Big_Trends: Có thể giải ngân tích cực
Phiên tăng điểm nhẹ phiên cuối tuần cho dù điểm số không lớn, nhưng là một phiên hết sức quan trọng không chỉ đối việc dự báo xu hướng thị trường trong ngắn hạn, mà con lấy lại niềm tin từ phía các nhà đầu tư kể cả góc độ phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật.
Lần thứ 3 trong vòng 4 tháng VN-Index tiếp tục thử thách vùng hỗ trợ phải nói “rất mạnh” của thị trường khu vực 880 – 890 – 900 điểm. Lần test mốc lần 3 trong tuần này mang ý nghĩ hoàn toàn khác, bởi mẫu hình đáy kép được xác nhận rõ nét hơn khi thị trường không thể giảm dưới vùng này và hứa hẹn có những phiên pullback trong ngắn hạn, nhất là trong bối cảnh các thông tin tiêu cực đã không còn khiến các nhà đầu tư hoảng sợ nữa và thị trường đã “chai sạn” hơn kể cả các thông tin “bắt bớ”, những biến động địa chính trị thế giới đã và đang diễn ra.
Như vậy, trong vòng hơn 2 tuần tại khu vực vùng đáy, cho dù thanh khoản đi xuống nhưng lực cầu mua lên đã bắt đầu vượt trội hơn so với lực bán ra. Khối ngoại vẫn giao dịch khá dè dặt với khối lượng giao dịch khiêm tốn.
Tất cả các yếu tố khách quan đang đặt trong bối cảnh Việt Nam đang ở vị thế là nước đang có nhiều điều kiện hưởng lợi hơn khi kinh tế thế giới có những biến động khó lường kèm rủi ro gia tăng. Chỉ số chứng khoán Việt Nam có thể quay lại giai đoạn hồi phục tốt kể từ tuần tới.
Thực vậy, dưới góc độ kỹ thuật, mẫu hình nến – Pattern W đang thể hiện khá rõ cùng với các chỉ báo RSI, Momentum có xu hướng tăng phản ánh giai đoạn phục hồi. VN-Index nhiều khả năng tăng điểm quay lại khu vực 920 điểm trong ngắn hạn.
Như vậy đã rõ, sự kiên nhẫn của chúng ta đã được đền đáp trong giai đoạn vừa qua khi kiên trì đợi cơ hội cũng như kiên định trong việc lựa chọn cổ phiếu nắm giữ. Rất nhiều cổ phiếu được đánh giá “undervalued” thuộc các ngành cảng biển, dệt may, bảo hiểm, dầu khí… đã bắt đầu có tín hiệu tích cực.
Qua đo lường chỉ báo độ rộng thị trường cũng như phân tích diễn biến các nhóm cổ phiếu “nhạy” như ngân hàng, chứng khoán đã cho thấy thị trường đang chuẩn bị bước vào giai đoạn hồi phục và thậm chí có thể rất mạnh, bởi dấu hiệu tạo đáy khá điển hình đến từ nhiều cổ phiếu.
Video đang HOT
Kế hoạch giải ngân tích cực kể cả hoạt động trading mạnh mẽ có thể triển khai trong tuần tới nếu như các nhóm ngành dẫn dắt, cổ phiếu blue chips vào sóng. Điều kiện cần thêm để chúng ta tự tin chắc chắn là ngoài việc ngóng trông sự hồi phục của chỉ số DJ thì giá dầu hồi phục cũng là tín hiệu hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu dầu khí, nhóm ngành quan trọng đã điều chỉnh nhiều trong giai đoạn vừa qua.
Tất nhiên, chúng ta cũng không thể loại trừ nhóm cổ phiếu ngân hàng khi đây là nhóm sẽ vẫn là lead thị trường khi mà giai đoạn hồi phục bắt đầu. Sự kiên nhẫn đã được đền đáp và sự quyết đoán cũng sẽ là tố chất cần có của mỗi nhà đầu tư thành công.
Tỷ phú G. Soros cũng đã từng phát biểu: “Anh đúng hay anh sai, điều đó không quan trọng, cái chính là anh kiếm được bao nhiêu khi anh đúng và mất bao nhiêu khi anh sai”
Vậy nếu chúng ta dự báo đúng thì việc giải ngân của chúng ta có thực sự quyết đoán hay không? Chắc chắn, mỗi nhà đầu tư điều cảm nhận được ý nghĩa quan trọng của thông điệp mà một trong những tỷ phú nổi tiếng nhất thế giới một khi bước chân vào TTCK.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên 12/10: Tham gia bắt đáy, khối ngoại giải ngân ròng hơn 300 tỷ đồng
Biến chuyển tích cực hơn, khối ngoại bắt đầu có phiên mua ròng mạnh tay hơn 280 tỷ đồng trên HOSE. Cùng với đó, khối ngoại cũng bơm ròng 5,5 tỷ đồng trên HNX và 28,5 tỷ đồng trên UpCoM.
Trên HOSE, khối ngoại thực hiện mua vào 859 tỷ đồng, chiếm gần 17% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 578 tỷ đồng.
Trong đó, giá trị mua ròng tập trung phần lớn vào VPB với giá trị lên tới 158,4 tỷ đồng, tương ứng 6,4 triệu cổ phiếu. Tuy giao dịch được thực hiện qua thỏa thuận nhưng VPB vẫn bật tăng hơn 4% lên giá 24.250 đồng/cổ phiếu.
Cùng với đó, khối này cũng giải ngân vào nhiều mã khác như VCB (673 nghìn đơn vị), HPG (933 nghìn đơn vị), HBC (1,3 triệu đơn vị), STB (2,1 triệu đơn vị), GAS (233 nghìn đơn vị), SSI (757 nghìn đơn vị), PLX (200 nghìn đơn vị), PVD (668 nghìn đơn vị) và SBT (505 nghìn đơn vị).
Bên mua ròng, khối này chỉ bán ra nhẹ ở các mã như VHM (233 nghìn đơn vị), LDG (1 triệu đơn vị), VJC (117 nghìn đơn vị) và VIC (160 nghìn đơn vị).
Trên HNX, giao dịch khá dè dặt, khối ngoại chỉ mua vào 15 tỷ đồng và bán ra 9,5 tỷ đồng.
Các cổ phiếu được mua vào mạnh nhất là SHS (333 nghìn đơn vị), CEO (287 nghìn đơn vị), VCS (24 nghìn đơn vị) và SHB (65 nghìn đơn vị). Kết thúc phiên, CEO và SHB có phiên hồi phục mạnh khi lần lượt tăng 6,5 và 5,1%.
Bên bán ròng, khối này chỉ bán ra hạn chết ở một số mã như PVS (209 nghìn đơn vị), PVB (56 nghìn đơn vị), CSC (30 nghìn đơn vị). Tăng kịch trần 10%, CSC chốt phiên ở mức giá 30.800 đồng/cổ phiếu.
Trên UpCoM, giải ngân mạnh tay hơn, khối ngoại thực hiện mua vào 52,3 tỷ đồng và bán ra 23,7 tỷ đồng.
Trong đó, POW đứng đầu giá trị mua ròng với gần 20 tỷ đồng, tương ứng 1,4 triệu đơn vị. Tăng mạnh 5,6%, POW chốt phiên vươn lên mức giá 15.100 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, các mã khác cũng được mua vào như QNS (97 nghìn đơn vị), VEA (77 nghìn đơn vị) và ACV (24 nghìn đơn vị).
Ngược lại, khối này cũng bán ra ở các mã như BSR (215 nghìn đơn vị), PHH (121 nghìn đơn vị) và LPB (82 nghìn đơn vị).
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Phiên 16/11: Mua ròng hơn 1 triệu cổ phiếu BID, khối ngoại vẫn rút ròng 123 tỷ đồng Khối ngoại tiếp tục có phiên bán ròng gần 128 tỷ đồng trên HOSE, trong khi đó, chỉ giải ngân nhẹ gần 5 tỷ đồng vào cả hai sàn HNX và UpCoM. Trên HOSE, giao dịch vẫn chưa có tín hiệu tích cực, khối ngoại thực hiện mua vào 358 tỷ đồng và bán ra 486 tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng giá trị...