Big Tech Mỹ kiếm hàng tỉ USD thông qua các hợp đồng quân sự
Những gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon đã kiếm được hàng tỉ USD thông qua hợp đồng với quân đội Mỹ và các cơ quan chính phủ khác trong “cuộc chiến chống khủng bố”.
Các hợp đồng giữa chính phủ Mỹ với Amazon, Facebook, Google, Microsoft và Twitter bùng nổ kể từ năm 2004.
Theo AFP, báo cáo “ Big Tech Sells War” do ba nhóm vận động của Mỹ công bố hôm 9.9 đã ghi lại sự bùng nổ các hợp đồng giữa chính phủ với Amazon, Facebook, Google, Microsoft và Twitter kể từ năm 2004. Cụ thể hơn, hợp đồng của các công ty công nghệ diễn ra “chủ yếu với các cơ quan trung tâm trong Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu (Global War on Terror)”.
“Từ năm 2004 đến nay, Big Tech chứng kiến sự gia tăng lớn về nhu cầu liên bang đối với dịch vụ của họ, đặc biệt là từ Lầu Năm Góc và Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Nhu cầu về điện toán đám mây và phần mềm GPS từ các cơ quan tình báo và quân đội Mỹ đã tăng mạnh kể từ năm 2001, khi ngành công nghiệp quốc phòng ngày càng phát triển theo hướng số hóa”, trích báo cáo.
Báo cáo cũng tiết lộ chỉ riêng Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi 43,8 tỉ USD cho hợp đồng với Big Tech kể từ năm 2004. Bốn trong số năm cơ quan chi tiêu hàng đầu cho các hợp đồng Big Tech là “trung tâm của chính sách đối ngoại, hoặc được thành lập do kết quả trực tiếp của Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu”.
“Amazon và Microsoft nói riêng đã vượt lên dẫn trước trong những năm gần đây. Amazon đã ký hợp đồng gần 5 lần, Microsoft ký hợp đồng liên bang và hợp đồng phụ vào năm 2019 nhiều hơn 8 lần so với năm 2015″.
Microsoft đã được hưởng lợi từ bước nhảy vọt trong các hợp đồng quốc phòng dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, với số lượng thỏa thuận được ký kết trong giai đoạn 2016 – 2018 tăng gấp sáu lần. Trong khi đó, hợp đồng với các nhà thầu quân sự và quốc phòng “truyền thống”, ví dụ như với công ty hàng không vũ trụ Raytheon và Northrop Grumman, đã giảm trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Theo AFP, báo cáo nêu trên lấy dữ liệu từ Tech Inquiry, công cụ trực tuyến cho phép người dùng khám phá các hợp đồng của chính phủ Mỹ. Công cụ này chỉ bao gồm thông tin từ những hợp đồng được công bố rộng rãi. Do đó, số liệu được đưa ra trong báo cáo “rất có thể là một sự trình bày chưa đầy đủ”.
Có một điểm đáng chú ý là báo cáo đã chỉ trích hiện tượng “quay vòng” giữa Big Tech và các cơ quan an ninh Mỹ, khi các cựu quan chức chính phủ cấp cao sẽ đảm nhận vai trò lớn tại các công ty công nghệ. Trường hợp được trích dẫn trong báo cáo bao gồm cựu quan chức Bộ Ngoại giao Jared Cohen hiện làm việc tại Google. Steve Pandelides, Giám đốc bảo mật tại Amazon Web Services (AWS), trước đây công tác tại Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), và Joseph D. Rozek của Microsoft từng giúp thành lập Bộ An ninh Nội địa Mỹ.
Dự luật của Hàn Quốc 'chiếu tướng' Big Tech Mỹ
Thế độc quyền của những gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ như Apple hay Google tiếp tục bị lung lay dữ dội bởi dự luật sửa đổi sắp được trình lên Quốc hội Hàn Quốc.
Buổi bỏ phiếu thông qua dự luật sửa đổi của Hàn Quốc dự kiến diễn ra vào thứ tư tuần này nhưng sau đó bị hoãn tới ngày 30/8, cho Apple hay Google thêm chút thời gian để hi vọng lật ngược tình thế.
Dẫu vậy, đó chỉ còn là vấn đề thời gian khi các nước bắt đầu xem xét nhiều hơn tới thế độc quyền mà Big Tech nước Mỹ đã tạo ra và đe dọa đến sự phát triển lành mạnh của thị trường. Từ Úc đến châu Âu rồi mới đây là Hàn Quốc, Big Tech không còn là một thế lực bất khả xâm phạm.
'Chiếu tướng' Google và Apple
Dự luật sửa đổi Đạo luật kinh doanh viễn thông của Hàn Quốc nhắm vào một điểm quan trọng duy nhất, đó là cấm nhà vận hành nền tảng như chợ ứng dụng trực tuyến App Store hay Play Store độc quyền sử dụng hệ thống thanh toán.
Thế độc quyền này khiến các nhà phát triển mất 30% phí hoa hồng cho nhà cung cấp như Google hay Apple bởi vì buộc phải sử dụng kênh thanh toán độc quyền. Điều này lý giải tại sao các ứng dụng trên App Store hay Play Store có giá đắt hơn 30% so với phiên bản cung cấp trên website.
Hoa hồng 30% trên các chợ ứng dụng trực tuyến là một quy tắc bất thành văn rất khó thay đổi.
Nhưng điều quan trọng hơn là Apple và Google cư xử không đẹp với các nhà phát triển nhỏ. Chẳng hạn, theo chính sách ràng buộc với nhà phát triển iOS, các studio không được cung cấp hoặc gợi ý phương thức thanh toán khác ngoài phương thức thanh toán chính và duy nhất thông qua chợ App Store.
Nếu vi phạm, ứng dụng sẽ bị gỡ bỏ khỏi App Store và nhà phát triển chịu thiệt hại lớn. Tuy nhiên về lâu dài, 30% hoa hồng là thứ bào mòn doanh thu của các nhà phát triển nhanh hơn bao giờ hết, chưa kể thuế và chi phí khác.
Điều này chính là lý do khiến Epic Games 'nổi loạn' và đâm đơn kiện Apple vì tính phí đắt đỏ 30% trên vật phẩm ảo trong game Fortnite Mobile hồi tháng 8 năm ngoái.
Nhưng giờ đây Fortnite của Epic Games sẽ không còn đơn độc trong cuộc chiến này.
Còn với Android, dù là nền tảng mở nhưng Google cũng có những chính sách ưu ái chợ Play Store và hạn chế bên thứ ba. Epic Games đang tiến hành vụ kiện tương tự với gã khổng lồ tìm kiếm về hành vi độc quyền và thu phí hoa hồng đắt đỏ.
Bất luận kết quả của hai vụ kiện đi đến đâu, Hàn Quốc có thể đi trước tất cả bằng việc áp đặt luật phá vỡ thế độc quyền này. Đây được xem là đòn giáng mạnh đầu tiên vào các chợ phân phối ứng dụng lớn nhất nhì thế giới.
Đại diện Google và Apple đã có những phản bác gay gắt trước dự luật sửa đổi của Hàn Quốc, mà nếu được thông qua sẽ cấm việc trì hoãn đánh giá, xóa bỏ một cách không hợp lý đối với các ứng dụng mobile trên chợ. Nghĩa là, Apple và Google không được mặc sức tùy tiện gỡ bỏ ứng dụng khỏi chợ hoặc kéo dài thời gian thẩm định trong việc đưa một ứng dụng mới lên chợ.
Ai được hưởng lợi?
Nếu dự luật được Hàn Quốc thông qua, các nhà phát triển ứng dụng hiển nhiên được hưởng lợi đầu tiên. Nhưng người hưởng lợi nhiều nhất là các nhà phát triển game và người hưởng lợi cuối cùng chính là các game thủ.
Bởi lẽ, người chơi game mobile miễn phí (free to play) chi rất nhiều tiền và rất nhiều lần cho vật phẩm ảo trong trò chơi (in-app purchase), một điều rất khác so với trả một lần để mua ứng dụng hoặc trả theo năm mua thuê bao (subscriber).
Thị trường game mobile Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi lớn nếu dự luật được thông qua.
Hàn Quốc cũng là nước có ngành công nghiệp game mobile phát triển với doanh thu 8 tỷ USD trong năm 2020, chiếm 55,2% tổng thị trường game. Xuất khẩu game của Hàn Quốc là 6,7 tỷ USD vào năm 2019, theo cơ quan quản lý thuộc Bộ Thể thao, Du lịch và Văn hóa Hàn Quốc.
Vì thế, một tác động dây chuyền có thể nhìn thấy được khi người chơi có động lực trả tiền cho game nhiều hơn, từ đó nhà phát triển thu được nhiều hơn, tái đầu tư vào làm game tốt hơn. Và quan trọng hơn hết, Hàn Quốc đã nổ phát súng khai cuộc và có thể trở thành tiền đề để các nước khác học theo.
Big Tech đang hứng chịu các vụ kiện và điều tra nào của Mỹ? Các gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) như Google, Facebook, Apple và Amazon đã phải hứng chịu một loạt các vụ kiện chống độc quyền của chính phủ Mỹ và các tiểu bang với cáo buộc họ đang vận hành độc quyền và lạm dụng quyền lực của mình. Dưới đây là tình trạng của các vụ kiện cũng như các cuộc...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Robot hình người vào nhà máy Trung Quốc

Qualcomm ra chip di động mới cho điện thoại tầm trung, nhấn mạnh vào AI

Netflix ứng dụng AI vào quảng cáo

CEO Microsoft: DeepSeek-R1 là mô hình AI đầu tiên có thể cạnh tranh ngang ngửa với OpenAI

Doanh nghiệp Việt Nam 'hứng' tới 40% số cuộc tấn công mật khẩu nhắm vào khu vực

Cuộc đua AI làm video thu hút giới khởi nghiệp, còn các nghệ sĩ lo lắng

Ra mắt dòng mô hình AI mạnh nhất dành cho người viết phần mềm

Người dùng điện thoại Android sẽ được nâng cấp tính năng chống lừa đảo

Nỗi ám ảnh thời lượng pin iPhone sẽ biến mất nhờ iOS 19

GS.TSKH Hồ Sĩ Thoảng: Khoa học công nghệ có vai trò mở đường, tạo đột phá

Sắp được dùng internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam

Google DeepMind công bố AI khoa học 'đột phá'
Có thể bạn quan tâm

Á hậu Việt và bạn gái đồng giới "đường ai nấy đi" tan sau 2 năm yêu nhau?
Người đẹp
16:37:29 17/05/2025
Angelina Jolie "gây choáng" diện chiếc váy triệu đô trên thảm đỏ của Cannes 2025
Sao âu mỹ
16:32:27 17/05/2025
Mẹ ruột Phan Hiển: Trẻ đẹp không kém Khánh Thi, mắng con trai bênh con dâu
Netizen
16:28:34 17/05/2025
Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu
Tin nổi bật
16:27:41 17/05/2025
Nissan giới thiệu SUV cùng phân khúc với Toyota Fortuner, giá ngang Yaris Cross
Ôtô
16:23:34 17/05/2025
Quốc Khánh 'Ngọc Hoàng' của Táo Quân, U70 tự do tự lo không sợ độc thân?
Sao việt
16:00:57 17/05/2025
"Nhiệm vụ bất khả thi" của Tom Cruise nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình
Phim âu mỹ
15:34:24 17/05/2025
Nhìn lại 3 bộ phim thành công về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phim việt
15:29:41 17/05/2025
NSND Phạm Phương Thảo, NSƯT Lan Anh hát ngợi ca Bác Hồ
Nhạc việt
15:05:36 17/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh dẫn đạo diễn về nhà riêng đọc kịch bản khuya, con trai thái độ sốc
Sao châu á
14:56:08 17/05/2025