó bão số 9 với khối lượng công việc khổng lồ. Một là, tổ chức di dời dân ở vùng nguy hiểm tới 400.000 người ở 6 tỉnh trọng điểm.
"Chúng ta phải huy động tàu thuyền của ngư dân với 45.000 tàu với tổng số 300.000 lao động trên biển. Chúng ta phải tổ chức di dời ở 188.000 lồng bè và cả những thiết chế hạ tầng trên bờ, các hoạt động kinh tế của 6 tỉnh trọng điểm tạm thời đóng cửa vào tối hôm qua và ngày hôm kia", ông Cường đánh giá.
"Như vậy một khối lượng công việc khổng lồ. Đến giờ sau 6 tiếng đồng hồ hoành hành bởi cơn bão vô cùng nguy hiểm, số liệu thiệt hại về người chưa có ghi nhận thương vong. Trừ 1 trường hợp ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, có 2 tàu của Bình Định với 26 người hiện nay mất tích đang trên đường tránh bão".
Thiệt hại do bão số 9 gây ra là vô cùng lớn
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường "với cơn bão này thiệt hại vô cùng lớn". Cho đến chiều 28.10, khoảng 10 vạn ngôi nhà dân, hạ tầng đã bị tốc mái hỏng hóc...
Các thiết chế kinh tế, kể cả điện mặt trời kể cả các công trình khác bị hư hại. "Trong thời gian ngắn với khối lượng công việc khổng lồ với một cơn bão đặc biệt nguy hiểm trong 20 năm nay, vào đúng vùng lũ chồng lũ, với sự ý thức, trách nhiệm, cả hệ thống chính trị, toàn bộ người dân vào cuộc, thực hiện nghiêm túc từ ban chỉ đạo từ T.Ư đến ban chỉ huy cấp địa phương, do đó chúng ta có được kết quả ban đầu thấp tỷ lệ thiệt hại con người", ông Cường nói.
Theo ông Cường, mạng sống người dân "là vốn quý nhất, còn lại của cải vật chất tới đây chúng ta sẽ có đánh giá sát hơn". "Cơn bão số 9 này chúng ta đã ứng phó đồng bộ và đã có những kết quả bước đầu", Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đánh giá.
Bão số 6 đi vào đất liền Quảng Nam - Quảng Ngãi, bão số 7 đang hình thành ngoài khơi Khoảng 10 giờ sáng 11-10, cơn bão số 6 đã đổ bộ vào đất liền Quảng Nam - Quảng Ngãi, ở ngoài khơi lại đang hình thành cơn bão số 7. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, vào khoảng 10 giờ sáng nay 11-10, bão số 6 đã đi vào đất liền các tỉnh...