Bill Gates rút ra 3 bài học từ cuộc chiến với Covid-19
Vị tỷ phú nổi tiếng cho rằng cuộc đấu tranh chống lại đại dịch giúp con người ta nhận ra nhiều điều, có thể áp dụng vào việc ngăn biến đổi khí hậu.
Tính đến tháng 2/2021, Covid-19 đã giết chết hơn 2,2 triệu người trên thế giới. Đại dịch thay đổi cách chúng ta làm việc, sống và giao tiếp xã hội.
Đồng thời, năm 2021 cũng mang lại những hi vọng mới để cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu. Với việc ông Joe Biden được bầu làm Tổng thống, Mỹ sẽ quay lại ủng hộ về vấn đề này. Trung Quốc cam kết thực hiện mục tiêu đầy tham vọng, đưa lượng khí thải về 0 trước năm 2060.
Bill Gates cho rằng bài học rút ra từ Covid-19 có thể dùng vào việc chống biến đổi khí hậu.
Năm nay, Liên hợp quốc sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tại Scotland về biến đổi khí hậu. Chưa có thỏa thuận nào chắc chắn nhưng nó cũng mở ra cơ hội.
Tôi sẽ dành nhiều thời gian để trao đổi với các nhà lãnh đạo thế giới về 2 vấn đề nổi cộm nhất hiện nay: Covid-19 và biến đổi khí hậu.
3 bài học rút ra từ cuộc chiến chống lại đại dịch có thể sử dụng vào nỗ lực ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hợp tác quốc tế và sự cần thiết của khoa học
Cụm từ “chúng ta phải làm việc cùng nhau” dễ bị xem là sáo rỗng, nhưng đó rất thật. Khi chính phủ, nhà nghiên cứu và các công ty dược phẩm làm việc cùng nhau về Covid-19, thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Ví dụ điển hình là phát triển, thử nghiệm vaccine trong thời gian ngắn kỷ lục.
Nếu chúng ta không học hỏi lẫn nhau, thay vào đó là tính ích kỷ của các quốc gia, hoặc từ chối thừa nhận rằng khẩu trang và giãn cách xã hội làm chậm lây lan virus, khó khăn sẽ tiếp tục kéo dài.
Điều này cũng đúng với biến đổi khí hậu. Nếu những nước giàu chỉ nghĩ đến việc giảm lượng khí thải của chọ, không ý thức rằng công nghệ sạch cần phải thiết thực cho mọi người, chúng ta sẽ không bao giờ đưa mức phát thải về 0.
Như vậy, giúp đỡ người khác không chỉ là một hành động vị tha mà còn vì lợi ích của chúng ta. Tất cả đều có lý do để hướng đến không còn khí thải nhà kính và giúp những quốc gia khác làm điều tương tự.
Chúng ta cần để khoa học – thực ra là nhiều ngành khoa học khác nhau – định hướng các nỗ lực.
Video đang HOT
Trong trường hợp Covid-19, chúng ta cần tới sinh học, virus học và dược học, cũng như khoa học chính trị và kinh tế. Xét cho cùng, quyết định cách phân phối vaccine là hành động mang tính chính trị.
Cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để chặn đứng Covid-19.
Và cũng giống như dịch tễ học cho chúng ta biết về những rủi ro của Covid-19 nhưng không chỉ cách ngăn chặn nó, khoa học khí hậu cho chúng ta biết lý do cần thay đổi hướng đi chứ không phải làm thế nào để thực hiện.
Để làm được điều này, chúng ta phải dựa trên kỹ thuật, vật lý, khoa học môi trường, kinh tế…
Quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương
Các giải pháp đặt ra phải đáp ứng nhu cầu của những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Với Covid-19, người khó khăn nhất là những người có ít lựa chọn nhất. Chẳng hạn như làm việc tại nhà hoặc dành thời gian để chăm sóc cho bản thân và người thân của họ. Hầu hết là người da màu và những người có thu nhập thấp.
Tại Mỹ, người da đen và người la tinh có nguy cơ nhiễm Covid-19 và chết cao hơn. Học sinh da đen, la tinh cũng ít có khả năng học trực tuyến hơn các bạn da trắng.
Trong số những đối tượng tiếp cận được với dịch vụ y tế, tỷ lệ tử vong do Covid-19 của người nghèo cao gấp 4 lần mức trung bình. Việc thu hẹp khoảng cách này là chìa khóa để kiểm soát virus ở Mỹ.
Trên toàn cầu, Covid-19 đã cuốn trôi tiến bộ trong xóa đói nghèo và đẩy lùi bệnh tật suốt nhiều thập kỷ. Khi các chính phủ điều chỉnh chính sách nhằm đối phó với đại dịch, những chương trình khác, bao gồm cả tiêm chủng đại trà, không còn được ưu tiên.
Theo Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe của Mỹ, năm 2020, tỷ lệ tiêm chủng giảm xuống mức tương đương những năm 1990. Chúng ta đã mất 25 năm tiến bộ chỉ trong khoảng 25 tuần.
Dù chống Covid-19 hay biến đổi khí hậu, muốn thành công phải quan tâm đến đối tượng chịu tác động trực tiếp.
Các quốc gia giàu có cần phải đóng góp nhiều hơn nữa để bù đắp cho sự mất mát này. Họ càng đầu tư vào việc tăng cường hệ thống y tế trên toàn thế giới, chúng ta càng chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo.
Theo cách tương tự, chúng ta cần lập kế hoạch chuyển đổi chính xác sang một tương lai không phát thải khí nhà kính. Người dân ở các nước nghèo cần được giúp đỡ để thích nghi với một thế giới ấm hơn.
Các quốc gia giàu phải thừa nhận rằng quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ gây xáo trộn cho các cộng đồng, ví dụ như những nơi khai thác than, sản xuất xi măng, luyện thép hoặc ôtô.
Ngoài ra, nhiều người phụ thuộc gián tiếp vào các ngành công nghiệp này. Khi có ít than và nhiên liệu để vận chuyển, sẽ ít công việc dành cho các tài xế xe tải và công nhân đường sắt.
Vượt qua thử thách
Cuối cùng, chúng ta có thể vừa giải cứu nền kinh tế khỏi Covid-19, vừa khơi dậy sự đổi mới để tránh thảm họa khí hậu trong tương lai bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch.
Chi tiêu cho R&D có tác động chủ yếu trong dài hạn, nhưng cũng ảnh hưởng tức thì bằng cách tạo thêm việc làm. Năm 2018, đầu tư của chính phủ Mỹ vào tất cả lĩnh vực nghiên cứu và phát triển đã hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp hơn 1,6 triệu người lao động, tạo ra thu nhập 126 tỷ USD và 39 tỷ USD thuế.
Ngoài ra, các chính phủ có thể giúp công ty năng lượng sạch phát triển bằng cách áp dụng chính sách ưu đãi so với những đối thủ dùng năng lượng hóa thạch.
Giúp họ dùng nguồn cứu trợ khó khăn vì Covid-19 để mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo và xây dựng lưới điện tích hợp.
Năm 2020 là một bước lùi, nhưng tôi tin tưởng chúng ta sẽ kiểm soát được Covid-19 vào năm 2021, đồng thời sẽ đạt tiến bộ thực sự về biến đổi khí hậu.
Warren Buffett từng khẳng định Bill Gates có đi bán bánh mỳ kẹp thì cũng vẫn giàu, nguyên nhân nằm ở 2 bí quyết quản lý tài chính
Khi nói về Bill Gates, chuyên gia quản lý tài chính nổi tiếng thế giới, Warren Buffett đã nói rằng: "Nếu thứ mà Bill bán là bánh mì kẹp thịt thay vì phần mềm, Bill cũng dư sức trở thành ông vua bánh mì kẹp thịt của thế giới."
Khi người đàn ông giàu nhất thế giới đang đong đếm sử dụng sao cho có lợi nhất từng đồng tiền của mình, thì những người bình thường như chúng ta đang làm gì? Của cải được tích lũy từ từng đồng từng hào, chỉ khi biết cách đỗi đãi với mỗi một đồng xu lẻ, chúng ta mới có thể "tích cát thành tháp" và tích lũy được cho mình khối tài sản khổng lồ.
Cuối năm 2006, tạp chí Forbes của Mỹ công bố bảng xếp hạng hàng năm về giới siêu giàu trên thế giới, Chủ tịch Microsoft, Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới với tài sản ròng 50 tỷ USD. Bỏ học để thành lập Microsoft, trở thành người giàu nhất thế giới, Bill Gates chỉ mất 20 năm. Người được người Mỹ ca ngợi là "người ngồi trên đỉnh cao của thế giới", đã ngồi ở vị trí người giàu nhất thế giới suốt 12 năm liền.
Bill Gates rốt cuộc đã làm những gì trong suốt 20 năm để có được một sự nghiệp rực rỡ như vậy?
Khi nói về Bill Gates, chuyên gia quản lý tài chính nổi tiếng thế giới, Warren Buffett đã nói rằng: "Nếu thứ mà Bill bán là bánh mì kẹp thịt thay vì phần mềm, Bill cũng dư sức trở thành ông vua bánh mì kẹp thịt của thế giới."
Ý của Warren Buffett là chính tài năng kinh doanh của Bill đã giúp ông trở thành người giàu nhất thế giới, bởi ông có những triết lý quản lý tài chính tuyệt vời riêng cho mình. Warren Buffett đã tóm tắt lại hai bí quyết tài chính của Bill Gates: một là không để trứng vào cùng một giỏ, hai là tận dụng tốt từng xu.
Warren Buffett và Bill Gates
1. Không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ
Bill Gates chắc chắn là một chuyên gia tài chính. Niềm tin vào tương lai của Microsoft đã mách bảo Bill Gates đầu tư phần lớn tài sản của mình vào cổ phiếu công ty, nhưng ông cũng vẫn sẽ khôn ngoan rút ra một số cổ phiếu ở mức giá tốt ở vào thời điểm thích hợp. Chẳng hạn, Bill Gates đã bán 1 triệu cổ phiếu Microsoft trên thị trường mở, thu về gần 27 triệu USD doanh thu. Không chỉ vậy, Bill Gates luôn quan niệm rằng quản lý tài chính luôn tồn tại rủi ro, và ông không bao giờ "bỏ trứng vào cùng một giỏ".
Chẳng hạn, Bill Gates bắt đầu đa dạng hóa đầu tư từ rất lâu trước khi bong bóng dot-com vỡ. Năm 1995, Bill Gates thành lập công ty đầu tư, theo thông tin thì đây là danh mục đầu tư do công ty quản lý trị giá 10 tỷ đô la Mỹ, và một phần lớn được đầu tư vào thị trường trái phiếu có thu nhập ổn định, chủ yếu là trái phiếu kho bạc. Ngoài ra, Bill Gates cũng rất lạc quan về ngành kỹ thuật số và công nghệ sinh học, hai ngành đại diện cho nền kinh tế mới, nhưng ông cũng không loại trừ kinh tế truyền thống khi đầu tư, và ông đặc biệt coi trọng các lĩnh vực công nghiệp nặng ổn định. Bên cạnh đó, Bill Gates cũng thích đầu tư vào các công ty công ích có khả năng chịu đựng rủi ro thị trường mạnh. Sở thích sáng tạo khoa học của Bill Gates cũng khiến ông coi ngành dược phẩm và công nghệ sinh học là một hướng đầu tư quan trọng.
2. Tận dụng tốt từng xu từng hào lẻ
Có người đã làm một tính toán như này: Tài sản của Bill Gates có thể mua 31,57 tàu con thoi hoặc 344 chiếc Boeing 747, có thể quay 268 bộ "Titanic", có thể mua 156.000 chiếc Rolls-Royce. Tuy nhiên, chi tiêu của Bill Gates lại khiến cả thế giới vô cùng kinh ngạc, vợ chồng ông rất tiết kiệm, thứ duy nhất có thể gọi là xa xỉ là căn biệt thự trị giá 53 triệu USD của họ ở ngoại ô Seattle. Nhưng dù vậy thì đồ đạc trong dinh thự cũng khá đơn giản, không lộng lẫy như người thường tưởng tượng. Nói về vấn đề này, Bill Gates chia sẻ: "Tôi muốn tiêu từng đồng tiền kiếm được sao cho thật đáng, tôi không muốn lãng phí dù chỉ là một xu".
Khi mua sắm, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc "thực dụng", không mua những thứ trước mắt không cần thiết, dù là đợt giảm giá lớn cũng không nên dao động. Nhiều người ham của rẻ, mua rau quả ăn không hết, mua quần áo giày dép rồi không mặc đến, kết quả chẳng nói cũng có thể tưởng tượng được. Có những thứ đắt tiền, bạn có thể chỉ sử dụng một hoặc hai lần, trong khi người khác lại cần dùng nó, vậy bạn có thể mua chúng cùng với hàng xóm, người thân hay bạn bè của mình, cách này không chỉ giúp tiết kiệm tiền mà còn giúp đồ đạc được tận dụng một cách tốt nhất.
Người giàu có, họ sở dĩ giàu có không phải là không có lý do, tương tự, bạn mãi nghèo nàn cũng chẳng phải là ngẫu nhiên. Nếu bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống vừa đủ của mình, vậy thì bạn cứ sống như hiện tại là được, nhưng nếu muốn sống một cuộc đời vương giả, truyền kì, hãy bắt đầu thay đổi, lập kế hoạch và hành động ngay từ ngày hôm nay. Hãy học hỏi từ những người thành công, nhớ rằng, đứng trên vai người khổng lồ bạn sẽ có thể nhìn xa hơn, bạn có thể không trở thành một Bill Gates version 2 nhưng bạn hoàn toàn có khả năng tạo ra một cuộc sống sung túc hơn hiện tại mà bạn hằng mong muốn.
Bill Gates thà chi tiền cho vaccine còn hơn du lịch vũ trụ Trong khi các tỷ phú Elon Musk và Jeff Bezos đổ hàng tỷ USD cho du lịch vũ trụ, Bill Gates lại quan tâm hơn tới các vấn đề trên Trái đất. Đồng sáng lập Microsoft giải thích lý do vì sao ông không tham gia vào cuộc đua không gian cùng Bezos và Musk trên chương trình podcast "Sway" của Kara Swisher....