Big-Trends: Hãy tiến hành chiến lược bottom up
Có lẽ khi mà giới chuyên gia đều có quan điểm kém tự tin về triển vọng vĩ mô và đều có suy nghĩ thị trường sẽ phải điều chỉnh mạnh thêm một nhịp thì chỉ số VN-Index lại tiếp tục đi lên với giá trị giao dịch trên toàn bộ thị trường tiếp tục gia tăng và duy trì ở mức cao. VN-Index không quá gặp khó khi liên tiếp vượt các ngưỡng kháng cự quan trọng 800, 850 điểm.
Dòng tiền thông minh đang vận động trái với những gì chúng ta đang suy nghĩ trong bối cảnh những khó khăn mà kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang gặp phải khi đại dịch Covid vẫn đang hoành hoành.
Mẫu thuẫn sâu sắc giữa các nước ngày càng gia tăng chưa kể đến mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc tiếp tục xấu đi, châm ngòi 1 cuộc thương chiến phiên bản mới nổ ra khi tuần qua chính phủ Mỹ tuyên bố cân nhắc trừng phạt các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động trên lãnh thổ Mỹ, niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Không phải không có nhiều lý do khiến các nhà đầu tư chứng khoán lo sợ nhưng sẽ không có nhiều lựa chọn khi môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư đã trở nên khắc nghiệt hơn. Triển vọng suy thoái kinh tế thế giới sẽ gặp phải trong giai đoạn còn lại của năm 2020.
Cho dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát hiệu quả tại Việt Nam với kỳ vọng phục hồi kinh tế ngay trong tháng 5 nhưng các chỉ tiêu kinh tế quý II sẽ không khả quan. Số liệu sản xuất công nghiệp toàn cầu đang có sự cải thiện nhưng nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục bị đe dọa khi làn sóng dịch bệnh giai đoạn 2 vẫn có khả năng bùng phát với những kịch bản khó lường.
Kể từ hơn 2 tuần nay, khi nhà đầu tư luôn lo sợ về sự điều chỉnh mạnh của thị trường, thì. TTCK vẫn phục hồi đáng kể từ vùng trũng 660 điểm, với mức tăng hơn 200 điểm và tiến sát vùng 865 – 870 điểm.
Có nhiều cơ sở cho thấy việc thận trọng trong đầu tư hiện nay sẽ không bao giờ là thừa, nhất là các giao dịch ngắn hạn. Duy chỉ có điều, nhà đầu tư giữ nguyên vị thế không giải ngân giai đoạn vừa qua lại càng sốt ruột khi thị trường vẫn lừ lừ tăng điểm.
Nếu trước đây, một số người lo sợ ngưỡng 850 điểm (điểm giao cắt giữa chỉ số VN-Index và tín hiệu trung bình động MA20 trên biểu đồ tuần) thì hiện tại, mức tăng của chỉ số chứng khoán lại được điều chỉnh lên mốc 900 điểm.
Việc dự báo thị trường đã khó mà việc dự báo tăng như thế nào vào thời điểm nào thì lại càng khó.
Hành động được cho là hợp lý của các nhà đầu tư là thị trường sẽ điều chỉnh khi tiệm cận các vùng 820, 850, 860 hay 890, 900 điểm, việc đợi chờ các phiên phân phối như thế nào để sau đó mới tham gia giải ngân trở lại. Tuy nhiên, thị trường lại không dễ vận động như đại đa số chúng ta kỳ vọng và diễn biến khó lường hơn đó là rung lắc trong phiên, nhưng cuối cùng vẫn tăng ổn định với thanh khoản cao.
Nhiều nguyên nhân có thể giải thích sự e ngại của các nhà đầu cơ ngắn hạn đó là việc khối ngoại liên tiếp bán ròng trong các tháng gần đây và hiện tượng này còn có thể tiếp diễn trong các tháng tới.
Cho dù chúng ta có lạc quan về sự hồi phục của nền kinh tế giai đoạn hậu covid nhưng các thông tin tiêu cực liên quan đến số liệu kinh tế vĩ mô, số liệu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nghiều nhóm ngành như ngân hàng, tiêu dùng, du lịch, dệt may trong quý II vẫn liên tiếp được công bố.
Việc thận trọng trong giải ngân sẽ không bao giờ thừa nhưng chúng ta cũng không nên quá bảo thủ đứng ngoài thị trường và mạnh dạn giải ngân nếu tìm thấy doanh nghiệp, cơ hội đầu tư đáp ứng được các tiêu chí đầu tư của chúng ta.
Có lẽ giai đoạn hiện nay sẽ không nên tự hỏi là thị trường sẽ vận động như thế nào và tăng hay giảm như thế nào trong thời gian tới mà đúng hơn sẽ phải trăn trở về việc hiểu được môi trường đầu tư có hấp dẫn không? Có cổ phiếu nào mà thị giá đang thấp hơp rất nhiều so với giá trị nội tại của doanh nghiệp không?
Thị trường tăng hay giảm không quan trọng bằng việc liệu có cơ hội nào đối với tôi không? Triển vọng của cổ phiếu ra sao và tôi nắm giữ bao lâu sẽ là phù hợp hơn?
Chúng ta đừng quên rằng thị trường luôn đúng và việc dòng tiền lớn đang tham gia vào thị trường bất chấp việc khối ngoại bán ròng, cũng như các nhận định trái chiều của các tổ chức quốc tế, các CTCK trong nước dự báo.
Hãy tiến hành chiến lược bottom up để sàng lọc các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn đầu tư giá trị. Hãy đầu tư vào các doanh nghiệp triển vọng hơn là việc cố gắng dự báo thị trường đang đi đâu về đâu.
Cho dù chỉ số VN-Index đã tăng mạnh thời gian qua nhưng cũng phải đến lúc phải điều chỉnh, các nhóm cổ phiếu được kỳ vọng cao từ phía nhà đầu tư điển hình như nhóm cổ phiếu tài nguyên cơ bản (HSG, HPG)…
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu TPB rực sáng
Mặc dù có tới 3 phiên điều chỉnh, nhưng nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng và nhiều mã lớn tăng tốt đã nâng đỡ, giúp thị trường có tuần thứ 2 liên tiếp tăng điểm, hướng lên ngưỡng kháng cự quanh 840 điểm.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 13,3 điểm ( 1,63%) lên 827,03 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 26,1% lên 29.717 tỷ đồng, khối lượng tăng 22,2% lên 1.649 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 0,99 điểm (-0,91%) xuống 109,02 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 36,8% lên 2.808 tỷ đồng, khối lượng tăng 33,6% lên 315 triệu cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng thêm một tuần nổi sóng và tăng khá tốt, giữ đà đi lên cho chỉ số như VCB ( 3,4%), BID ( 1,6%), VPB ( 4,6%), TCB ( 7,14%), MBB ( 2,1%), STB ( 2,94%), EIB ( 1,64%), HDB ( 2,01%) và đặc biệt là TPB ( 20,72%).
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechip khác như nhóm Vingroup với VIC (-0,51%), VHM ( 0,99%), VRE (-4,74%).
Ngoài ra thì VNM ( 5,5%), MSN ( 1,8%), SAB ( 0,12%), HPG ( 0,43%), GAS ( 1,78%), PLX ( 1,6%), đáng tiếc chỉ còn VJC (-5%), NVL (-2,41%) ...
Các mã cổ phiếu tăng cao nhất trên sàn HOSE trong tuần đa số là các mã nhỏ, có tính có đầu cơ cao như TS4, TTF, PXS, DHM, DAH.
Trong khi đó, FDC tăng vọt sau thông tin sẽ mua tối đa hơn 3,86 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ.
VCI có thêm một tăng khá nhờ dư âm từ việc nhận hạn mức 40 triệu USD được thu xếp bởi Bank SinoPac. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu VCI được kéo mạnh nhờ lực mua bắt đáy, khi bị đẩy xuống mức thấp nhất lịch sử đươi 15.000 đồng/cổ phiếu và đầu tháng 4.
CMX bỗng tăng vọt thời gian gần đây, sau khi liên tục có thông báo giao dịch lượng lớn cổ phiếu từ một số cá nhân là ban lãnh đạo công ty và người nhà.
Trong tuần, điểm sáng nhất vẫn thuộc về TPB, với 2 phiên tăng kịch trần ngày 12 và 13, kéo giá cổ phiếu lên quanh mức cao nhất trong 6 tháng qua.
Kết thúc quý I vừa qua, TPBank ghi nhận thu nhập lãi thuần 1.727,5 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 809,3 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ 2019.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 8/5 đến 15/5:
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động giảm (%)
TS4
2.5
3.24
29,60
TCO
9.25
6.99
-24,43
TEG
2.9
3.63
25,17
LM8
22.8
19.3
-15,35
FDC
9.6
11.9
23,96
BTT
45.15
38.95
-13,73
TTF
2.07
2.52
21,74
TIX
32.1
28
-12,77
PXS
3.72
4.5
Video đang HOT
20,97
CLG
1.71
1.51
-11,70
TPB
18.1
21.85
20,72
L10
14.8
13.1
-11,49
DHM
6.65
8.01
20,45
SII
19.5
17.3
-11,28
CMX
14.15
16.85
19,08
ST8
12.8
11.5
-10,16
DAH
9
10.7
18,89
DTA
4.74
4.33
-8,65
VCI
19.65
23.05
17,30
CSM
17
15.6
-8,24
Ở chiều ngược lại, CLG và CSM có lẽ là những đại điện giảm giá đáng kể nhất, khi mà phần còn lại gần như chỉ có thanh khoản rất thấp. Trong đó, CSM bị chốt lời mạnh, sau khi đạt đỉnh tại vùng 17.200-17.300 đồng, giá cổ phiếu lao dốc không phanh và chưa có dấu hiệu dừng.
Trên sàn HNX, diễn biến đáng chú ý là nhóm cổ phiếu tăng điểm cao nhất toàn bộ là các mã nhỏ, trong đó không ít các mã thường xuyên có thanh khoản cao trong phiên như DST, ART, SPI, ACM...
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 8/5 đến 15/5:
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động giảm (%)
KMT
4.9
6.9
40,82
DL1
14.6
10.1
-30,82
DST
2.4
3.2
33,33
VE4
8.1
5.9
-27,16
TKC
2.7
3.5
29,63
EBA
13.3
10
-24,81
SCI
10
12.7
27,00
SMT
15.5
12.6
-18,71
SPI
0.8
1
25,00
HCT
16.4
13.4
-18,29
VIG
0.8
1
25,00
API
11.8
9.7
-17,80
QNC
3.4
4.2
23,53
LCS
2.9
2.4
-17,24
ART
2.6
3.2
23,08
PPE
8.2
6.8
-17,07
ACM
0.5
0.6
20,00
VTJ
6.5
5.4
-16,92
SJC
0.5
0.6
20,00
MEC
0.6
0.5
-16,67
Trên UpCoM, cổ phiếu đáng nhắc đến nhất có lẽ là SSN của CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Sài Gòn, khi tăng mạnh với 4/5 phiên tăng kịch trần và giao dịch tương đối sôi động, đặc biệt là 2 phiên cuối tuần, khi có trên dưới nửa triệu đơn vị khớp lệnh/phiên.
Một cổ phiếu khác là VLC của Tổng CTCP Chăn nuôi Việt Nam. Thời gian gần đây đã nhận sóng lan tỏa từ nhóm cổ phiếu chăn nuôi, giá cổ phiếu VLC liên tục tăng mạnh và đã leo lên mức cao lịch sử mới khi kết tuần này tại 28.900 đồng/cổ phiếu.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 8/5 đến 15/5:
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động giảm (%)
SGO
0.1
0.2
100,00
PBT
28
14.4
-48,57
AGX
13.5
26.9
99,26
NTT
11
5.7
-48,18
SSN
3.2
5.8
81,25
HNP
39
23.4
-40,00
NAW
4.1
7.4
80,49
TCK
4.6
2.8
-39,13
CID
3.5
6.2
77,14
RTS
28
17.3
-38,21
VLC
18.2
28.9
58,79
HFT
16.1
10
-37,89
SCJ
1.7
2.6
52,94
TTJ
80
50
-37,50
MTA
2.3
3.5
52,17
CT3
16.3
10.2
-37,42
DAR
8
12
50,00
TNM
4.1
2.6
-36,59
GTT
0.2
0.3
50,00
DRG
6.3
4.2
-33,33
Nhìn lại các dự báo chứng khoán tuần qua Mặc dù có chút rung lắc nhưng với dòng tiền tham gia sôi động, thị trường tiếp tục có tuần thứ 2 liên tiếp tăng điểm. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua. Tuần qua, bên cạnh những thông tin tích cực từ việc kiểm soát dịch bệnh...