“Biểu tượng thất truyền”
Giải vô địch bóng đá chuyên nghiệp vô địch quốc gia năm nay ( V.League 2021) sắp sửa kết thúc giai đoạn một, vẫn chưa xác định được câu lạc bộ (CLB) nào là ứng cử viên thực sự tranh chấp chức vô địch, CLB nào phải lên chuyến tàu đi về giải hạng nhất… Song chỉ một giai đoạn thôi, người ta cũng biết: Có những biểu tượng đã thất truyền!
Ảnh: zing.vn
Sau 12 vòng đấu, dẫn đầu bảng xếp hạng đang là Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Đội bóng phố núi dưới sự dẫn dắt của HLV tài danh người Thái
Kiatisuk hiện có 29 điểm (9 trận thắng, 2 trận hòa, 1 trận thua). Xếp ngay sau là CLB Viettel khi “bỏ túi” 26 điểm, Than Quảng Ninh đứng thứ 3 với 19 điểm.
Trái ngược với gam màu tươi sáng của HAGL, CLB Bóng đá Sông Lam Nghệ An (SLNA) đang ở trong những tháng ngày u ám nhất: Mới giành được 10 điểm, đứng thứ 14/14. Nói cách khác, lần đầu tiên trong lịch sử tham dự sân chơi V.League, “người xứ Nghệ” đang đối mặt với nguy cơ xuống hạng. Chẳng thế mà sau vòng đấu 11, cả chủ tịch Nguyễn Hồng Thanh và HLV Ngô Quang Trường của đội bóng này đã đồng loạt viết đơn từ chức. Cựu trung vệ Nguyễn Huy Hoàng được giao nhiệm vụ tạm thời dẫn dắt CLB nhưng SLNA vẫn thua Đông Á Thanh Hóa 0-1 ở vòng đấu kế tiếp (vòng 12)!
Không thi đấu thăng hoa như HAGL, cũng chưa đến nỗi bết bát như SLNA song V.League 2021 đang được coi là mùa giải thất bại của Hà Nội FC. Đội bóng thủ đô hiện đứng thứ 7/14 với 16 điểm sau 12 lượt trận và đã có tới 3 ông thầy lần lượt ngồi trên ghế HLV trưởng trong một thời gian ngắn: Chu Đình Nghiêm, Hoàng Văn Phúc, Park Choong-kyun (Hàn Quốc). Nếu không có những thay đổi quyết liệt thì một mùa giải “trắng tay” đang dần hiện ra trước mắt những Thành Lương, Văn Quyết, Duy Mạnh… Đây là điều rất khó chấp nhận với lãnh đạo và người hâm mộ đội bóng giàu thành tích nhất Việt Nam trong hơn một thập niên trở lại đây!
Cần phải nói thêm là cả SLNA và Hà Nội FC đều xứng đáng là biểu tượng ở sân chơi cao nhất làng cầu quốc nội. Nếu SLNA là biểu tượng cho sự vượt khó vươn lên, trong gian nan vẫn giữ được truyền thống và bản sắc bóng đá của một vùng đất thì Hà Nội FC lại là hình mẫu của một chiến lược “đi tắt đón đầu” vô cùng hiệu quả. Năm 2006, Hà Nội FC được thành lập (lúc đó mang tên T&T Hà Nội), hãy còn ngụp lặn ở các giải đấu hạng dưới, song họ đã lập nên kỳ tích 3 năm thăng 3 hạng để đến năm 2009, có mặt ở sân chơi V.League.
“Chân ướt chân ráo” tham dự V.League 2009, suốt giai đoạn lượt đi, T&T Hà Nội thường xuyên đứng cuối bảng xếp hạng để rồi lúc bước vào giai đoạn lượt về, đã có sự “lột xác” ngoạn mục: Đứng thứ 4 chung cuộc. Từ năm 2010 đến 2020, trong 10 mùa giải liên tiếp, Hà Nội FC có tới 5 lần giành chức vô địch, 5 lần giành ngôi Á quân, 1 lần giành hạng 3 chung cuộc, 2 Cúp quốc gia, 4 Siêu Cúp quốc gia – nghĩa là năm nào họ cũng có huy chương hoặc đoạt cúp, kỳ tích với một CLB mới 16 tuổi, chuyện chưa từng có của bóng đá trong nước.
Video đang HOT
Chuyện SLNA và Hà Nội FC bỗng trở thành “biểu tượng thất truyền” ở sân chơi V.League xét đến cùng không phải điều gì đó quá ghê gớm. Bởi dẫu SLNA thường xuyên đóng góp những cầu thủ tốt nhất cho đội tuyển bóng đá quốc gia (Văn Quyến, Công Vinh, Quốc Vượng…) và trong 11 năm, Hà Nội FC có 5 lần giành chức vô địch, 5 lần về Nhì, 1 lần đoạt hạng Ba… thì thực tế đã chứng minh: Không đế chế nào tồn tại mãi mãi. Muốn có một thời gian dài thống trị sân chơi nào đó, các đội bóng phải liên tục có sự thay đổi để thích nghi với những biến động của cả “người” lẫn “ta”. Điều này thì cỏ vẻ như cả SLNA và Hà Nội FC đều đang thiếu vì họ chủ quan nghĩ rằng chu kỳ thành công của mình chưa kết thúc trong khi các đối thủ đã vươn lên rất mạnh mẽ!
SLNA có thể xuống hạng vì phụ thuộc Phan Văn Đức
SLNA là đội bóng giàu truyền thống bậc nhất Việt Nam nhưng đang đứng trước nguy cơ xuống hạng.
"Hình như lâu lắm rồi, SLNA mới về chót. Từ ban huấn luyện đến anh em, mặt ai cũng buồn. Cái băng (đội trưởng) trên tay sao mà nặng... Dặn bản thân luôn cố gắng và cũng kêu gọi anh em ta cố gắng từng trận. Giờ đừng mơ chi cao sang, cứ trụ hạng cho thực tế. Chiến đấu nha anh em. Cũng mong các CĐV ủng hộ Đức và đồng đội vào lúc ni. Đường còn dài lắm", tiền vệ Phan Văn Đức thể hiện sự chua xót trên trang cá nhân.
Trong lịch sử giải vô địch quốc gia Việt Nam, SLNA có đến 4 lần vô địch, chỉ kém CLB Hà Nội (5 lần) và Thể Công (5 lần), đồng thời chưa từng phải xuống hạng. Tuy nhiên, ở V.League 2021, nguy cơ xuống hạng đang hiện hữu với đội bóng thành Vinh khi họ đứng cuối bảng với 10 điểm sau 11 trận.
Thành tích bết bát cũng khiến HLV Ngô Quang Trường và chủ tịch Nguyễn Hồng Thanh từ chức. Có thể nói, đây là mùa giải khó khăn nhất với đội bóng xứ Nghệ.
Phan Văn Đức (giữa) vẫn xuất sắc nhưng một mình anh không thể vực dậy cả tập thể SLNA đang rệu rã. Ảnh: Minh Chiến.
Đội bóng một người
Thật dễ để chỉ ra rằng SLNA đang quá phụ thuộc vào Phan Văn Đức. Hầu hết đường lên bóng của Sông Lam đều tìm đến tiền đạo sinh năm 1996.
Văn Đức thăng hoa, SLNA có kết quả tốt và ngược lại. Từ đầu mùa, anh ghi được 5 bàn. Mỗi khi Văn Đức "nổ súng", SLNA bất bại với 1 trận hòa và 2 trận thắng.
Các bàn thắng của Văn Đức đều mang lại nhiều điểm số quý giá cho SLNA. Anh ghi bàn duy nhất trong trận hòa 1-1 CLB Bình Định. Trong các chiến thắng 2-1, 2-0 trước CLB Đà Nẵng, Bình Dương, Văn Đức đều lập cú đúp. Một mình Văn Đức đem về 7 điểm cho đội bóng xứ Nghệ.
Sau 11 vòng, SLNA đã có 7 bàn và Văn Đức đóng góp đến 71%. Không cầu thủ nào đóng góp nhiều như thế cho một câu lạc bộ ở V.League 2021, kể cả những cái tên thuộc nhóm đầu danh sách "dội bom". Ossou Konan (7 bàn), Văn Toàn, Công Phượng, Tiến Linh (6 bàn) cũng chỉ đóng góp lần lượt 33%, 29%, 29% và 50% số bàn cho đội nhà.
SLNA quá thiếu những tình huống phối hợp tấn công ấn tượng. Họ chỉ có đúng 1 lần làm được điều đó với bàn mở tỷ số vào lưới CLB Bình Dương. 6 bàn thắng còn lại đều mang màu sắc cá nhân và may mắn.
Trong bàn thắng vào lưới HAGL trên sân Pleiku ở vòng 2, tiền đạo Felipe Martins chớp thời cơ sau một tình huống lộn xộn trong vùng cấm. Bruno Henrique đánh đầu tung lưới Than Quảng Ninh sau một pha tạt bóng sớm từ Phạm Xuân Mạnh. Đây là pha bóng không dễ tái hiện.
4 bàn còn lại đều là những siêu phẩm của Văn Đức, được thực hiện bên ngoài vùng cấm.
Trong các buổi họp báo sau trận đấu, HLV Ngô Quang Trường thường xuyên nhận được câu hỏi về phương án tấn công của SLNA khi Văn Đức bị khóa chặt. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ cho các phóng viên một câu trả lời cụ thể. Chiến lược gia sinh năm 1972 thừa nhận rằng SLNA phụ thuộc Văn Đức.
Tỷ lệ đóng góp bàn thắng của Văn Đức vượt trội khi so với các tiền đạo hàng đầu tại V.League 2021. Đồ họa: Minh Phúc.
ĐTQG sẽ không còn người của SLNA?
Nhiều năm qua, SLNA luôn là một trong những câu lạc bộ đóng góp nhiều cầu thủ nhất cho đội tuyển quốc gia (ĐTQG). Ở AFF 2014, dưới thời HLV Toshiya Miura, SLNA có 5 cầu thủ được lên tuyển.
Hai năm sau, khi HLV Nguyễn Hữu Thắng nắm quyền, con số này giảm xuống còn 3. Ở AFF 2018, giải đấu mà ĐTQG Việt Nam lên ngôi vô địch, SLNA chỉ đóng góp 2 cầu thủ.
Hiện tại, các cầu thủ của SLNA có nhiều cơ hội lên tuyển là Phạm Xuân Mạnh, Nguyễn Văn Hoàng và Phan Văn Đức. Nhưng nếu không thể trụ hạng thành công, đội bóng xứ Nghệ có nguy cơ chia tay bộ ba này. Thậm chí, nếu Sông Lam ở lại V.League, khả năng này vẫn có thể xảy ra bởi họ khó lòng giữ chân 3 ngôi sao.
SLNA luôn là đội bóng đậm chất địa phương bậc nhất V.League. Trước khi HAGL, CLB Hà Nội hay PVF xuất hiện, lò đào tạo của SLNA là hàng đầu. Họ sản sinh và nâng tầm nhiều cầu thủ trở thành ngôi sao. Tuy nhiên, SLNA chưa bao giờ giỏi trong việc giữ chân các trụ cột.
Hàng loạt ngôi sao từng rời SLNA ở đỉnh cao phong độ như Lê Công Vinh, Ngô Hoàng Thịnh, Nguyễn Trọng Hoàng, Quế Ngọc Hải, Hồ Khắc Ngọc, Trần Nguyên Mạnh... Nhưng điều ngược lại gần như không xảy ra.
"Cơ chế đầu tư, hoạt động của SLNA không tối ưu khiến sự hiệu quả giảm dần theo năm tháng. Sau một chu kỳ từ 2 đến 3 năm, SLNA không đủ tiền để giữ ngôi sao dù họ muốn ở lại. Các cầu thủ SLNA sẵn sàng nhận mức đãi ngộ bằng 2/3, hoặc thậm chí là một nửa so với những gì họ nhận ở các đội bóng khác để tiếp tục cống hiến cho quê hương. Song, họ vẫn phải ra đi", BLV Ngô Quang Tùng chia sẻ với Zing .
Anh nói thêm: "Khả năng Xuân Mạnh hay Văn Đức ra đi là rất cao. Nếu điều này xảy ra, người hâm mộ SLNA cần phải thông cảm cho họ vì đời cầu thủ rất ngắn. Ở những đội bóng khác, họ sẽ có thu nhập tốt hơn để lo cho tương lai".
Cơ hội cho SLNA trụ hạng là vẫn còn khi họ còn tới 9 trận nữa để nỗ lực. Tuy nhiên, một sự thật phải thừa nhận rằng đội bóng xứ Nghệ đang lâm vào khủng hoảng và cần rất nhiều thời gian, công sức cũng như sự cải tổ để trở lại thời kỳ đỉnh cao.
ĐIỂM NHẤN HAGL 2-1 SLNA: Bước ngoặt thẻ đỏ. HAGL thắng nhưng Kiatisuk chưa yên tâm HAGL 2-1 SLNA. Với lợi thế hơn người, HAGL đã lội ngược dòng thành công để giành trọn 3 điểm trên sân nhà Pleiku tại vòng 2 V-League 2021. Nhưng sau những gì đã thể hiện, rõ ràng, thầy trò Kiatisuk Senamuang sẽ còn không ít điều cần làm trong thời gian tới. Không ít CĐV ở sân Pleiku đã e ngại về...