Big_Trends: Rất nhiều cổ phiếu đang đi ngược thị trường
Nếu để quan sát kỹ thị trường thì rõ ràng rất nhiều cổ phiếu đang đi ngược thị trường giai đoạn hiện nay như PPC, HNG, PVS, AAA, BWE, CCL, CMG, VIC. Như vậy, cơ hội luôn xuất hiện và hãy kiên nhẫn với những cơ hội đó.
Các nhà đầu tư đang lo sợ hoặc gần như lựa chọn giải pháp đứng ngoài thị trường trong giai đoạn hiện nay. Không phải không có lý khi đưa ra nhận xét “tiêu cực” trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang hay quan hệ chính trị giữa Mỹ và các nước đồng minh, Mỹ và Iran hay Mỹ – Ấn Độ đang có dấu hiệu đi xuống hoặc chỉ đơn thuần việc Việt Nam không được MSCI cho vào danh sách nâng hạng trong báo cáo gần đây.
Áp dụng chiến lược đầu tư nào trong môi trường kinh tế luôn biến động, dòng vốn ngoại ra vào liên tục và định hướng đến một số nhóm cổ phiếu lớn quen thuộc hoặc cơ bản trọng điểm?
Chúng ta nên đầu tư/đầu cơ theo thông tin hay chỉ tham gia vào thị trường khi mà thị trường nổi “sóng” – đứng ngoài thị trường khi thị trường điều chỉnh và chỉ tham gia khi mà thị trường bước vào chu kỳ tăng điểm?
Chiến lược giao dịch theo phân tích kỹ thuật đang đưa chúng ta vào trạng thái bi quen khi chỉ số VN-Index đang vẫn trong giai đoạn điều chỉnh lớn và bỏ ngỏ khả năng về việc giảm sâu về vùng 8xx.
Có lẽ chúng ta còn phải tranh luận nhiều hơn về việc sẽ làm gì khi mà thị trường luôn lên và xuống liên tục trong nhiều năm và mãi mãi. Lựa chọn cổ phiếu gì, quá trình phân bổ tài sản như thế nào, hay thời điểm nào sẽ vẫn là câu hỏi khó đối với bất kỳ nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp hay các nhà đầu tư cá nhân nghiệp dư nào. Và tất nhiên, trong trường hợp nếu nhà đầu tư muốn lựa chọn tiếp tục tham gia vào thị trường ngay cả lúc thị trường diễn biến xấu như hiện nay, thì điều gì cần lưu ý? Đương nhiên, để đầu tư thành công, chúng ta thường đo lường khả năng thành công duy trì mức sinh lời thỏa đáng ngay cả lúc thị trường đi xuống.
Câu trả lời duy nhất để chuẩn đoán xu thế vận động của thị trường và chiến lược đầu tư hợp lý nào nên áp dụng đó là hãy nhìn thị trường ở góc độ rộng hơn, nhìn toàn cảnh hơn để thấy thị trường luôn có những giai đoạn thăng trầm và tại sao chúng ta cần phải có thái độ nhẫn nại hay sự kiên định ngay cả khi thị trường giao dịch ảm đạm.
VN-Index giảm mạnh hơn 16 điểm trong phiên thứ Năm (27/6), sau đó lại hồi mục trở lại quanh mốc 950 điểm thứ Sáu (28/6) lại cho chúng ta thấy tâm lý nhà đầu tư tiếp tục bị thử thách ghê gớm và đôi khi là một trong những yếu tố cộng hưởng khiến một số nhà đầu tư non gan sợ hãi bán ra.
Trường phái phân tích kỹ thuật thuần túy thì hay khiến chúng ta lo sợ về những dự báo bi quan mới đây khi dựa trên những dữ liệu giá chứng khoán quá khứ và hiện tại để dự báo việc VN-Index có thể giảm về vùng 800 – 850 điểm trong thời gian tới, hay những thông tin bất lợi đang lan truyền trên thị trường mà những tác động thực hư hay ít/nhiều thường khó đong đếm lại khiến tâm lý giảm sút dẫn đến những động thái nóng vội.
Video đang HOT
Câu trả lời xác đáng nhất đó là nếu chúng ta đã lựa chọn kỹ lưỡng cổ phiếu trước khi đầu tư, lựa chọn cổ phiếu thấp so với giá trị thực tế của doanh nghiệp thì lý do gì mà chúng ta lại bán ra khi mà thị trường đang diễn biến như không mong muốn (mà điều này thường hay xảy ra), hay ai đó đang cho rằng thị trường đang rất xấu.
Nếu chúng ta hay bị dao động và không biết nhận diện thế nào là doanh nghiệp hấp dẫn để đầu tư hay nhìn ra giá trị của doanh nghiệp thì có lẽ bộ môn đầu tư chứng khoán không phù hợp với chúng ta. Bởi lẽ, việc sở hữu tư duy đầu tư độc lập, thái độ hợp lý khi tiếp cận thị trường sẽ mang lại cho chúng ta những lợi thế.
Nhiều khả năng thị trường sẽ hồi phục trở lại khu vực 960 – 965 điểm trong tuần tới. Xu thế điều chỉnh đi ngang của thị trường vẫn chưa được phá vỡ và việc ai đó đang nắm giữ cổ phiếu triển vọng vẫn phải nên tiếp tục có thêm 1 tuần thử thách về tâm lý. Thị trường cần thêm thời gian để điều chỉnh trước khi lấy đà hồi phục mạnh ở giai đoạn cuối năm.
Nếu để quan sát kỹ thị trường thì rõ ràng rất nhiều cổ phiếu đang đi ngược thị trường giai đoạn hiện nay như PPC, HNG, PVS, AAA, BWE, CCL, CMG, VIC. Như vậy, cơ hội luôn xuất hiện và hãy kiên nhẫn với những cơ hội đó.
Big_Trends
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tập trung gom bluechip, khối ngoại trở lại mua ròng gần 225 tỷ đồng trong phiên 26/6
Nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng sau 4 phiên bán ròng liên tiếp trước đó, với tổng giá trị gần 225 tỷ đồng. Trong đó, khối này tập trung mua vào các cổ phiếu bluechip với điểm nhấn là bộ ba nhà Vin.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 13,62 triệu đơn vị, giá trị 603,33 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,79% về khối lượng nhưng tăng hơn 8% về giá trị so với phiên trước đó.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 9,98 triệu đơn vị, giá trị 444,28 tỷ đồng, giảm gần 36% về khối lượng và 27,89% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 3,64 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 159,05 tỷ đồng; trong khi phiên hôm qua bán ròng 1,72 triệu đơn vị, giá trị 57,57 tỷ đồng.
Trong đó, nhóm cổ phiếu nhà Vin được mua ròng mạnh nhất. Cụ thể, VIC dẫn đầu danh mục khi được mua ròng 36,72 tỷ đồng, tương đương khối lượng 314.570 đơn vị; tiếp theo là VHM được mua ròng 20,82 tỷ đồng (263.080 đơn vị). Ngoài ra, VRE cũng được mua ròng hơn 10 tỷ đồng.
Các mã bluechip khác được mua ròng khá mạnh như BID với 20,25 tỷ đồng, BVH với 18,82 tỷ đồng, MSN với gần 16,2 tỷ đồng, CTD với 10,23 tỷ đồng, VJC với 10,22 tỷ đồng...
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VHM với giá trị đạt hơn 15,8 tỷ đồng, tương đương khối lượng 129.550 đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2, YEG bị bán ròng hơn 13 tỷ đồng (166.680 đơn vị).
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 788.700 đơn vị, giá trị 12,96 tỷ đồng, tăng 72,92% về lượng và 26,19% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 195.300 đơn vị, giá trị 3,7 tỷ đồng, giảm 68,48% về khối lượng và 73,25% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 593.400 đơn vị, giá trị 9,26 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó bán ròng 163.490 đơn vị, giá trị 3,56 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng 27 mã, trong đó tập trung mua PVS với khối lượng 448.000 đơn vị, giá trị mua ròng 10,52 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, TNG chỉ được mua ròng gần 366 triệu đồng.
Ngược lại, khối này bán ròng 17 mã, tromg đó LHC dẫn đầu với giá trị đạt gần 684 triệu đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 11.000 đơn vị.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 1,53 triệu đơn vị, giá trị 98,8 tỷ đồng, tăng mạnh 105,68% về lượng và 145,47% về giá trị so với phiên hôm qua.
Ngược lại, khối này bán ra 776.250 đơn vị, giá trị 43,4 tỷ đồng, tăng 26,78% về lượng và 25,62% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 754.340 đơn vị, giá trị tương ứng 55,4 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước đó chỉ mua ròng 131.880 đơn vị, giá trị 5,7 tỷ đồng.
Hôm nay, khối ngoại mua ròng 31 mã, trong đó, cổ phiếu TBD dẫn đầu với khối lượng mua ròng đạt 510.295 đơn vị, giá trị 50,52 tỷ đồng.
Tiếp đó, QNS được mua ròng 131.700 đơn vị, giá trị 3,85 tỷ đồng; VTP với 3,63 tỷ đồng, ACV với gần 1,5 tỷ đồng, GVR với hơn 1 tỷ đồng...
Trái lại, khối ngoại chỉ bán ròng 11 mã, trong đó VEA tiếp tục dẫn đầu khi bị bán ròng hơn 5,53 tỷ đồng, tương đương khối lượng 92.135 đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2, HND bị bán ròng 1,58 tỷ đồng (130.600 đơn vị).
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 26/6, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 4,98 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 223,71 tỷ đồng; trong khi phiên hôm qua bán ròng 1,75 triệu đơn vị, giá trị 55,43 tỷ đồng.
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên sáng 24/6: Thận trọng đi lên Tâm lý thận trọng khiến thị trường giao dịch khá ạm đạm và thiếu động lực để bứt phá. Chỉ số VN-Index chỉ lình xình trên mốc 960 điểm trong khi HNX-Index rung lắc và liên tục đổi sắc trong phiên sáng đầu tuần 24/6. Mặc dù tâm lý vẫn khá thận trọng khiến thanh khoản không mấy cải thiện nhưng diễn biến...