Bill Gates phản đối chia sẻ công thức vaccine Covid-19
Bill Gates cho rằng không nên chia sẻ bằng sáng chế vaccine cho các nước đang phát triển bởi Mỹ sẽ phải chi số tiền lớn để chuyển giao công nghệ.
Trong cuộc phỏng vấn với SkyNews hôm 2/5, khi được hỏi có chia sẻ công thức vaccine Covid-19 với các quốc gia đang phát triển hay không, Bill Gates nói “không”. Tỷ phú này giải thích không thể chuyển giao công nghệ vaccine cho “các nước nghèo” nếu không có “tài trợ” và “chuyên môn” của Mỹ.
“Chỉ có vài nhà máy sản xuất vaccine trên toàn thế giới nơi mọi người tuân thủ nghiêm túc quy định an toàn. Việc chuyển vaccine, chẳng hạn từ một nhà máy ở Mỹ sang cơ sở ở Ấn Độ, là điều mới mẻ, chỉ có thể diễn ra với sự hỗ trợ và chuyên môn của chúng ta”, Gates nói.
Ông cho rằng nếu Mỹ không chi khoản tiền lớn để chuyển giao công nghệ, các nước đang phát triển sẽ không thể nào sản xuất được vaccine Covid-19.
Bill Gates phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới tại Berlin, Đức, tháng 10/2018. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Trái với tuyên bố của Gates, Ấn Độ là một trong những quốc gia thể hiện trình độ công nghệ vượt trội trong phát triển và sản xuất để trở thành trung tâm vaccine của thế giới. Ấn Độ xuất khẩu vaccine ra toàn cầu tới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, cấm xuất khẩu nguyên liệu thô, khiến quốc gia Nam Á thiếu các thành phần quan trọng để đảm bảo tốc độ sản xuất vaccine.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres coi hoạt động xuất khẩu vaccine của Ấn Độ là “tài sản tốt nhất thế giới đang có” để chống đại dịch Covid-19. New Delhi đạt được thành tích này dựa trên cơ sở chuyển giao công nghệ giữa AstraZeneca và Viện Huyết thanh Ấn Độ.
Thành tích của Ấn Độ được nhận định là trái ngược với tuyên bố của Gates cho rằng hoạt động chuyển giao công nghệ là trở ngại lớn trong việc chia sẻ bằng sáng chế vaccine.
Bình luận gây tranh cãi của Gates đã khiến dư luận chú ý hơn tới ảnh hưởng của ông với hoạt động sản xuất vaccine toàn cầu. Báo cáo của Australian Fair Trade & Investment Network (AFTINET) cho biết việc Quỹ Bill & Melinda Gates tham gia vào quan hệ hợp tác giữa Đại học Oxford và AstraZeneca ngăn cản mô hình phân phối mở vaccine Covid-19.
Bình luận của Gates bị đánh giá là thể hiện thái độ coi trọng lợi nhuận từ vaccine, thay vì cứu sống hàng triệu người. Các nước phát triển như Mỹ đang tích trữ lượng vaccine nhiều hơn mức họ cần và không giúp được gì trong lúc Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Quỹ Bill & Melinda Gates thông báo đầu tư hơn 250 triệu USD vào hoạt động sản xuất vaccine. Quỹ này đang sở hữu lượng cổ phần trị giá 40 triệu USD của CureVac, hãng dược phẩm Đức phát triển vaccine Covid-19 mang tên CVnCoV, và thu lợi nhuận hàng chục triệu USD.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 5/5 cho biết nước này ủng hộ dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ bằng sáng chế với vaccine Covid-19 để chấm dứt đại dịch. Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai những tuần qua gặp gỡ giám đốc điều hành của tất cả nhà sản xuất vaccine lớn của Mỹ, gồm Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson, để thảo luận về vấn đề này.
Biden phải chịu áp lực lớn khi được nhiều bên thúc giục bỏ bảo hộ đối với các nhà sản xuất vaccine, đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia giàu có bị chỉ trích là tích trữ vaccine Covid-19 trong khi những nước nghèo hơn lâm vào thảm cảnh.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi quyết định của Mỹ là “mang tính lịch sử” và đánh dấu “một mốc to lớn trong cuộc chiến chống Covid-19″. Tuy nhiên, Tai cảnh báo rằng các cuộc đàm phán “sẽ mất nhiều thời gian do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra quyết định dựa trên sự đồng thuận”.
Covid-19 bùng phát từ tháng 12/2019, xuất hiện tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 157 triệu ca nhiễm, gần 3,3 triệu ca tử vong và hơn 134 triệu người đã bình phục.
WHO cảnh báo làn sóng Covid-19 mới ở châu Phi
WHO cảnh báo châu Phi có thể bùng lên làn sóng Covid-19 mới vì thiếu vaccine, chậm triển khai tiêm chủng và biến chủng mới xuất hiện.
"Chậm cung cấp vaccine từ Viện Huyết thanh Ấn Độ tới châu Phi, chậm triển khai vaccine và nhiều biến chủng mới xuất hiện, đồng nghĩa với việc nguy cơ bùng phát một làn sóng lây nhiễm mới ở châu Phi là rất cao", văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Phi cảnh báo hôm 6/5.
Nhân viên y tế nói chuyện với đồng nghiệp trước khi tiêm vaccine trong bệnh viện quốc gia Kenyatta ở Nairobi, Kenya, hôm 3/5. Ảnh: Reuters
Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc nói thêm các biến chủng mới như biến chủng xuất hiện ở Ấn Độ và Nam Phi có thể tạo ra "làn sóng thứ ba" trên lục địa này.
"Thảm kịch ở Ấn Độ không nhất thiết xảy ra ở châu Phi, nhưng chúng ta phải đặt cảnh báo ở mức cao nhất có thể", Matshidiso Moeti, giám đốc khu vực châu Phi của WHO, nói. "Trong khi chúng ta kêu gọi công bằng vaccine, châu Phi cũng nên tích cực làm điều tốt nhất với những gì đang có. Chúng ta phải tiêm mọi liều vaccine đang có cho người dân".
WHO cho hay một số quốc gia châu Phi đã đi đầu trong triển khai vaccine, nhưng không nêu tên cụ thể. Tuy nhiên, tổ chức này cho hay dù đã triển khai, chỉ "một nửa trong số 37 triệu liều vaccine mà châu Phi nhận được mới được sử dụng tới nay".
Số vaccine tới châu Phi chỉ chiếm 1% tổng số liều vaccine trên toàn cầu, theo WHO, giảm so với 2% cách đây vài tuần, trong khi những khu vực khác đang triển khai vaccine với tiến độ nhanh hơn nhiều.
Đợt chuyển giao vaccine đầu tiên cho 41 quốc gia châu Phi theo chương trình Covax bắt đầu từ tháng 3 nhưng 9 quốc gia cho tới nay mới triển khai được 1/4 số liều nhận được, trong khi 15 quốc gia triển khai chưa tới 50% số liều được phân bổ.
Tỷ lệ tiêm chủng ở châu Phi thấp nhất thế giới. Tỷ lệ trung bình toàn cầu là 150 liều trên 1.000 người, nhưng tại khu vực châu Phi hạ Sahara, tỷ lệ này chưa đầy 8 liều trên 1.000 người, theo WHO.
Vợ cũ tỷ phú Bill Gates đã nhận được hơn 2 tỉ USD sau ly hôn Công ty đầu tư Cascade do tỉ phú Bill Gates thành lập đã chuyển lượng cổ phiếu của hai công ty lớn nhất Mexico cho Melinda French Gates, đưa tổng số tiền mà bà nhận được trong vài ngày qua lên mức hơn hai tỉ USD. Bill Gates và Melinda Gates. Ảnh: AFP Theo tài liệu đề ngày 3/5, đúng ngày vợ chồng...