Biểu tượng nụ cười có từ bao giờ?
Một số người cho rằng ngày 19-9-2012 là sinh nhật thứ 30 của biểu tượng nụ cười :-) được dùng trong tin nhắn và Scott Fahlman – giáo sư Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) – là cha đẻ của nó.
Những quả trứng có vẽ biểu tượng được bán trong siêu thị ở Pháp
Ngày 19-9-1982, Scott Fahlman gửi một tin nhắn cho các đồng nghiệp: “Tôi đề nghị dùng chuỗi ký tự :-) để chỉ những câu chuyện đùa”. Trả lời nhật báo The Independent (Anh), Scott Fahlman nói: “Đó chỉ là 10 phút ngắn ngủi trong đời tôi. Lúc ấy, tôi nghĩ rằng ký hiệu này chỉ thu hút một vài người bạn và sự việc sẽ dừng lại ở đó”.
Ngày nay, biểu tượng :-) được dùng phổ biến trên toàn thế giới để diễn tả nhiều trạng thái khác nhau của tâm hồn. Nó phổ biến đến nỗi khi người dùng Microsoft Word gõ vào các ký tự :-), phần mềm sẽ mặc định chuyển nó thành biểu tượng cười. Scott Fahlman không hoàn toàn tán thành điều này: “Tôi cho là tồi tệ vì nó làm tan vỡ ý định đi tìm một phương tiện thông minh diễn tả cảm xúc bằng cách sử dụng các ký tự chuẩn của bàn phím”.
Tuy vậy, việc xác định cha đẻ của biểu tượng nụ cười vẫn còn gây tranh cãi. Năm 2002 (được xem là 20 năm sau khi Scott Fahlman tạo ra biểu tượng), các chuyên gia đã sử dụng kỹ thuật về “ khảo cổ thông tin” để tìm các dấu vết lưu lại trên máy nhắn tin và máy tính của Scott Fahlman.
Video đang HOT
Có người cho rằng biểu tượng nụ cười ra đời trước năm 1982. Trong một bài báo công bố tháng 9-2011, Owni viết: “Thật đáng ngờ khi xem Scott Fahlman là người sáng tạo ra biểu tượng này. Ý tưởng sử dụng dấu ngắt câu để tạo nên hình ảnh có nghĩa đã xuất hiện trong Morse từ năm 1850 và trong báo chí Mỹ từ cuối thế kỷ 19″.
Nhiều người, nhiều công ty đã cố gắng chứng minh mình là người sáng tạo biểu tượng hoặc tìm cách đạt được chứng nhận sở hữu trí tuệ để chiếm độc quyền sử dụng khuôn mặt nhỏ mỉm cười.
Dù ngày 19-9 có phải là sinh nhật của biểu tượng nụ cười hay không, hàng triệu người trên thế giới vẫn tiếp tục gửi cho nhau hằng ngày những thông điệp mang biểu tượng vui vẻ và yêu thương này
Theo PL
Tranh cãi xung quanh vụ giáo sư Đại học cho con bú trên giảng đường
Tranh cãi xung quanh vụ giáo sư Đại học cho con bú trên giảng đường
Adrienne Pine là giáo sư trợ giảng tại khoa Nhân chủng học của trường Đại học Hoa Kì. Vụ việc xảy ra vào ngày học đầu tiên của học kì. Con gái của Adrienne bị ốm, vì vậy mà cô mang con bé đến trường.
Trong một cuộc phỏng vấn với FOX 5, cô nói: "Tôi không hề cố ý khiến cho mọi chuyện trở lên ầm ĩ, tôi cho con bú chỉ để thỏa mãn cơn đói của con bé, đó là cách tốt nhất mà tôi có thể biết".
Trên một trang blog trực tuyến, Adrienne Pine chia sẻ: " Tôi cho con bú trong tiết học nhân chủng học nữ giới mà không hề làm gián đoạn đến việc giảng dạy, như vậy buổi học cũng sẽ không phải hoãn lại. Tôi cho rằng không ai nhìn thấy ngực của tôi cả vì tôi đã thành thục trong việc che nó. Nhưng thậm chí có ai đó nhìn thấy đi chăng nữa thì họ cũng nhận ra rằng một giáo sư đại học như tôi cũng giống như họ thôi, cũng có hai bầu ngực, hoặc ít nhất là tôi có một cái".
Adrienne Pine gây tranh cãi sau sự cố cho con bú trong lớp học
Nhiều cán bộ giảng viên trường Đại học Hoa Kì bày tỏ sự không đồng tình với vụ việc cho con bú trong lớp học. Theo họ, Đại học Hoa Kì luôn hỗ trợ giảng viên và nhân viên khi họ gặp phải những khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân.
Khi được hỏi liệu cô Pine có làm sai không trong sự cố này không, Phyllis Peres, trưởng Phòng Đào tạo của Đại học Hoa Kì, cho hay: "Tôi nghĩ rằng con người phải đưa ra rất nhiều lựa chọn và sau đó cũng cần lùi lại để nhìn nhận những sự lựa chọn của mình, ví dụ như chính vấn đề mang con đến lớp học, nhất là khi đứa trẻ đang ốm".
Sự cố của giáo sư Pine đã dấy lên sự bàn tán ầm ĩ và trường sẽ phải xem xét lại những quy định của mình, tiến sĩ Peres cho biết thêm.
Về việc liệu cô Pine có bị xử lí kỉ luật không, tiến sĩ Peres khẳng định đó là vấn đề cá nhân và cô ấy sẽ không thể đưa ra ý kiến về chuyện đó.
Nhiều cán bộ giảng viên trường Đại học Hoa Kì bày tỏ sự không đồng tình với vụ việc cho con bú trong lớp học. Theo họ, Đại học Hoa Kì luôn hỗ trợ giảng viên và nhân viên khi họ gặp phải những khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân.
Đại học Hoa Kì không có chính sách cụ thể quy định về việc cho con bú, tuy nhiên, "dựa trên những luật đó, chúng tôi cũng giúp đỡ cán bộ giảng viên có giời giải lao thường xuyên và cấp cho họ một không gian riêng để cho con bú, như vậy đứa trẻ sẽ vẫn được nuôi dưỡng đầu đủ từ sữa mẹ ngay cả khi mẹ chúng quay trở lại với công việc".
Trường này cũng cho biết thêm rằng trên thực tế có chính sách nghỉ phép cho nhân viên khi con ốm. Mỗi một nhân viên có thể đề cập đến việc đưa ra lựa chọn có đi làm không khi con họ bị ốm.
Cả hai sự lựa chọn cần được xem xét và cân nhắc, sẽ không có sự thay thế nào vẹn cả đôi đường. Trường cố gắng tạo môi trường làm việc tốt nhất để giúp đỡ cán bộ giảng viên và nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống các nhân.
Chính sách nghỉ phép của trường tạo điều kiện nghỉ phép có trả lương cho nhân viên khi con ốm, cũng là giúp bảo vệ sức khỏe của xã hội.
Theo Soha
Nhiều doanh nghiệp còn bỏ ngỏ "sức mạnh" của Microsoft Office Microsoft Office giúp doanh nghp mọi quy môt kmc nhiều chi phí nếu biết khac hu quả Đại dn Microsoft khẳngịnh nhiều doanh nghp tại Vt Nam cha khac hết tíng của Microsoft Officeểt km chi phí,ạt li thế cạnh tranh. Tại "Ngày hội Microsoft Office" diễn ra sng nay, 29/8, tại TP.HCM, từ kinh nghm hơn 15 năm t vấn cho hàng...