Big_Trends: Cơ hội giải ngân vẫn hiện hữu ở nhiều nhóm cổ phiếu
Từ nghi ngại về đợt điều chỉnh của thị trường cách đây 2 tuần, giờ điều quan tâm hơn cả của nhà đầu tư đó là mua cổ phiếu gì với chiến thuật giao dịch ngắn hạn.
Từ những nghi ngại cho đợi điều chỉnh sâu rộng từ gần 2 tuần trở lại đây của thị trường chứng khoán, thì hiện nay, câu chuyện điều chỉnh của VN-Index lại không còn phải là điều bận tâm đối với nhiều nhà đầu tư. Điều quan tâm hơn cả đó là mua cổ phiếu gì với chiến thuật giao dịch ngắn hạn.
Thật bất ngờ khi phải chứng kiến dòng tiền mạnh đã và đang chảy vào thị trường khiến áp lực bán tháo trên diện rộng của thị trường lại không diễn ra. VN-Index lẽ ra cần phải điều chỉnh ở vùng 925 – 930 thì lại bứt phá để chạm khu vực 940 – 945 điểm.
Nếu quan kỹ diễn biến của thị trường chung và diễn biến của nhóm cổ phiếu VN30 thì thấy rõ trạng thái biến động tương đối trái chiều. Nếu thị trường chung đang cố gắng tăng điểm nhờ vào các cổ phiếu chủ chốt, nhưng hiện tượng bán xuống diễn ra ở rất nhiều cổ phiếu lớn, cổ phiếu vừa và nhỏ thì ngược lại, nhóm cổ phiếu VN30 lại tăng điểm kèm theo lực cầu mua lên tương đối tích cực.
Điều đáng chú ý tuần quá đó là sự tăng điểm rất ấn tượng của nhóm cổ phiếu bluechips, đặc biệt là các cổ phiếu ngành ngân hàng ngân hàng, dịch vụ tài chính, công nghệ như ACB, CTG, TCB, VPB, VCB, VCI, FPT, MSN…chính nhóm cổ phiếu lớn tăng giá mạnh đã khiến dòng tiền chốt lời trước đó mất kiên nhẫn quay trở lại giải ngân trên thị trường và cũng chính các nhà đầu tư cũng bất ngờ liên tục về những phiên giao dịch tăng điểm và cho rằng tăng điểm của VN-Index hướng tới khu vực 960 – 980 điểm chỉ còn là vấn đề thời gian.
Chúng ta vẫn có nhiều lý do để tính đến 1 kịch bản điều chỉnh của thị trường trong tuần tới. VN-Index hoàn toàn có thể điều chỉnh mạnh trước khi quay trở lại mốc 960 – 980 điểm. Triển vọng kinh tế vĩ mô tương đối tương sáng trong quý IV/2020 cũng như qua quan sát cung cầu của các cổ phiếu lớn đầu ngành cho thấy trạng thái thị trường vẫn khá tốt.
Cho dù VN-Index vẫn có thể điều chỉnh mạnh trong tuần tiếp theo nhưng thị trường cũng sẽ khó giảm sâu và cũng vẫn phải quay trở lại xu thế tăng bởi xu hướng uptrend của thị trường cũng phần nào đã được xác nhân.
Video đang HOT
Diễn biến điều chỉnh tương đối rõ nét đang xuất hiện trên sàn HOSE khi mà chỉ số biến động không nhiều nhưng lực bán tháo ở nhiều cổ phiếu đã diễn ra. VN-Index có thể điều chỉnh về vùng hỗ trợ gần nhất đó là ngưỡng 920 – 925 điểm trong kịch bản tệ nhất nhưng dòng tiền mua lên cũng sẽ không để thị trường điều chỉnh mạnh và sự hồi phục cũng sẽ xuất ngay sau đó.
Có lẽ một lần nữa phải thừa nhận rằng chúng ta nên đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ đang niêm yết trên thị trường và nên ít quan tâm đến chỉ số chứng khoán vận động như thế nào.
Rõ ràng chúng ta đều tư duy về việc đợi thị trường giảm để chúng ta mua vào thì thị trường vẫn tăng nhờ vào những cổ phiếu ít được chú ý đến. Nhiều cơ hội đầu tư đã bị bỏ lỡ chính vì việc lo ngại thị trường đang ở ngưỡng “hơi cao quá”.
Điều chính ta có thể tin tưởng ít nhất là trong trung hạn đó là thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang được củng cố và triển vọng tăng trưởng tươi sáng một khi kinh tế vĩ mô đang trong giai đoạn phát triển. Thanh khoản lớn được duy trì, kinh tế hồi phục tốt hơn các nước khác và nhiều điểm sáng cũng sẽ khiến thị trường chứng khoán sẽ phải tăng điểm lên các điểm cao mới.
Mặc dù trong tuần 3 của tháng 10 chúng ta vẫn có thể nên thận trọng đôi chút nhất là lựa chọn điểm mua bán giao dịch nếu kịch bản thị trường điều chỉnh diễn ra ở các phiên đầu tuần. Tuy nhiên, cũng phải nên lưu ý sẽ có những cổ phiếu vẫn tăng điểm tiếp ngay cả khi thị trường điều chỉnh. Cơ hội giải ngân vẫn hiện hữu ở các cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, xây dựng, vật liệu xây dựng…
Giao dịch chứng khoán chiều 9/6: Phiên ATC vẫn chưa chấm dứt...
Đã hơn 15h40, nhưng phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa trên sàn HOSE vẫn chưa kết thúc khiến nhiều nhà đầu tư liên tưởng tới phiên giao dịch bị lỗi hệ thống ngày 22/1/2018.
Dòng tiền chảy mạnh giúp thị trường duy trì đà tăng và VN-Index một lần nữa chinh phục thử thách 900 điểm trong phiên sáng nay, dù áp lực chốt lời diễn ra tại nhiều mã.
Bước vào phiên giao dịch chiều, sau khi nhích nhẹ trong ít phút đầu phiên, lực chốt lời gia tăng mạnh đã đẩy VN-Index rơi theo chiều thẳng đứng xuống dưới tham chiếu. Số mã giảm cũng nhiều dần lên và chiếm ưu thế so với số mã tăng.
Tuy nhiên, đột biến đã xảy ra trong đợt khớp lệnh ATC khi tới 14h45, sàn HOSE không khớp lệnh. Đợt thêm tới 15h, rồi 15h30 và 15h40, phiên ATC vẫn chưa chấm dứt.
Do ATC vẫn chưa kết thúc nên tinnhanhchungkhoan.vn sẽ cập nhật thông tin giao dịch khi có thông báo mới.
Phiên giao dịch hôm nay khiến nhà đầu tư nhớ lại sự cố phiên ATC ngày 22/1/2018 trên sàn HOSE do lỗi từ phần mềm khớp lệnh, vì vậy không có giá đóng cửa ngày 22/01/2018.
Hệ thống giao dịch trực tuyến sàn HOSE trục trặc phiên ATC, kết quả khớp lệnh vẫn phải... chờ!
Trong khi đó, trên HNX, chỉ số chính của sàn này lình xình sát dưới tham chiếu và may mắn có sắc xanh nhạt khi đóng cửa phiên.
Đóng cửa, với 95 mã tăng và 66 mã giảm, HNX-Index tăng 0,31 điểm ( 0,13%) lên 120,13 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 86,92 triệu đơn vị, giá trị 816,53 tỷ đồng, giảm 15% về khối lượng và 10% về giá trị so với phiên 8/6. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,6 triệu đơn vị, giá trị 95 tỷ đồng.
Một số mã lơn đã kịp hồi phục, giúp HNX-Index đảo chiều thành công. Trong đó, ACB 0,4% lên 25.500 đồng, SHS 7,1% lên 13.600 đồng, PVB 1,7%, PVI và DDG cùng tăng gần 1%... ACB khớp 3,5 triệu đơn vị, SHS khớp 4,55 triệu đơn vị.
Dẫn đầu thanh khoản là HUT với hơn 9 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng đứng giá tham chiếu 2.500 đồng. Tiếp theo là MBG và PVS khi cùng khớp trên 7,1 triệu đơn vị, nhưng đều giảm điểm. PVS -2,1% về 13.700 đồng, MBG -4,6% về 6.200 đồng.
Đáng chú ý, CEO tăng trần lên 9.400 đồng, khớp lệnh 4,5 triệu đơn vị. Ngoài CEO, sàn HNX còn 31 mã tăng trần khác, chiếm 1/3 lượng mã tăng, trong đó nhiều mã có thanh khoản cao như ACM, VIG, BII, IDJ, S99, MPT, DST...
Trên sàn UPCoM, đã có những nỗ lực để kéo chỉ số về tham chiếu, nhưng sức cầu hạn chế nên nỗ lực chưa thành.
Đóng cửa, với 123 mã tăng và 77 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%) về 57,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 36,82 triệu đơn vị, giá trị 404,47 tỷ đồng, giảm gần 15% về khối lượng và 3% về giá trị so với phiên 8/6. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,15 triệu đơn vị, giá trị 29,4 tỷ đồng.
BSR tiếp tục dẫn đầu thanh khoản với 10,11 triệu đơn vị được sang tên, song giảm 3,8% về 7.600 đồng. Phiên giảm này đã ngắt chuỗi tăng liên tiếp của mã này ở con số 5.
Trong khi đó, các mã LPB, OIL, VIB, ACV, VEA, VRG... đều tăng. LPB khớp lệnh 5,7 triệu đơn vị, OIL khớp 2,8 triệu đơn vị, VIB khớp 1,9 triệu đơn vị.
Các mã PPI, ILC, VHG, SBS... tăng trần, trong đó PPI khớp 2,1 triệu đơn vị, ILC khớp 1,5 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm điểm. Trong đó, VN30F2006 giảm 1,13% về 827 điểm, khớp lệnh gần 157.697 đơn vị, khối lượng mở hơn 22.710 đơn vị.
Giao dịch chứng khoán chiều 29/4: Vui vẻ nghỉ lễ Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên giao dịch khá nhẹ nhàng trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày. Trong tháng 4, VN-Index có mức phục hồi khá ấn tượng hơn 16%. Sự thận trọng của nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhất là sau khi thị trường đã có chuỗi hồi phục ấn tượng trong...