“Binh biến” ở câu lạc bộ Hải Phòng
V.League 2021 đã khép lại một cách dở dang, nhưng không vì thế mà nhiều câu chuyện bên lề giải đấu sớm chấm dứt.
Đội bóng trung tâm của những rắc rối trong thời gian qua là CLB Hải Phòng. Họ là một trong những đội bóng lên tiếng mạnh mẽ nhất về công tác tổ chức giải thiếu chuyên nghiệp, nhưng rồi lại bị chính các cầu thủ chỉ trích.
Gần một đội hình ra đi
Ngay sau khi VPF thông qua quyết định hủy V.League 2021, nhiều CLB đã lên phương án chuẩn bị nhân sự cho mùa giải 2022. Nhưng nếu như các đội Hà Nội, Viettel, SLNA… đang ngồi vào bàn đàm phán gia hạn hợp đồng, cũng như chiêu mộ nhiều cầu thủ mới; thì Hải Phòng vẫn án binh bất động. Không ít cầu thủ đang chơi cho đội bóng thành phố Cảng sẽ đáo hạn hợp đồng vào tháng 12, vậy nên họ muốn ra đi càng sớm càng tốt.
Xuân Việt trưởng thành ở Hải Phòng, khoác áo Hải Phòng 13 năm rồi ra đi.
Luật chuyển nhượng quốc tế cho phép một cầu thủ được phép tự do đàm phán với một CLB khác khi hợp đồng của anh ta với đội bóng chủ quản sẽ kết thúc trong vòng 6 tháng. Đó là lý do rất nhiều cầu thủ Hải Phòng đang rục rịch tìm bến đỗ mới, dù ưu tiên hàng đầu của họ vẫn là gắn bó với CLB thành phố Cảng. Việc chậm trễ khiến một cầu thủ trong đội bức xúc nói Hải Phòng đang tỏ ra thiếu chuyên nghiệp trong công tác tổ chức.
Trong số những người rục rịch rời CLB Hải Phòng sau khi V.League 2021 có một vài cái tên đáng chú ý như hậu vệ Phạm Mạnh Hùng, tiền vệ Martin Lò và trung vệ Adriano Schmidt. Họ nằm trong danh sách 8-9 cầu thủ sẽ ra đi theo dạng chuyển nhượng tự do ở tháng 12. Về lý thuyết, Hải Phòng có thể sớm trói chân những nhân sự quan trọng này bằng việc mời họ sớm ngồi vào bàn đàm phán, nhưng CLB lại không làm như vậy.
Video đang HOT
Ông Văn Trần Hoàn, Chủ tịch CLB Hải Phòng nói CLB sẽ bắt đầu tiến hành đàm phán gia hạn, ký hợp đồng mới với các cầu thủ kể từ tháng 10. Họ không quá vội vã trong việc nâng cấp đội hình, dù ở thời điểm mới nhậm chức, ông Hoàn từng ngao ngán tuyên bố “trình độ cầu thủ Hải Phòng không bằng đội hạng Nhất”. Điều đó cho thấy Chủ tịch CLB dường như đang nhắm đến những mục tiêu mới, dù điều đó có thể khiến gần 1 đội hình ra đi.
Ở giai đoạn nghỉ giữa mùa giải V.League 2021, Hải Phòng từng gây bất ngờ khi mượn được 3 cầu thủ HAGL là Châu Ngọc Quang, Dụng Quang Nho và Trần Hữu Đông Triều. Đây đều là những gương mặt có nhiều năm chinh chiến ở V.League dù tuổi đời còn khá trẻ và dường như ông Hoàn “pháo” đang nhắm đến những cầu thủ như thế: Trẻ tuổi và tài năng. Nhưng liệu đó có phải mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững cho một CLB ở V.League?
Mới và cũ
Trước thời ông Hoàn lên nắm quyền, cựu Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng từng “nâng cấp” đội hình theo cách tương tự. Ông Hùng “bói cá” đến khắp các sân bóng Việt Nam để xem giò cầu thủ rồi đưa về những gương mặt không ai ngờ tới. Sau lứa cầu thủ HAGL như Hoàng Nam, Thành Long đến sân Lạch Tray; bầu Hùng từng mượn được cả Nghiêm Xuân Tú và Mạc Hồng Quân từ Than Quảng Ninh.
Ông Trần Mạnh Hùng từng nhận không ít chỉ trích vì cách làm việc khác người, nhưng sự thực là dưới thời ông quản lý, CLB Hải Phòng đã vượt khỏi khó khăn để trở thành một đội bóng ngổ ngáo ở V.League. Chức vô địch Cúp Quốc gia 2014 và ngôi Á quân V.League 2016 với những cầu thủ không thực sự quá nổi bật trong đội hình là minh chứng rõ nhất cho thấy tài “liệu cơm gắp mắm” của ông Hùng.
Phải ra đi ở giữa mùa giải V.League 2021 sau nhiều rắc rối liên quan đến hậu trường CLB Hải Phòng, nhưng di sản ông Hùng “bói cá” vẫn còn ở đội bóng thành phố Cảng. Một trong số đó chính là đường lối “không mua được cầu thủ thì… cho mượn”, giống như cách họ lấy người từ HAGL ở mùa giải vừa qua. Cộng thêm việc CLB Than Quảng Ninh tuyên bố dừng hoạt động 1 năm, Hải Phòng có vẻ không phải quá lo về chuyện thiếu cầu thủ trong ngắn hạn.
Mọi chuyện sẽ ra sao nếu như hàng loạt cầu thủ Quảng Ninh chọn đầu quân cho Hải Phòng? Đây là lựa chọn khả dĩ nhất với nhiều gương mặt trong đội hình của Than, bởi 2 địa phương này rất gần nhau về mặt địa lý. Nhưng nếu ông Hoàn chọn cách đó, đây cũng có thể là dấu chấm hết cho nỗ lực thoát khỏi cái bóng phát triển bóng đá Hải Phòng như thời ông Hùng còn làm Chủ tịch.
Công tác đào tạo bóng đá trẻ của Hải Phòng những năm gần đây hầu như không được quan tâm. Sản phẩm đáng chú ý nhất và cũng là duy nhất của bóng đá thành phố Cảng được ra mắt ở sân chơi V.League những năm qua là thủ môn Nguyễn Văn Toản. Cao lớn, không ngại đối mặt với những ngoại binh to cao, nhưng Văn Toản từng suýt bỏ bóng đá. Ngày Công Phượng và đồng đội ăn mừng chiếc HCB U23 châu Á, Toản là anh thợ nhôm kính đến sân Lạch Tray cổ vũ.
Một vấn đề khác ông Hoàn cần phải giải quyết triệt để là tình trạng lương thưởng cầu thủ. Dưới thời Chủ tịch Trần Mạnh Hùng, nhiều cầu thủ nói họ phải thi đấu nhiều tháng mà chỉ được trả lương gộp 2-3 tháng/lần. Việc chậm lương từng khiến nhiều ngoại binh như Errol Stevens hay Jermie Lynch nổi nóng, tố cáo CLB không sòng phẳng ngay trên mạng xã hội.
Đến khi giải đấu bị hoãn, hủy bởi dịch bệnh, Hải Phòng cũng là đội giảm lương nhiều nhất V.League, lên tới 70%. Chỉ đến khi nào cầu thủ an tâm đá bóng với thu nhập đảm bảo, ông Hoàn “pháo” mới có thể chứng minh mình đã làm tốt trên cương vị một nhà quản lý bóng đá, thay vì những phát biểu công kích trong thời gian qua.
Cầu thủ Hải Phòng nhưng không ở Hải Phòng
Bóng đá Hải Phòng từng là cái nôi sản sinh ra không ít cầu thủ giỏi trong quá khứ và ở thời điểm hiện tại, rất nhiều người Hải Phòng vẫn đang chinh chiến ở V.League. Điều đáng tiếc là những gương mặt xuất sắc nhất trưởng thành từ đội bóng thành phố Cảng lại sớm rời CLB để tìm đến những mảnh đất khác, nơi họ thực sự được phát huy tài năng. Một trong số đó là thủ môn Đinh Xuân Việt. Ở tuổi 38, Xuân Việt vẫn thi đấu bền bỉ trong màu áo Nam Định, trước đó là CLB TPHCM.
Bên cạnh Xuân Việt, Hải Phòng còn đào tạo nên 2 trung vệ Đinh Tiến Thành và Vũ Ngọc Thịnh. Họ đều là những người từng có thời gian khoác áo đội tuyển quốc gia, cũng như gắn bó với giai đoạn thành công nhất của bóng đá Hải Phòng thời ông Hùng “bói cá” làm Chủ tịch. Nhưng thay vì tiếp tục thi đấu cho Hải Phòng, Ngọc Thịnh vào đầu quân cho CLB TPHCM và Đà Nẵng. Tiến Thành khoác áo Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Nội và hiện thuộc biên chế Topenland Bình Định.
HLV Graechen chia tay HAGL
Nhà cầm quân Guillaume Graechen đã không còn là người của HAGL. Ông chia tay công tác đào tạo trẻ của đội bóng sau 14 năm.
Ông Giôm (biệt danh của HLV Graechen) cho Zing biết: "Tôi đã hết hợp đồng với HAGL từ ngày 31/5/2021. Hai bên đồng ý kết thúc hợp đồng. Tôi vẫn là người của Học viện JMG".
Sau 14 năm gắn bó, HLV sinh năm 1977 chính thức rời HAGL, không đảm nhiệm công tác đào tào trẻ nữa. Ông Giôm đến Việt Nam từ năm 2007 khi Học viện Bóng đá HAGL-Arsenal JMG được thành lập.
Thầy Giôm chuyển sang công tác cho một đối tác khác của JMG. Ảnh: Quang Thịnh.
Cái tên Graechen sau đó được gắn liền với cụm danh từ "thầy Công Phượng". Tiền đạo Công Phượng trưởng thành từ lò đào tạo của bầu Đức khiến ông thầy, ông bầu và học viện "nở mày nở mặt".
Những cầu thủ như Lương Xuân Trường, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Toàn hay Trần Hữu Đông Triều cũng là do ông HLV Graechen tuyển chọn và đào tạo từ khóa đầu tiên của học viện năm 2007.
Nhiều cầu thủ trưởng thành từ học viện giờ đang là trụ cột của đội tuyển Việt Nam, góp phần thành công cho HLV Park Hang-seo trong 4 năm gần đây. Họ giờ đã lấy vợ, sinh con, ổn định sự nghiệp.
Bản thân ông Graechen đã xem Việt Nam là quê hương thứ 2. Ông lấy vợ người Bình Định và có 3 người con (2 trai, một gái). Năm 2014, ông làm đơn xin lấy quốc tịch Việt Nam.
Sau khi chia tay HAGL, ông Graechen đã ký hợp đồng với Học viện Bóng đá Nutifood JMG ở TP.HCM. Từ ngày 1/6/2021, ông phụ trách công tác chuyên môn bên cạnh người đồng hương Frank Duric.
Trước khi chính thức sang chỗ mới, ông Giôm có thời gian dài hỗ trợ việc tuyển chọn, đào tạo từ năm 2015. Học viện này cũng đóng quân ở Trung tâm Hàm Rồng (Pleiku).
Ông Graechen vẫn sống ở Gia Lai. Nơi công tác mới của ông cũng chính là đại bản doanh của CLB HAGL và Học viện HAGL-JMG. Chỉ có điều khác là ông không nhận lương từ bầu Đức nữa.
Trong 14 năm công tác, ông đã huấn luyện 4 khóa của học viện. Mối quan hệ của ông với các cầu thủ rất tốt, không chỉ là người thầy mà còn là những người bạn của nhau.
Cựu tiền vệ SLNA và cuộc cạnh tranh vị trí khốc liệt tại Hải Phòng Để chuẩn bị tốt nhất cho những trận đấu còn lại tại V.League 2021 với mục tiêu trụ hạng, đội bóng đất Cảng đã mượn hàng loạt gương mặt chất lượng từ các đội bóng khác nhau. Theo đó, những A Mít (SHB Đà Nẵng), Châu Ngọc Quang, Trần Hữu Đông Triều và Dụng Quang Nho đã lần lượt về với của HLV...