Big-trend: Chuẩn bị sẵn kế hoạch giải ngân mới
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang có những diễn biến tích cực hơn nếu so sánh với trạng thái của thị trường giai đoạn đầu tháng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những diễn biến tích cực.
Cho dù phiên giao dịch thứ 6 vừa qua có thể nói là áp lực chốt lời lan tỏa tại một số cổ phiếu tăng tốt trong tuần nhưng không thể phủ nhận rằng chúng ta đang đứng trước 1 đợt tăng điểm mạnh hơn khi dòng tiền lớn đã được kích hoạt.
Chúng ta đã đúng khi cho rằng VN-Index sẽ gặp khó tại kháng cự rất mạnh mốc 875 – 880 điểm. Cũng chính tại phiên giao dịch thứ 6, đợt hồi phục mạnh vào đầu buổi chiều đã khiến thị trường tăng điểm có lúc hơn 14 điểm và một bộ phận nhà đầu tư lo lắng về các phiên điều chỉnh vào đầu tuần giao dịch tiếp theo đã đẩy mạnh những lệnh bán.
Tại nhiều cổ phiếu “ăn khách” như GTN, KSB, OGC, LCG, DGC, KDC… có tín hiệu giảm nhiệt đã phản ánh hiện tượng “chững giá”.
Cho dù diễn biến ngắn hạn chỉ đang cho chúng ta thấy tâm lý biến động thị trường ở một số thời điểm và chúng ta vẫn phản đồng ý về quan điểm đó là thị trường đang tiến về phía trước. Đợt tăng giá lớn đang mới chỉ mới bắt đầu.
Video đang HOT
Những người ưa thích giao dịch ngắn hạn sẽ có cảm giác thị trường chưa thể bứt phá vượt ngay qua ngưỡng kháng cự 880 điểm. Nhưng với các chuyên gia đầu tư với quan điểm dài hạn lại cho rằng, thị trường trước sau gì cũng sẽ vượt qua để lên tiếp mốc 900 hoặc thậm chí xa hơn đó là các vùng 950, 1000 điểm.
Hoàn toàn có cơ sở đưa ra các nhận định tích cực khi chúng ta theo dõi phiên giao dịch cuối tuần qua khi chỉ số DJ đã lấy lại những gì đã mất trong nửa đầu năm 2020. Bất chấp đại dịch Covid 19 đang hoành hoàng thì chỉ số công nghiệp DJ lại vượt qua vùng 28,600 điểm để hướng tới vùng đỉnh cũ 29,000 điểm.
“Như chưa hề có cuộc chia ly” liệu có diễn ra trên TTCK Việt Nam? Khả năng này hoàn toàn có thể diễn ra ở ngay tại giai đoạn tháng 9 khi mọi thứ đang có tín hiệu khởi sắc hơn.
Số liệu kinh tế vĩ mô quý III đã đang cho thấy những điểm tích cực hơn quý II – giai đoạn giãn cách xã hội, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nhất tại giai đoạn này. Bên cạnh những chính sách tiền tệ giảm lãi suất điều hành cùng với hàng loại chương trình miễn giảm, hoãn thuế.
Cho dù các chương trình thúc đẩy đang chưa thực sự hiệu quả hoặc chưa chạm tới những doanh nghiệp khó khăn hoặc số người thất nghiệp gia tăng nhưng câu chuyện kỳ vọng vào giai đoạn cuối năm tươi sáng sẽ không có gì lạc quan quá.
Cứu cánh duy nhất đó là dựa vào thúc đẩy mạnh đầu tư công khi mà số liệu liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công rất khả quan trong tháng 7.
Nhà đầu tư có thể tính đến kịch bản VN-Index sẽ vượt ngưỡng 880 điểm lên mốc 900 điểm ngay trong 1 – 2 tuần tới. Dòng tiền mua lên đang lan tỏa ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Hiện tượng đầu cơ tại các cổ phiếu vừa và nhỏ cũng đã và đang khiến thị trường sôi động hơn.
Nếu khối lượng giao dịch của các nhóm cổ phiếu dược phẩm, ngành tài nguyên cơ bản hay hóa chất đang thể hiện bộ mặt tích cực khi giá các cổ phiếu nhóm này phục hồi tốt ví dụ như BFC, DGC, DPM, CSV, IMP, DHG…, thì nhiều cổ phiếu đặc biệt hơn ở các ngành như xây dựng và vật liệu, bất động sản, điện nước xăng dầu và khí đốt cũng có tín hiệu tích cực không kém.
Nhìn chung, VN-Index tăng điểm tốt trong tuần giao dịch vừa qua kèm theo đợt tăng điểm mạnh ở nhiều cổ phiếu cho thấy thị trường đang trong giai đoạn tăng điểm mới.
Cơ hội đầu tư đang trở nên nhiều hơn và hiện diện ở nhiều nhóm cổ phiếu và ngành khác nhau. TTCK tháng 9 sẽ còn hứa hẹn nhiều kịch bản bất ngờ hơn khi tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư quay trở lại.
Ngay tại thời điểm này, nếu chúng tôi là các bạn, chúng ta cũng đang chuẩn bị sẵn 1 kế hoạch giải ngân mới kèm theo phân tích kỹ cơ hội của từng mã cổ phiếu riêng lẻ. Thị trường vận động theo xu thế tăng và việc của nhà đầu tư là chọn lựa các mã và giải ngân như thế nào mới là quan trọng.
Tháng 8, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020
Tổng cục Thống kê cho biết, với quyết tâm vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa phát triển kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 8 và 8 tháng năm 2020 lần lượt tăng 45,4% và tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Tuyến metro số 1 nhìn từ trên cao. Ảnh minh họa: Hoàng Hải/TTXVN
Theo đó, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 8/2020 ước tính đạt 47,4 nghìn tỷ đồng, tăng 45,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn Trung ương quản lý 8,7 nghìn tỷ đồng, tăng 86,7%; vốn địa phương quản lý 38,7 nghìn tỷ đồng, tăng 38,5%.
Tính chung 8 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 250 nghìn tỷ đồng, bằng 50,7% kế hoạch năm và tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 50,1% và tăng 5,4%).
Cụ thể: vốn Trung ương quản lý đạt 41,2 nghìn tỷ đồng, bằng 48,7% kế hoạch năm và tăng 65,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, một số bộ có tỷ lại giải ngân tăng.
Đó là Bộ Giao thông Vận tải đạt 10.741 tỷ đồng, bằng 53,5% và tăng 90,8%; Bộ Y tế đạt 2.902 tỷ đồng, bằng 43,5% và tăng 38,5%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 2.192 tỷ đồng, bằng 49,3% và tăng 38,1%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1.210 tỷ đồng, bằng 39,5% và tăng 88,5%; Bộ Tài nguyên và Môi trường 575 tỷ đồng, bằng 36,4% và tăng 12,6%; Bộ Công Thương 210 tỷ đồng, bằng 48,6% và tăng 65,8%; Bộ Xây dựng 157 tỷ đồng, bằng 44,2% và tăng 42,4%.
Một số bộ có tỷ lệ giải ngân giảm như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 303 tỷ đồng, bằng 41,9% và giảm 12,8%; Bộ Khoa học và Công nghệ đạt 113 tỷ đồng, bằng 39,9% và giảm 28,9%; Bộ Thông tin và Truyền thông 56 tỷ đồng, bằng 40,6% và giảm 20,4%.
Cùng với đó, vốn địa phương quản lý giải ngân đạt 209 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1% kế hoạch năm và tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 140,2 nghìn tỷ đồng, bằng 48,7% và tăng 24,4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 58,3 nghìn tỷ đồng, bằng 55,9% và tăng 26,9%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 10,8 nghìn tỷ đồng, bằng 63,9% và tăng 25,9%.
Theo Tổng cục Thống kê, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2020 của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng có mức tăng. Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh đạt 22.279 tỷ đồng, bằng 46,6% và tăng 79,8% so với cùng kỳ năm trước; Quảng Ninh đạt 9.453 tỷ đồng, bằng 68% và tăng 58,3%; Bình Dương đạt 7.028 tỷ đồng, bằng 47,1% và tăng 13,6%; Thanh Hóa đạt 6.356 tỷ đồng, bằng 62% và tăng 29,8%; Hà Nội đạt 26.587 tỷ đồng, bằng 58,6% kế hoạch năm và tăng 2,8%...
TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 95% trở lên Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, cho biết, TP phấn đấu đến cuối năm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 95% trở lên. Để đạt được tỷ lệ này, TP Hồ Chí Minh cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo, giám sát, điều hành việc...