Big-Trends: Thị trường sẽ sớm bước vào giai đoạn vận động tích cực
Phiên giao dịch cuối tuần 21/8 đã có tín hiệu khá tích cực khi 2 sàn đều tăng điểm tốt kèm theo nhiều nhóm cổ phiếu đồng loạt tăng giá từ nhóm cổ phiếu lớn đến các cổ phiếu vừa và nhỏ.
VN-Index tăng mạnh tiến sát mốc kháng cự 855 – 860 điểm với thanh khoản khá tốt nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định rằng thị trường đã thoát khỏi xu hướng điều chỉnh từ giai đoạn 10/6 cho đến nay.
TTCK vẫn chưa thoát khỏi xu hướng điều chỉnh lớn nhưng chúng ta vẫn có thể kỳ vọng vào một đợt bứt phá mới khi triển vọng kinh tế vĩ mô thế giới cũng như kinh tế Việt Nam giai đoạn cuối quý III.
Cuộc chạy đua tìm Vắc xin chống Covid-19 đang nhen nhóm hy vọng kiểm soát đại dịch cũng như sự phục hồi kinh tế giai đoạn cuối năm 2020 và đầu năm 2021.
Số liệu kinh tế tháng 7/2020 vừa qua cũng đang cho thấy kinh tế thế giới đang có sự hồi phục khá rõ nét ở một số chỉ tiêu như chỉ số PMI, số lượng việc làm mới… nhưng tình hình dịch bệnh hiện tại vẫn rất khó lường, những tác động của đại dịch lên kinh tế toàn cầu và cả nền kinh tế Việt Nam có thể kéo dài không chỉ hết năm 2020 mà còn cả năm 2021.
Thống kê số lượng các doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm đang phản ánh bức tranh rõ về chất lượng các doanh nghiệp sụt giảm về lợi nhuận/doanh thu ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề điển hình là mảng bất động sản, xây dựng và vật liệu, dầu khí…
Một số ngành có kết quả kinh doanh tươi sáng hoặc hưởng lợi từ dịch bệnh do đứt gẫy dây chuyền cung ứng từ Trung Quốc về Việt Nam như hóa chất, tài nguyên cơ bản…
Video đang HOT
Cho dù chỉ 4 -5 nhóm ngành trên 19 ngành theo phân cấp ngành nhóm 2 đang chỉ ra thực trạng kinh doanh đang khó khăn hơn khi mức độ tàn phá của dịch bệnh vẫn là hết sức nghiêm trọng. Quá trình hồi phục sẽ chỉ thực sự đến từ đầu năm 2021 tới khi các biện pháp phòng ngừa, giãn cách xã hội, vắc xin đem lại những hiệu quả rõ nét hơn.
Quan hệ 2 chiều, dòng tiền luân chuyển giữa các khu vực, các nước phát triển và đang phát triển sẽ tăng nhanh với quy mô hút vốn ròng từ các TTCK cận biên cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của TTCK của một số nước châu Á trong đó có Việt Nam.
Thực tế cho thấy khối ngoại đã bán ròng từ tháng 2 cho đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến giá của các cổ phiếu lớn và thị trường giữ nhịp cũng như hồi phục trở lại phần nào nhờ dòng tiền mua tích cực từ khối nội.
Dù thế nào đi nữa, niềm tin nhà đầu tư ngoại, dòng tiền giải ngân của các quỹ nước ngoài cũng sẽ sớm quay trở lại. Hơn nữa, giai đoạn cuối năm là thời điểm kích thích tăng trưởng kinh tế. Dòng tiền Kho bạc Nhà nước được đẩy ra để tập trung cho các hoạt động đầu tư vào các dự án trọng điểm quốc gia tại một số tỉnh quan trọng như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… Dư địa cho tăng trưởng GDP giai đoạn cuối năm vẫn còn.
VN-Index đang chưa thoát khỏi xu hướng điều chỉnh lớn cho dù phiên tăng điểm tốt cuối tuần nhưng chúng ta có thể nghĩ đến 1 kịch bản về sự bứt phá vào các phiên đầu tuần tới khi chứng kiến các chỉ số chứng khoán quốc tế tăng mạnh.
VN-Index rất có thể tăng điểm hướng tới vùng 875 – 880 điểm và cơ hội cho các cổ phiếu lớn, cổ phiếu đầu cơ và đặc biệt là các cổ phiếu vừa và nhỏ sẽ nhiều hơn.
Có lẽ giai đoạn cuối quý III và quý IV, thị trường sẽ sớm kết thúc giai đoạn điều chỉnh để bước vào giai đoạn vận động tích cực hơn.
Big-Trends: Cơ hội vẫn còn cho các nhà đầu tư mạo hiểm
Tuần giao dịch vừa qua thể nói là tuần giao dịch buồn tẻ nhất kể từ khi VN-Index quay trở lại mốc 900 điểm và điều chỉnh.
Đây cũng là tuần điều chỉnh thứ 4 trong 1 xu hướng điều chỉnh lớn của thị trường tính từ ngày 11/6/2020.
VN-Index tiếp tục vận động men khu vực kháng cự quan trọng 860 - 875 điểm với thanh khoản không nổi trội thậm chí áp lực bán ra lại có xu hướng mạnh hơn ở một số phiên đặc biệt phiên cuối tuần 17/7.
Điều này đang phản ánh một điều, thị trường chưa thể sớm hồi phục tăng điểm mà trái lại có phần tiêu cực trong bối cảnh VN-Index nhiều khả năng điều chỉnh thêm 1 - 2 tuần.
Thực tế đang cho thấy rủi ro địa chính trị vẫn đang hiện hữu trên toàn thế giới chưa kể đến tình hình tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại và những khó khăn. Kinh tế vĩ mô quý III có thể khởi sắc hơn so với quý II nhưng còn xa mới được gọi là giai đoạn "phục hồi giai đoạn hậu Covid".
Nếu các đối tác lớn trên thế giới, các nước đang có những giao thương, quan hệ thương mại với Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 thì có lẽ khả năng kinh tế cũng ta vẫn chỉ trông cậy vào nỗ lực hoạt động đầu tư công, giải ngân các dự án lớn trong nước với kỳ vọng 700.000 tỷ đồng sẽ phần nào được đi vào đúng nơi đúng chỗ.
Hơn nữa, một số tín hiệu phục hồi từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dệt may, da giầy cũng khiến chúng ta tự tin hơn về quý III với tác chỉ tiêu kinh tế được cải thiện.
Nhưng dù nói thế nào đi nữa, mọi thứ vẫn còn những góc khuất, đầu tư công vẫn diễn ra chậm rãi, sự linh hoạt còn thiếu ở một số giai đoạn và chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn nền kinh tế phục hồi nhanh.
Tất nhiên, các yếu tố ngoại cảnh là khách quan nhưng vận mệnh đất nước, sự bật dậy sau thảm họa có thành công và vượt được qua nghịch cảnh hay không lại phụ thuộc chính vào chính chúng ta.
Quay trở lại TTCK Việt Nam tuần giao dịch vừa qua, diễn biến thị trường đang phản ánh điều chúng ta đang lo ngại về triển vọng thị trường.
Giai đoạn điều chỉnh chưa kết thúc, thông tin tiêu cực nhiều hơn đang ảnh hưởng mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư và khiến dòng tiền lớn vẫn đang đứng ngoài thị trường quan sát.
Cho dù câu chuyện cổ tức và tình hình kết quả kinh doanh quý II hay những cổ phiếu có câu chuyện riêng đang khiến một số doanh nghiệp thu hút được lực cầu mua lên rất tốt như SSI, HSG, GTN, CTD, CTR, PVB..., nhưng vẫn không thể phủ nhận phần tối vẫn đang còn bao trùm ở nhiều cổ phiếu còn lại.
Đại đa số các cổ phiếu trên 3 sàn vẫn đang tích cực điều chỉnh chưa kể đến các nhà đầu tư ngoại vẫn đang đẩy mạnh bán ròng trong 2 tuần trở lại đây. Điều này cũng sẽ khiến thị trường chung sẽ vẫn điều chỉnh đi ngang chưa muốn nói là có thể điều chỉnh kiểu sideway down 3 - 5 hoặc thậm chí 8% trong các phiên tiếp theo.
Điểm tích cực có lẽ đến từ các nhóm cổ phiếu ngân hàng, dịch vụ tài chính, dệt may, điện như BID, VPB, SSI, TCM, NT2....
Thị trường cho dù tiếp tục điều chỉnh trong tuần tới quanh giải 860 - 880 điểm nhưng không có nghĩa là không có cơ hội gì cho các nhà đầu tư hay kể cả các nhà đầu tư ưa thích giao dịch ngắn hạn.
Cơ hội đến từ số ít các cổ phiếu đang có kết quả kinh doanh khởi sắc hay có chính sách trả cổ tức tốt.
Chọn cổ phiếu bây giờ sẽ quan trọng hơn là việc dự báo thị trường đi đâu về đâu nhất là trong bối cảnh nhiều khó khăn vẫn còn tồn tại.
Big-Trends: Thị trường đang có nhiều kịch bản tăng trưởng tốt Nhiều cổ phiếu đang có những diễn biến tốt hơn ngay cả khi trước đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng. TTCK đang ở trong trạng thái bình thường mới với nhiều kịch bản tăng trưởng tốt hơn. TTCK điều chỉnh đi ngang trong tuần đầu tiên của tháng 7. Kể từ khi thị trường chạm mốc 900 điểm thời điểm đầu tháng...