BIM Land vay 87,5 triệu USD từ IFC
Khoản vay 87,5 triệu USD của BIM Land từ IFC nhằm phát triển hạ tầng du lịch Việt Nam và Lào.
Ảnh minh họa.
Công ty cổ phần Bất động sản BIM (BIM Land) vừa được Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho vay 87,5 triệu USD, tương ứng 2.056 tỷ đồng để phát triển hạ tầng du lịch bền vững tại Việt Nam và Lào.
Ông Đoàn Quốc Huy, Tổng Giám đốc của BIM Land cho biết: “Với dự án này, BIM Land sẽ xây dựng thêm 1.500 phòng khách sạn hoặc căn hộ dịch vụ chất lượng quốc tế ở Viêng Chăn, Vịnh Hạ Long, và Phú Quốc. Hơn nữa, quy mô và phạm vi của dự án ở Phú Quốc dự kiến sẽ thiết lập chuẩn mực môi trường và xã hội mới trong lĩnh vực bất động sản, thu hút được nhóm khách du lịch mới, cả trong nước và quốc tế.”
Video đang HOT
Gói tài trợ của IFC cho BIM Land và các công ty con bao gồm một khoản vay lên tới 50 triệu USD từ IFC và một khoản vay tín thác lên tới 37,5 triệu USD từ nhiều nhà tài trợ thông qua Chương trình Danh mục Đồng Cấp vốn (MCPP) do IFC quản lý. 10 triệu USD trong gói tài trợ này sẽ được dành cho phát triển du lịch tại Lào.
“Du lịch là ngành đóng góp quan trọng trong tạo việc làm, mang lại nguồn thu từ ngoại hối và nguồn thu thuế cho các nước đang phát triển,” ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết.
Hoàng Anh
Theo Bizlive
Được IFC rót 8 triệu USD và hỗ trợ xuất khẩu, Nafoods Group muốn nới room ngoại lên 100%
Việc nới room ngoại tiếp nối ký kết giữa Công ty với IFC vào tháng 6 mới đây. Trong đó, ngoài việc rót vốn 8 triệu USD thông qua cổ phần ưu đãi, IFC cũng sẽ hỗ trợ Nafoods nâng cao công suất chế biến trái cây, mở rộng thị trường xuất khẩu...
CTCP Nafoods Group (HoSE: NAF) vừa công bố Nghị quyết liên quan đến việc nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ 49% lên 100%; điều chỉnh, loại bỏ một số ngành nghề kinh doanh và sửa đổi điều lệ.
Theo đó, Công ty sẽ loại bỏ các ngành nghề như hoạt động viễn thông khác, hoạt động dịch vụ trồng trọt, cổng thông tin, kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Nafoods cũng điều chỉnh ngành bán buôn thực phẩm, bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu, bán lẻ.
Việc nới room ngoại tiếp nối ký kết giữa Công ty với IFC vào tháng 6 mới đây. Trong đó, ngoài việc rót vốn 8 triệu USD thông qua cổ phần ưu đãi, IFC cũng sẽ hỗ trợ Nafoods nâng cao công suất chế biến trái cây, mở rộng thị trường xuất khẩu, và phát triển hơn nữa mảng kinh doanh giống cây ăn quả mới thông qua khoản đầu tư và dịch vụ tư vấn kỹ thuật.
Được biết, Nafoods là công ty chuyên chế biến và xuất khẩu các mặt hàng trái cây phục vụ các thị trường ngách, và là doanh nghiệp đi đầu trong chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ chanh leo. Hàng năm, công ty thu mua hơn 13.300 tấn trái cây tươi và đã qua chế biến từ các vùng khác nhau của Việt Nam bao gồm khu vực Tây Nguyên, vùng núi Tây Bắc, và Duyên hải Bắc Trung Bộ những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn của cả nước.
Năm ngoái, Nafoods ký kết hàng loạt các thỏa thuận hợp tác với các đối tác đến từ các thị trường lớn và tiềm năng như: Nongfu (Trung Quốc), Voskhod (Nga), 4Ways (Úc), Ấn Độ, Trung Đông...
Theo chia sẻ của ông Ryan W.Galloway, Phó tổng giám đốc/Giám đốc kinh doanh của Nafoods cho biết ban lãnh đạo mới của Nafoods bắt đầu làm việc từ quý 2/2018, trong 6 tháng cuối năm 2018 đã tạo ra 20 triệu USD doanh thu trên tổng số 600 tỷ đồng của cả năm. Dự kiến 6 tháng đầu năm 2019 doanh thu của Nafoods bằng doanh thu cả năm 2018, kế hoạch cuối năm nay doanh thu sẽ vượt 1.000 tỷ đồng.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
Phân tán rủi ro khi đẩy mạnh vốn cho SME Rót vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đòi hỏi ngân hàng phải có giải pháp quản lý tốt dòng tiền cung cấp cho phân khúc khách hàng này như xây dựng được chuỗi cung ứng cho họ... SME luôn cần vốn Tiếp cận tài chính là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các SME, vì ảnh...