Big-Trends: Nhiều cổ phiếu vẫn đang có diễn biến giá tích cực
Nhà đầu tư hãy quên giai đoạn điều chỉnh của thị trường hiện nay đi, bởi sau khi thị trường giảm điểm rồi sẽ quay trở lại xu hướng đi lên.
Ảnh Shutterstock.
Tâm lý hoảng sợ bao trùm khi thị trường điều chỉnh mạnh 3 phiên liên tiếp đầu tuần qua trước khi tín hiệu hồi phục ở 2 phiên cuôi tuần.
Nếu trạng thái hưng phấn của các nhà đầu tư được duy trì ở tuần giao dịch trước đó thì tuần giao dịch vừa qua lại phản ánh ngược lại khi sự hoảng sợ của đại bộ phận nhà đầu tư dẫn đến động thái bán tháo dâng cao.
Không phải ngẫu nghiên khi mà thị trường tăng điểm, hàng loạt thông tin tích cực đã khiến nhà đầu tư lạc quan hơn và dễ dàng giải ngân hơn. Tuy nhiên, khi thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh, người ta lại tìm ra được nhiều lý do để giải thích cho việc giảm điểm – hàng loạt dự báo tiêu cực, sự kiện địa chính trị bất lợi đã ảnh hưởng mạnh đến xu hướng không chỉ đến các chỉ số chứng khoán thế giới mà đến cả thị trường chứng khoán Việt Nam.
Quan sát diễn biến thị trường kể từ giai đoạn cuối tháng 7, đầu tháng 8 đến nay thì thị trường lần đầu tiên có những phiên điều chỉnh mạnh đến như vậy.
VN-Index đã tăng điểm gần như liên tục từ vùng 785 – 790 điểm tới chạm vùng kháng cự quan trọng 965 – 970 điểm. Thị trường chưa xuất hiện những phiên điều chỉnh với thanh khoản lớn như tuần giao dịch vừa qua.
Cú sụt giảm mạnh của thị trường kèm theo diễn biến bán tháo nhiều cổ phiếu chủ chốt ngành ngân hàng, xây dựng, thép, dịch vụ tài chính, dầu khí điển hình ở các cổ phiếu như MSN, TCB, VPB, HPG, HSG, VCB, SSI, SHS… và lý do khiến chỉ số VN-30 giảm mạnh.
Video đang HOT
Hoạt động chốt lời cũng như động thái bán trong hoảng sợ từ phía các nhà đầu tư không chỉ đến từ chuỗi phiên điều chỉnh thiên hướng kỹ thuật cũng như dây chuyền bán tháo cổ phiếu bị kích hoạt, tâm lý nhà đầu tư trong nước còn bị ảnh hưởng mạnh một phần từ hoạt động bán ròng của khối ngoại, sự điều chỉnh mạnh bất ngờ của thị trường chứng khoán thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục gây tác hại nặng nề lên kinh tế Mỹ, châu Á và đặc biệt là các nước châu Âu.
Sự liên thông liên thị trường đôi khi đã chứng minh mối tương quan về tăng giảm cùng chiều xét trên mức độ biến động giữa các thị trường của mỗi nước.
Kinh tế thế giới mặc dù có những chuyển biến tích cực trong giai đoạn quý III, nhưng diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 vẫn là điều khiến các nhà đầu tư e ngại.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cho dù được sự hỗ trợ bởi sự kiểm soát dịch bệnh tốt cũng như triển vọng kinh tế tươi sáng quý IV cũng như cả năm 2020 nhưng cũng đã có chuỗi tăng điểm liên tục trong vòng 3 tháng vừa qua.
Như vậy, việc điều chỉnh là cần thiết, những cổ phiếu tốt sẽ điều chỉnh và vận động ở một nền tảng giá mới trong khi các cổ phiếu kém triển vọng sẽ tiếp tục điều chỉnh sâu.
Quá trình đào thải các cổ phiếu yếu kém sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong khi các cổ phiếu hàng đầu chất lượng cao sau giai đoạn tích lũy sẽ tiếp tục tăng giá.
Xu hướng tăng điểm trung hạn của thị trường chứng khoán đã rõ nét nếu xét về chỉ tiêu độ rộng của thị trường cũng như triển vọng vĩ mô của Việt Nam giai đoạn quý IV/2020 và năm 2021.
VN-Index điều chỉnh và vẫn sẽ lại quay trở lại khu vực 980 – 1000 điểm trong tương lai gần.
Một lần nữa vẫn phải nhắc lại đối với các nhà đầu tư đó là hãy quên chỉ số chứng khoán VN-Index/Vn-30 đi, hãy quên giai đoạn điều chỉnh của thị trường hiện nay đi bởi sau khi thị trường giảm điểm rồi sẽ quay trở lại xu hướng đi lên.
Thị trường sẽ tiếp tục thăng/trầm và việc đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ vẫn lại được đặt lên bàn cân để soát xét hơn là thị trường đang vận động như thế nào.
Ngay cả việc thị trường hồi phục tốt vào phiên thứ 6 cuối tuần trước nhưng chúng ta vẫn chưa thể kết luận được rằng diễn biến điều chỉnh của thị trường đã kết thúc.
VN-Index vẫn còn phải điều chỉnh ít nhất là trong khu vực 925 ( /- 10 điểm) trước khi cửa tăng trở lại trở nên sáng tỏ.
Chắc chắn những cổ phiếu triển vọng, kết quả kinh doanh tươi sáng 2020 sẽ vẫn là điểm thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư.
Chúng ta vẫn nên đặt niềm tin vào các cơ hội của thị trường trong năm 2020. Nhiều cổ phiếu vẫn đang có diễn biến giá tích cực và còn tiếp tục tăng tốc giai đoạn cuối năm.
Hãy kiên nhẫn với thị trường và chịu khó sàng lọc cổ phiếu ngay cả khi thị trường điều chỉnh sâu. Kết quả đầu tư vẫn cần được kiểm soát sau khi kết thúc năm chứ không phải bây giờ.
Có thật nhiều tiền mới nên đầu tư bất động sản vào thời điểm này
Nếu nhà đầu tư có trong tay vài trăm triệu tốt nhất nên gửi tiết kiệm. Nhà đầu tư có nhiều tiền, không dùng đòn bẩy ngân hàng và xác định đầu tư dài hạn thì hãy nên mua bất động sản vào thời điểm hiện tại.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đầu tư bất động sản nếu ít tiền và phải dùng đòn bẩy tài chính tôi khuyên không nên tham gia. "Chúng ta không biết được đến lúc nào BĐS mới tăng giá mạnh, chúng ta kéo dài thời gian sử dụng đòn bẩy dài như vậy không an toàn. Vì vậy, nếu có ít tiền thì nên gửi ngân hàng, tôi cho rằng lãi suất hiện tại so với các kênh đầu tư trên thị trường đang rất tốt", ông Đính nhận định.
Cũng theo ông Đính, đầu tư BĐS chỉ dành cho người nhiều tiền. BĐS có hai yếu tố sinh lợi là giá trị và thời gian. BĐS trong suốt vài chục năm qua trải qua 3-4 cuộc khủng hoảng nhưng giá BĐS tính bình quân vẫn tăng. Có những chỗ tăng gấp 2-3 lần sau một thời gian ngắn. Cùng với sự gia tăng theo giá trị BĐS còn có thể khai thác kinh doanh cho thuê.
"Tôi cho rằng những khu vực tiềm năng cho đầu tư BĐS là những địa phương có tốc độ phát triển tốt, tăng trưởng kinh tế mạnh. Đây sẽ là những khu vực được đầu tư phát triển hạ tầng rất tốt. Vì vậy, phân khúc bất động sản tại đây rất tiềm năng, nhà đầu tư có thể xem xét", ông Đính khẳng định.
Đối với BĐS du lịch, ông Đính khuyên nhà đầu tư đây là một sản phẩm rất đặc biệt có cơ hội dư địa rất lớn bởi Việt Nam có lợi thế tốt nhất trong khu vực, "Chúng ta có kế hoạch phát triển thông qua những chính sách của chính phủ, trong 5-10 năm nữa du lịch của Việt Nam sẽ thu hút và là một trong những kênh có nhiều cơ hội. Trên thực tế chúng tôi ghi nhận những dự án BĐS mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ".
Đánh giá về diễn biến thị trường bất động động sản hiện tại, ông Đính cho biết trong một chuỗi quá trình phát triển của thị trường BĐS từ năm 2017-2018 thị trường BĐS rất sôi nổi, rất mạnh và đến năm 2019 thì khựng lại các chỉ số của thị trường ngay lập tức giảm hơn so với năm 2018. Tuy nhiên, thị trường bất động sản hiện tại hoàn toàn không có khủng hoảng.
Thị trường BĐS đang bị tác động xấu từ những yếu tố khách quan như dịch bệnh, nguồn cung bị khựng lại do vướng mắc về thủ tục. Những yếu tố này khiến giao dịch trên thị trường giảm mạnh nhưng khác hoàn toàn với giai đoạn khủng hoảng những năm 2010.
"Tôi cho rằng hiện nay có nhiều dự án ở các đô thị lớn phải dừng lại để thanh kiểm tra, các dự án ở các địa phương bị hạn chế phát triển. Mỗi địa phương có khoảng 20-30 dự án bị dừng triển khai, còn các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.HCM còn tới cả trăm dự án.
Việc các dự án bị dừng triển khai dẫn đến nguồn cung thiếu, trong khi lực cầu vẫn mạnh. Theo ghi nhận của Hiệp hội, có những dự án được hấp thụ lên tới 90%. Cụ thể, tại TP.HCM có những dự án giá bán lên tới 40 triệu đồng/m2 nhưng trong vòng hai ba tháng đã tiêu thụ tới 95%", Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam nêu lý do.
Ông Đính đánh giá đây không phải khủng hoảng do thị trường BĐS bởi nhu cầu vẫn rất mạnh, rất lớn. Chính vì thế, BĐS sẽ là loại hình phục hồi nhanh nhất so với các ngành nghề khác khi dịch bệnh kết thúc. Điều này đã minh chứng sau khi đợt dịch một kết thúc, kết thúc giãn cách, thị trường đã nhanh chóng khôi phục các giao dịch. Lượng giao dịch đến nay chỉ được 10 nghìn giao dịch thành công, bằng khoảng 10% năm ngoái. Tuy nhiên, lượng giao dịch này chủ yếu tập trung trong khoảng 2 tháng từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7.
"Chúng ta tin tưởng Chính phủ, nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát đợt dịch thứ hai này. Và khi dịch được kiểm soát, BĐS sẽ là một trong những lĩnh vực đầu tiên được khôi phục, bên cạnh đó là du lịch, trong đó có du lịch nghỉ dưỡng. Trong thời gian tới vẫn còn cửa sáng cho thị trường BĐS nên chúng ta vẫn nên lạc quan", ông Đính cho biết.
Vincom Retail: Lãi ròng quý 3 hồi phục lên 572 tỷ đồng Hoạt động tại các trung tâm thương mại Vincom Retail hồi phục tương đối tốt do dịch bệnh tại Việt Nam được kiểm soát. Trong quý 3/2020, kết quả kinh doanh của CTCP Vincom Retail (VRE) có nhiều dấu hiệu tích cực so với hai quý đầu năm nhờ dịch bệnh được kiểm soát tốt và tình hình kinh doanh của khách đi...